meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Lời Đức Phật dạy có 3 cái KHỔ trong đời: Cái nào bạn chưa từng trải qua?

Thứ sáu, 09/09/2022-10:09
Đức Phật có dạy rằng “Đời là bể khổ” - cái khổ trong đời chính là 3 cái khổ to nhất, khổ nào là tự nhiên, khổ nào là chúng ta tự chuốc lấy và khổ nào lớn hơn so với khổ nào?

Khổ tự nhiên - cái khổ đầu tiên trong đời

Theo Phật giáo, khổ tự nhiên giống như đói quá, no quá hay lạnh quá,... những ai sinh ra trên đời từ Phật tử cho đến chúng sinh thì đều phải có. Có thể thấy, khổ này là cực kỳ quý giá và đó chính là món quà mà tạo hóa đã ban tặng cho mỗi người. Nếu như không có khổ này thì nó sẽ trở thành cục đá và không có cảm giác biết nóng lạnh,... Những cái khổ này được xem là tự nhiên và cực kỳ cần thiết, nó giống như bản năng sinh tồn ở trong đời sống và giúp cho mỗi con người của chúng ta biết rõ về mức nguy hiểm đến tính mạng để mà tránh. Một khi biết sống nghĩa là bạn biết trân quý giá trị của cái khổ này ở trong cuộc đời.



Đức Phật có dạy rằng “Đời là bể khổ” - cái khổ trong đời chính là 3 cái khổ to nhất, khổ nào là tự nhiên, khổ nào là chúng ta tự chuốc lấy và khổ nào lớn hơn so với khổ nào?
Đức Phật có dạy rằng “Đời là bể khổ” - cái khổ trong đời chính là 3 cái khổ to nhất, khổ nào là tự nhiên, khổ nào là chúng ta tự chuốc lấy và khổ nào lớn hơn so với khổ nào?

Khổ quả - nỗi khổ của những bất thiện trong quá khứ

Lời Phật có dạy rằng, khổ quả này chính là hậu quả của những nhân bất thiện ở trong quá khứ. Khổ này cũng biểu hiện luật nhân quả từ đó giúp cho mọi người có thể nhìn  nhận những nghiệp nhân sai làm của bản thân đã tạo ra trước đây. Từ đó để có thể điều chỉnh lại nhận thức cũng như hành vi của bản thân. Cái khổ này mang lại tính giáo dục rất cao từ đó giúp cho mọi người có thể tiến hóa trên đường giác ngộ và giải thoát. Trong cuộc sống này, nếu như không có khổ quả thì không ai có thể biết được bản thân mình đã sai lầm lớn đến mức nào. 

Khổ ảo - là nỗi khổ ảo tưởng vốn không có thật

Đức Phật có nói rằng, khổ ảo chính là sự ảo tưởng của con người vốn dĩ không có thật. Nỗi khổ này mới chính là Khổ đế mà chính Đức Phật nói đến ở trong Tứ diệu đế - nó cũng khổ hơn cả hai loại khổ ở trên nên mới được gọi là khổ đế. Nỗi khổ này có thể chấm dứt hay đoạn tận không chẳng còn sự ảo tưởng tham - sân - si. Một khi nhầm lẫn khổ đế với nỗi khổ tự nhiên hay khổ quả thì là không đúng. Khổ bởi dục ái và hữu ái, phi hữu ái cũng sẽ hình thành nên khổ khổ, hoại khổ, hành khổ, khổ đế. Như thế, cả ba loại khổ đế này đều do sự ảo tưởng tạo ra nên mới được gọi là khổ ảo. 


Khổ tự nhiên giống như đói quá, no quá hay lạnh quá,... những ai sinh ra trên đời từ Phật tử cho đến chúng sinh thì đều phải có. Có thể thấy, khổ này là cực kỳ quý giá và đó chính là món quà mà tạo hóa đã ban tặng cho mỗi người
Khổ tự nhiên giống như đói quá, no quá hay lạnh quá,... những ai sinh ra trên đời từ Phật tử cho đến chúng sinh thì đều phải có. Có thể thấy, khổ này là cực kỳ quý giá và đó chính là món quà mà tạo hóa đã ban tặng cho mỗi người

Cho dù ảo tưởng có thể tạo ra nhưng một khi nó được hình thành kết quả thì nó lại trở thành khổ quả thât. Lấy ví dụ rằng, do tưởng tượng mà sợ ma nhưng một khi đã sợ hãi lại sinh ra chứng mất ăn mất ngủ. Vậy nên từ khổ ảo của tâm sinh ra khổ thực trên thân rồi từ đó trở thành khổ thọ. 
 
Thực tế cho thấy, nếu như ảo tưởng biến mất thì khổ ảo cũng sẽ biến mất theo và chỉ còn di chứng trên bản thân con người mà thôi. Lấy ví dụ như người thấy sợi dây mà nhầm tưởng đó là con rắn thì nỗi sợ hãi, lo âu phát sinh nên thần kinh trở nên căng thẳng mà khổ. Nhưng khi nhìn lại thấy đó là sợi dây thì toàn bộ ảo ảnh cùng với những ảnh hưởng đó của chúng cũng sẽ chấm dứt đi. Vậy nên cái khổ này chính là khổ có thể chấm dứt được bằng cách quán chiếu và thấy được nó chỉ là bởi ảo tưởng của bản thân sinh ra mà thôi. 

Khổ đế cũng cần phải được hiểu cho đúng. Có nhiều người cứ lầm tưởng khổ đế chính là khổ tự nhiên hoặc đó là khổ quả nên cố tu để có thể mong thoát ra được 2 loại khổ này - như thế thì chẳng khác nào là gỗ đá. Đến khi nào chúng ta thấy khổ bởi ảo tưởng sinh ra thì lúc đó mới có thể chấm dứt được ảo tưởng của bản ngã. Dĩ nhiên thì cũng không còn hiện hữu cái khổ đế đó nữa. Nhưng lúc đó mới thấy được cái khổ tự nhiên một cách chính xác hơn mà tránh xa. 

Lấy ví dụ, uống một chút rượu cũng đã thấy rõ được tác hại của nó ngay nên không dẫn đến con đường nghiện ngập hay tránh được bệnh tật. Hay khi có khổ quả thì biết lý do mình tạo ra nên không còn oán than ai khác. Vậy nên, chỉ có thể chấm dứt cái khổ bởi ảo tưởng tạo ra mà Đức Phật gọi khổ đế thôi chứ không mong cầu thoát được cái khổ tự nhiên hay là khổ quả. Đó cũng chính là chỗ nhầm lẫn lớn đối với việc tu tập. Một khi đã nhầm lẫn như thế thì sự tu tập sẽ hướng đến việc hủy diệt sự thật chứ không phải là hủy diệt bản ngã gây nên sự ảo tưởng. 



Đức Phật có nói rằng, khổ ảo chính là sự ảo tưởng của con người vốn dĩ không có thật, nỗi khổ này mới chính là Khổ đế mà chính Đức Phật nói đến ở trong Tứ diệu đế - nó cũng khổ hơn cả hai loại khổ ở trên nên mới được gọi là khổ đế
Đức Phật có nói rằng, khổ ảo chính là sự ảo tưởng của con người vốn dĩ không có thật, nỗi khổ này mới chính là Khổ đế mà chính Đức Phật nói đến ở trong Tứ diệu đế - nó cũng khổ hơn cả hai loại khổ ở trên nên mới được gọi là khổ đế

Con người chúng ta cũng nên phân biệt được giữa nhân và quả, có cái khổ tâm vô nhân dị thục - đó gọi là thọ ưu nhưng vẫn là khổ quả chứ không phải là tâm sân thuộc nhân tạo tác. Cái thân có cá tri giác thấy, nghe, ngửi và nếm - lúc này xúc giác biết chính là biểu hiện của tâm vô nhân dị thục và có các cảm thọ lạc - khổ - hỷ - ưu - xả nên khi tiếp xúc với một đối tượng nào đó cũng do  tâm dị thục bất thiện mà khổ ưu tự sinh mà không phải bởi nhân tạo.  Thực tế cho thấy, nếu như không có tâm vô nhân dị thục thì cũng chẳng có thân này. Và ngay cả báo thân của Phật cùng các bậc thánh cũng là từ tâm vô nhân dị thục mà có. Vậy nên các Ngài vẫn có các cảm thọ khổ ưu. Và nhân quả ở trong nghiệp báo cũng chính là hệ luận của ngân quả tự nhiên nên nỗi khổ quả cũng vẫn có tính chất vô cùng tự nhiên mà chỉ  khác ở chỗ vô tình hay hữu tình. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

Mức độ quan tâm tìm kiếm chung cư Hà Nội giảm 47%: Nhiều nhà đầu tư đã nhanh chân "chốt lời”?

2 giờ trước

Nghịch lý về giá nhà ở xã hội giá ngang nhà thương mại

2 giờ trước

TP. HCM: Siết chặt xử phạt hành vi xả rác, vẽ bậy gây mất mỹ quan đô thị

2 giờ trước

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

1 ngày trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

1 ngày trước