Nasdaq và S&P 500 lao dốc sau số liệu GDP khả quan, Meta giảm sâu gần 25%
BÀI LIÊN QUAN
Chứng khoán Mỹ tăng phiên thứ 3 liên tiếp khi lợi suất hạ nhiệt, Dow Jones có thêm hơn 300 điểmChứng khoán Mỹ tăng điểm tích cực phiên đầu tuần, nhà đầu tư đợi kết quả kinh doanh Big TechChứng khoán Mỹ giảm phiên thứ hai liên tiếp giữa những bất ổn trên thị trường trái phiếuTheo Doanh nghiệp và Kinh doanh, thị trường chứng khoán Mỹ phiên ngày 27/10 diễn biến phân hóa sau khi số liệu GDP quý III công bố cho thấy mức tăng trưởng lớn hơn kỳ vọng và lạm phát cũng có dấu hiệu hạ nhiệt. Theo đó, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones đã tăng 194 điểm, tương đương 0,61%, đóng cửa ở 32.033 điểm. Đây đã là phiên tăng thứ 5 liên tiếp của chỉ số bao gồm 30 cổ phiếu bluechips này. Trong đó, công lớn thuộc về Caterpillar, McDonald’s và Honeywell sau khi các tập đoàn này công bố lợi nhuận cao hơn kỳ vọng.
Theo CNBC, có thời điểm Dow Jones đã tăng 549 điểm vào đầu phiên nhưng sau đó sa sút dần vào buổi sáng và buổi chiều.
Chỉ số S&P 500 đã giảm 0,61% xuống còn 3.807 điểm, chỉ số Nasdaq Composite mất 1,63% và dừng ở gần 10.793 điểm sau khi Meta cùng nhiều cổ phiếu công nghệ khác bị bán tháo.
Số liệu do Cục Phân tích Kinh tế Mỹ công bố sáng ngày 17/10 cho thấy, nền kinh tế lớn nhất thế giới đã tăng trưởng 2,6% trong quý III (tốc độ đã được chuẩn hóa theo năm) cao hơn so với tỷ lệ 2,3% mà các nhà kinh tế của Dow Jones dự báo.
Trong đó, một chỉ số giá được điều chỉnh để phản ánh thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng cho thấy mức tăng 4,1% trong quý III, thấp hơn đáng kể so với mức dự báo là 5,35 nhờ giá nhiên liệu giảm. Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân - thước đo lạm phát được Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ưa thích sử dụng cũng đã tăng 4,2% trong quý III thấp hơn đáng kể so với mức 7,2% trong quý II.
Ông Cliff Hodge, Giám đốc đầu tư tại Cornerstone Wealth nhận định, nền kinh tế tăng trưởng tốt đã giúp xoa dịu những lo ngại về suy thoái của các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, lạm phát cũng có dấu hiệu hạ nhiệt đồng nghĩa với khả năng Fed có thể sẽ giảm nhịp độ thắt chặt tiền tệ trong các cuộc họp tháng 11 và tháng 12 tới đây.
Trong phiên 27/10, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ các kỳ hạn 2, 10 và 30 năm đều đi xuống cho thấy các nhà đầu tư kỳ vọng mặt bằng lãi suất sẽ hạ nhiệt.
Ông Cliff Hodge đánh giá, báo cáo GDP công bố trong sáng nay là một tin vui về mọi mặt cho các tài sản rủi ro. Đặc biệt, ông đánh giá cao việc gia tăng của giá cả đã chậm lại và cho rằng đây là một dấu hiệu nữa cho thấy thời kỳ lạm phát tồi tệ nhất đã ở trong quá khứ.
Tuy nhiên, cổ phiếu công nghiệp vẫn tiếp đà bán tháo, kéo tụt thị trường chung. Theo đó, Meta (công ty sở hữu mạng xã hội Facebook) đã cắm đầu giảm 24,6% và rơi xuống dưới ngưỡng 100 USD/cp sau khi thông báo lợi nhuận quý III và dự báo doanh thu quý IV đều thấp hơn so với kỳ vọng của giới phân tích.
Theo Meta cho biết, tập đoàn này sẽ còn tiêu tốn nhiều tiền hơn trong năm sau để xây dựng vũ trụ ảo (metaverse). Khiến cho nhiều nhà phân tích đã hạ bậc khuyến nghị đối với cổ phiếu Meta sau chuỗi công bố kết quả kinh doanh.
Nhiều cổ phiếu công nghệ khác như Apple, Amazon, Netflix hay Microsoft cũng đều đóng cửa trong sắc đỏ. Trong khi đó, cổ phiếu công nghệ Twitter lại tăng nhẹ 0,66% ngay trước khi tỷ phú Elon Musk nắm quyền kiểm soát.
Bà Liz Young, Giám đốc chiến lược đầu tư tại công ty tài chính SoFi đánh giá những biến động của Dow Jones trong phiên 27/10 nhiều khả năng không phải là do số liệu GDP cao hơn kỳ vọng.
Bà Young cho rằng, việc GDP tăng trưởng 2,6% dã cho thấy nền kinh tế Mỹ chưa suy thoái trong quý III nhưng cũng không có nghĩa là sẽ không rơi vào suy thoái trong tương lai gần. Vị đại diện SoFi cũng chỉ ra rằng số liệu GDP tích cực là do "những khoản mục bất thường", bao gồm xuất khẩu tăng cao nhờ cuộc chiến giữa Nga và Ukraine, do vậy không phải là động lực bền vững.
Các nhà kinh tế của Bank of America kỳ vọng Fed sẽ tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản sau cuộc họp vào ngày 2-3/11 tới đây, đồng thời ra tín hiệu cho thấy tốc độ tăng lãi suất sẽ chậm lại trong tháng 12.
Cổ phiếu lao dốc, công ty mẹ Facebook rời nhóm 20 doanh nghiệp lớn nhất thế giới
Tính trong năm 2022, vốn hóa của Meta - công ty mẹ Facebook đã bốc hơi 677 tỷ USD - một con số khổng lồ. Như vậy, Meta đã chính thức bị loại khỏi hàng ngũ 20 công ty lớn nhất thế giới.
Thời điểm đầu năm nay, Meta là công ty lớn thứ 6 của Mỹ tính theo vốn hóa. Giá trị thị trường khi đó của công ty này vào khoảng 1.000 tỷ đồng. Chỉ sau 10 tháng, vốn hóa của Meta hiện còn khoảng 263 tỷ USD - xếp vị trí 26 thế giới.
Bloomberg cho biết, giá trị thị trường của Meta hiện nhỏ hơn so với các công ty khác như Chevron, Eli Lilly và Procter & Gamble.
Từng được coi là con cưng của Phố Wall, Meta giờ đây đang mất dần sự quan tâm của các công ty môi giới. Ít nhất là 3 ngân hàng đầu tư bao gồm Morgan Stanley, Cowen và KeyBanc Capital Markets đã hạ triển vọng cổ phiếu của công ty này.
Mặc dù cú lao dốc trong phiên ngày 27/10 khá mạnh nhưng nó vẫn chưa thể so được với đợt giảm điểm kỷ lục vào tháng 2/2022. Cổ phiếu của Meta thời điểm đó đã mất tới 26% do kết quả kinh doanh tồi tệ. Đồng thời vốn hóa của công ty còn bị thổi bay 251 tỷ USD - mức giảm lớn nhất đối với bất kỳ công ty nào của Kỹ kể từ trước đến nay.
Đà đi xuống của Meta trong năm nay đã thu hút các nhà đầu tư giá trị, những người mua các cổ phiếu đang cắm đầu kỳ vọng giá sẽ sớm bật tăng trở lại. Tuy nhiên, chưa có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy nhóm nhà đầu tư này sẽ sớm hái quả ngọt.