meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

GS Đặng Hùng Võ: Nhà ở xã hội chất lượng cao là hướng đi cần khuyến khích, hỗ trợ

Thứ sáu, 27/05/2022-08:05
“Nhu cầu về nhà ở vẫn là rất lớn, cực lớn, nhất là ở hai thành phố lớn là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các thành phố lớn khác. Nhà ở xã hội cũng như vậy. Nhìn về tương lai thì thế kỷ này cũng vấn là thể kỷ của nhà ở xã hội.”, Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chia sẻ.

Vấn đề quản lý và sử dụng đất đai, những bất cập và hạn chế của pháp luật về đất đai cần phải sửa đổi nhanh. Mục đích nhằm hạn chế tình trạng giá đất tăng vô tội vạ, bất chấp giá trị thật, tình trạng lãng phí tài nguyên vàng trong nhiều dự án “xí phần” đất và đắp chiếu mà thực chất là do năng lực thực hiện dự án yếu hoặc "găm" đất chờ sốt đất kiếm lời để lại nhiều hệ lụy.

Đây cũng là vấn đề mà người dân cũng như doanh nghiệp rất quan tâm. PV đã có cuộc phỏng vấn Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường - một chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực đất đai, xây dựng nhà ở xoay quanh vấn đề nêu trên.


Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Thưa ông, thực trạng quản lý, quy hoạch và chính sách sử dụng đất đai trong nhiều năm qua đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, thậm chí còn có mặt yếu kém nên dẫn đến tình trạng giá đất vượt xa giá trị thực và tình trạng đầu cơ trục lợi, làm giàu từ đất cũng như bần cùng hóa người bị thu hồi đất, nhất là nông dân. Theo ông, nguyên nhân chính là do đâu?

GS Đặng Hùng Võ: Theo tôi, lý do cơ bản nhất chính là tư duy về quản lý, sử dụng đất đai chậm đổi mới, thực chất là chưa theo kịp sự phát triển của thực tế cuộc sống và thị trường. Đáng lẽ khi tiến hành đổi mới toàn diện đất nước về kinh tế thì đồng thời chúng ta cũng phải đổi mới một lĩnh vực hết sức quan trọng này. Nhưng thực sự thì nhà nước hiện nay vẫn giữ tuy duy cũ, tức là vừa quản lý, vừa thao tác cụ thể, tức vừa đá bóng, vừa thổi còi. Đáng lẽ nhà nước chỉ cần làm tốt việc quản lý trong đó có việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất, ra các quyết định hành chính như thu hồi đất, cho thuê đất, giao đất, chuyển đổi mục đích sử dụng và thu tiền thu thuế đất nhưng hiện tại thì nhà nước làm cả. Đây là rào cản cho sự phát triển, là tư duy cũ, cần phải được khắc phục sớm.

Để điều tiết thị trường và nâng cao hiệu quả quản lý đất đai, nhất là bất động sản, ông có nói đến việc cần có một biểu thuế khoa học, công bằng, minh bạch và đủ mạnh để ngăn chặn tình trạng đầu cơ, lũng đoạn thị trường, thổi giá đất khiến người nghèo, người thu nhập thấp đã nghèo càng nghèo thêm, càng khó tiếp cận nhà ở?

GS Đặng Hùng Võ: Đúng như vậy. Việt Nam là nước xây dựng biểu thuế thấp nhất, có lẽ vào loại nhất thế giới. Thuế thấp vừa không không thể hiện giá trị thật của đất, nhất là sự phát triển của kinh tế xã hội và của thị trường bất động sản, làm thất thu lớn cho ngân sách và tạo kẽ hở cho tiêu cực. Rốt cuộc người có tiền do nắm quyền sử dụng đất đã giàu thì rất giàu, còn người nghèo, người thu nhập thấp vẫn rất khó để có được một căn nhà để ở, mà không an cư thì không thể lập nghiệp. Tôi cũng lưu ý rằng, các nước người ta công nhận quyền sử dụng tài sản là đất, nhà ở của tư nhân và người đánh thuế rất cao, thu ngân sách rất lớn. Mà thế mới là công bằng. Đánh thuế để điều chỉnh lợi ích và bảo đảm công bằng. Người nghèo chỉ có một chỗ ở thì không phải đóng thuế vì hiến pháp và chính sách quy định mọi người dân có quyền về chỗ ở. Nhưng anh có từ cái nhà thứ hai, thứ ba, thậm chí rất nhiều nhà thì phải đánh thuế cao. Tiền thuế ấy là để làm công ích.

Vậy theo ông, thuế đất hiện nay nên điều chỉnh thế nào?

GS Đặng Hùng Võ: Thuế nhận quyền sử dụng đất tùy theo loại đất, tùy theo địa lý, nhưng ít nhất phải 1-2%. Còn thuế nhà ở, đây là vấn đề cần được quan tâm điều chỉnh. Ở nước ngoài người ta đánh thuế rất cao. Ở Singapore là 10%, Malaysia, Thái Lan khoảng 4-5%. Ở ta cũng phải đánh thuế cao. Và quan trọng là trên tinh thần của Nghị quyết đại hội XIII của Đảng, Hội nghị Trung ương V khóa XIII và Quốc hội khóa XV càng cần nhanh chóng thể chế cơ chế chính sách và khung pháp lý để năng cao hiệu lực quản lý đất đai, nhà ở, trong đó có vấn đề trọng tâm là nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp.


Chủ trương phát triển nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp là một chủ trương đúng đắn và kịp thời.
Chủ trương phát triển nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp là một chủ trương đúng đắn và kịp thời.

Thưa ông, chiến lược phát triển nhà ở, trong đó có nhà ở xã hội, Chính phủ đặt ra mục tiêu xây dựng 5.000.000 căn, nhưng thực tế các dự án xây dựng chung cư cho người thu nhập thấp triển khai vẫn rất chậm. Theo ông rào cản chính là ở đâu?

GS Đặng Hùng Võ: Theo tôi, chủ trương phát triển nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp là một chủ trương đúng đắn và kịp thời. Nếu không có nhà thu nhập thấp thì hàng triệu cán bộ công chức viên chức, công nhân các khu công nghiệp sẽ không thể có được một căn nhà. Đơn giản là nếu chỉ căn cứ vào lương bình quân hàng tháng của một công nhân, mà họ không tiêu pha gì (điều đó là không thể) thì nói thật là cũng phải hàng cả chục năm, vài chục năm mới mua được căn hộ 30m2 chứ đừng nói căn hộ rộng hơn. Họ phải vay mượn người thân, phải vay ngân hàng thì mới có cơ hội có nhà.

Việc phát triển nhà ở xã hội muốn bền vững, hiệu quả thì cải cách thể chế và tư duy quản lý vẫn là quan trọng. Phải hoàn thiện khung pháp lý, cụ thể hơn là phải coi trọng và đầu tư trí tuệ và tài chính cho việc sửa luật, thậm chí ra luật mới. Rà soát lại hệ thống pháp luật sửa căn cơ, đồng bộ và tách bạch chức năng quản lý ra khỏi chức năng tác nghiệp để tránh vừa đá bóng vừa thổi còi như tôi nói ở trên.

Để gỡ về cơ chế, chính sách và tạo nguồn lực từ xã hội hóa để phát triển nhà ở xã hội, theo tôi nhà nước nên làm đúng chức năng quản lý và định hướng, nghĩa là khuyến khích doanh nghiệp và mội thành phần kinh tế có năng lực đề có thể tham gia. Nhà nước có quy hoạch đất cho nhà ở xã hội rõ ràng, doanh nghiệp có thể ứng tiền giải phóng mặt bằng thay cho nhà nước các thủ tục phải cải tiến để giải quyết các khâu thật nhanh thì để gỡ được nút thắt lâu nay là quỹ đất và ngân sách cho việc đền bù giải phóng mặt bằng. Ở đây cũng cần chú ý việc giao quyền đầy đủ cho Ủy ban nhân dân các cấp. Nhà nước, Trung ương chỉ nên tăng cường kiểm tra, giám sát và túyt còi khi có sai phạm, nên dành nhiều cho việc hoàn thiện thể chính sách, pháp luật phục vụ cho phát triển.

Nhu cầu về nhà ở vẫn là rất lớn, cực lớn, nhất là ở hai thành phố lớn là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các thành phố lớn khác. Nhà ở xã hội cũng như vậy. Nhìn về tương lai thì thế kỷ này cũng vấn là thể kỷ của nhà ở xã hội.

Xin trân trọng cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!

Trần Điệp
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

Đất đấu giá “hạ nhiệt” nhưng vẫn bán chênh cả tỷ đồng

Lãi suất “ghìm cương” nhà ở xã hội

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

2 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

4 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

5 ngày trước