Cảm niệm lời Đức Phật dạy về “cách sống” ở đời: Những người kém duyên, vận khí xấu đều có chung một khuyết điểm
BÀI LIÊN QUAN
Thấu tỏ lời Đức Phật dạy về sự “hiểu lầm” hay bị “đổ oan”: Oan ức thay vì bày tỏ, hãy im lặng làm tốt việc của mình!Đức Phật chỉ dạy: Ngàn vạn ĐẠO NGHĨA trên đời, đạo nào sâu bằng duyên phận vợ chồng?Cảm niệm lời Đức Phật dạy về "duyên nợ tình yêu": Duyên đến duyên đi, vạn sự tùy duyên!Theo Phật giáo, trong cuộc sống này, đa phần mọi người đều sống gấp, sống vội. Ngay cả khi trong giao tiếp hàng ngày thì họ cũng sống khá vội vàng và không cho nhau cơ hội đều chậm rãi nói hết lòng mình. Tuy nhiên, trên thực tế thì nếu như chúng ta để tâm quan sát sẽ thấy được rằng những người thành công trong xã hội này thường không phải là kiểu người mồm miệng nhanh nhẹn mà ngược lại là họ đều biết lắng nghe. Vậy nên, muốn học cách lắng nghe thì tốt nhất mỗi người cần có 3 yếu tố dưới đây:
Yếu tố 1: Để cho đối phương có thể cảm nhận được sự tôn trọng
Trong cuộc sống này, mỗi người đều mong muốn nói về mình và để người khác có thể hiểu về bản thân của mình. Lúc này chúng ta sẽ thường thích thẻ hiện bản thân và muốn lắng nghe người khác nói. Nhưng đây cũng chính là những điều tối kỵ trong nghệ thuật giao tiếp. Khi giao tiếp với mọi người thì đa phần chúng ta sẽ thích hùng biện bản thân mà quên đi yếu tố quan trọng đó chính là dùng tâm để học cách lắng nghe. Một khi bạn dụng tâm lắng nghe thì bạn mới khiến cho người khác cảm nhận được sự tôn trọng của bạn dành cho họ.
Giác ngộ 3 chữ “biết” theo lời Đức Phật dạy: Nó bao gồm những gì?
Đức Phật dạy chỉ có buông xả thì lòng ta mới được rộng mở, ai đó nói gì không vừa ý thì cứ bỏ qua chứ đừng cố chấp. Nếu như ai đó làm điều gì xúc phạm cũng sẽ dễ dàng tha thứ, có giận có buồn thì cũng chỉ nên vài giờ mà thôi.Thấu tỏ lời Đức Phật dạy về sự “hiểu lầm” hay bị “đổ oan”: Oan ức thay vì bày tỏ, hãy im lặng làm tốt việc của mình!
Trong cuộc sống này, khi bị hàm oan, người tin bạn dù bạn không mở miệng thì học cũng tin, còn những người không muốn tin thì họ cũng chỉ muốn nghe những gì mà họ nghĩ.Yếu tố 2: Hãy để đối phương cảm nhận được bạn đang hiểu họ
Có thể thấy, trong cuộc sống này nhiều người giao tiếp mà chỉ để nội dung nhưng quên đi cảm xúc của đối phương. Chính vì thế hãy học cách lắng nghe mà còn dùng con tim để cảm nhận. Chỉ có như thế thì khi đưa ra lời nhận xét hay kiến nghị nào đó thì mới khiến cho đối phương cảm nhận được rằng chúng ta hiểu họ.
Yếu tố 3: Mang đến cảm ứng cho người khác chứ không phải là chứng minh bản thân đang có cảm hứng
Hiện nay, có nhiều người nhầm lẫn cho rằng trong nghệ thuật giao tiếp thì chỉ cần biểu đạt ra ưu điểm, sở trường của mình và chỉ có như thế thì mới nhận được sự hoan nghênh của người. Thực tế cũng đã chứng minh được điều ngược lại đó là khi bạn dùng hết khả năng của bản thân để suy nghĩ xem bạn phải biểu đạt như thế nào để thể hiện rằng bạn đang có hứng thú và phải nói làm sao để cho đối phương cảm nhận được bạn là người thấu hiểu, hài hước và thông minh.