meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Kỳ vọng chủ trương xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp

Thứ tư, 03/08/2022-07:08
Chính vì những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai nhà ở xã hội nên đến nay cả nước mới hoàn thành hơn 300 dự án tại khu vực đô thị với quy mô chưa đến 160.000 căn.

Lý do doanh nghiệp “ngại” triển khai dự án nhà ở xã hội

Tại Hội nghị thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân và người thu nhập thấp diễn ra đầu tháng 8/2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương xây dựng để án đầu từ để có thêm ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, lộ trình đến năm 2030.

Trong khi đó, theo ông Nguyễn Thanh Nghị, Bộ trưởng Bộ Xây dựng, cần sửa đổi Luật nhà ở năm 2014 để đồng bộ với Luật Đất đai, Luật thuế và Luật Đấu thầu sửa đổi để có những quy định cụ thể về điều kiện thụ hưởng, quy hoạch quỹ đất phát triển nhà ở xã hội cũng như có cơ chế ưu đãi của Nhà nước để lựa chọn chủ đầu tư dự án.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng cũng chia sẻ kinh nghiệm ở một số nước như Hàn Quốc, Trung Quốc hay Singapore đều đẩy mạnh phát triển nhà ở cho thuê thông qua các hình thức trực tiếp đầu tư công hoặc có chính sách hỗ trợ người dân thuê, mua nhà ở xã hội.


Đến nay cả nước mới hoàn thành hơn 300 dự án tại khu vực đô thị với quy mô chưa đến 160.000 căn. Ảnh: Bảo Nguyên
Đến nay cả nước mới hoàn thành hơn 300 dự án tại khu vực đô thị với quy mô chưa đến 160.000 căn. Ảnh: Bảo Nguyên

Đơn cử như tỉnh Bình Dương, nơi có nhiều khu, cụm công nghiệp cùng với sự tập trung cư dân từ khắp nơi chuyển về sinh sống nhưng khả năng mua được căn hộ đối với nhiều người lao động thu nhập thấp rất khó. Để giải quyết bài toán trên, tỉnh Bình Dương đã kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng mô hình phát triển nhà ở an sinh xã hội trên cơ sở quỹ đất đã được quy hoahcj các khu công nghiệp với giá bán ưu đãi khoảng 120 – 180 triệu đồng/căn, kết hợp với các chính sách hỗ trợ cho vay lãi suất thấp để người lao động có khả năng tiếp cận.

Nhìn nhận từ mục tiêu “xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp”, chuyên gia kinh tế Phạm Văn Hải cho rằng, để các địa phương đều có thể triển khai xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, người lao động như tỉnh Bình Dương là rất khó. Bởi thực tế, việc xây nhà xã hội trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn, nhất là thủ tục đầu tư xây dựng. Dự án nhà ở xã hội được miễn tiền sử dụng đất nhưng vẫn phải thực hiện tính tiền sử dụng đất, phải xác định giá trước khi bán hoặc cho thuê, mua nhà ở xã hội đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách phải được các cơ quan cấp tỉnh thẩm định, phê duyệt dẫn đến kéo dài thời gian.

Chưa kể, các dự án nhà ở xã hội phải dành tối thiểu 20% diện tích để cho thuê, chủ đầu tư chỉ được bán sau 5 năm. Tuy nhiên trên thực tế nhiều dự án không cho thuê được, nhiều căn hộ bỏ không dẫn đến chủ đầu tư không thu hồi được vốn. Ngoài ra, lợi nhuận định mức của toàn bộ dự án nhà ở xã hội không được vượt quá 10% tổng chi phí đầu tư khiến nhiều doanh nghiệp cũng e dè khi xây dựng, triển khai dự án.


Lợi nhuận định mức của toàn bộ dự án nhà ở xã hội không được vượt quá 10% tổng chi phí đầu tư khiến nhiều doanh nghiệp cũng e dè khi xây dựng, triển khai dự án. Ảnh: Bảo Nguyên
Lợi nhuận định mức của toàn bộ dự án nhà ở xã hội không được vượt quá 10% tổng chi phí đầu tư khiến nhiều doanh nghiệp cũng e dè khi xây dựng, triển khai dự án. Ảnh: Bảo Nguyên

“Qua làm việc với các doanh nghiệp, tập đoàn cho thấy họ đều mong muốn có những chính sách ưu đãi để phát triển nhà ở xã hội cho người lao động và công nhân. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội thì Chính phủ, các Bộ ngành và địa phương giảm bớt các thủ tục đầu tư và có phương án phân phối hiệu quả”, vị chuyên gia kinh tế chia sẻ.

Những việc cần làm ngay để đạt được kỳ vọng

Chia sẻ về cơ hội phát triển dự án nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động, người có thu nhập thấp, TS Lê Bá Chí Nhân (chuyên gia kinh tế) cho biết, hiện nay nhu cầu nhà ở xã hội rất lớn trong khi giá thành thì cao.

Nhiều địa phương, thậm chí là TP Hồ Chí Minh muốn phát triển nhà ở xã hội nhưng không thể triển khai như kỳ vọng bởi nếu bỏ tiền ngân sách đầu tư thì GDP sẽ giảm so với cùng kỳ năm trước. Trong khi nếu kêu gọi chủ đầu tư xây dựng nhưng lợi nhuận không cao khiến doanh nghiệp chẳng “mặn mà”. Thế nên mới có chuyện bàn mãi, nhưng chẳng giải quyết được bài toán nan giải này.

Ông Nhân lấy ví dụ ở quốc gia tương đồng như Việt Nam là Singapore, họ xây dựng những khu nhà ở xã hội dành riêng cho công nhân, những người có thu thập thấp ở trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 năm. Đến khi họ mua được nhà sẽ nhượng lại nhà ở xã hội này cho những người có hoàn cảnh khó khăn khác ở và tích luỹ vốn mua nhà mới.


Giới chuyên gia cho rằng cần có những cơ chế hỗ trợ như trích ra quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội. Ảnh: Bảo Nguyên
Giới chuyên gia cho rằng cần có những cơ chế hỗ trợ như trích ra quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội. Ảnh: Bảo Nguyên

“Để làm được điều này, Singapore quản lý người lao động bằng thẻ điện tử nên có thể nắm được dòng thu thập của mỗi cá nhân. Còn ở Việt Nam vẫn có thói quen dùng tiền mặt nên rất khó kiểm soát được nguồn tiền và nhu cầu thực của mỗi người”, vị chuyên gia kinh tế cho hay.

Theo TS Lê Bá Chí Nhân, Việt Nam là quốc gia đang trên đà phát triển nên nhu cầu về nhà ở rất lớn. Để không bị tách biệt quá lớn giữa người giàu và người nghèo thì cần có những cơ chế hỗ trợ như trích ra quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội. Nhà nước, chủ đầu tư và người dân cũng cần biết chia sẻ, hỗ trợ nhau để việc triển khai và sử dụng nhà ở xã hội hiệu quả hơn.

“Để thu hút doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội thì cần ưu tiên giảm tiền thuê đất, kéo dài thời gian trả lãi, giảm bớt thủ tục rườm rà, “râu ria”… là những cái cần làm ngay. Để giảm thiểu thủ tục hành chính theo tôi nên đăng ký các thủ tục qua mạng điện tử và công khai thông tin để chủ đầu tư nắm được lộ trình giải quyết dự án”, ông Nhân nói và nhận mạnh đây sẽ là điểm sáng để có thể xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp như kỳ vọng của Chính phủ.

Nhiều chuyên gia cũng kiến nghị, do tốc độ phát triển nhanh hơn luật ban hành ra nên Việt Nam cần phải cập nhật, bổ sung các Thông tư, Nghị Định cho phù hợp với thực tiễn. Hàng năm Nhà nước cần có khảo sát thực hiện, thảo luận cùng với những chuyên gia về luật, chuyên gia kinh tế để biết chúng ta đã làm được cái gì và cần làm tiếp những vấn đề nào để đạt được định hướng đến năm 2030 mà Thủ tướng Chính phủ đặt ra.

Bảo Nguyên
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Chuyên gia dự báo, đầu tư căn hộ cho thuê sẽ tiếp tục tăng trưởng

Thị trường chung cư cuối năm: Môi giới liên tục mời bán giá cao nhưng chủ yếu "hỏi để đấy"

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "nằm im" trong cuộc đua phục hồi

Cho vay mua nhà dự kiến sẽ tăng trưởng 15% trong năm 2025

Hà Nội: Năm 2025 nguồn cung căn hộ bất ngờ giảm nhẹ

4.000 căn nhà ở xã hội sắp “đổ bộ” thị trường: Giá nhà Hà Nội sẽ hạ nhiệt vào cuối năm 2025?

Đề xuất phá sản doanh nghiệp yếu kém: Nguy cơ lớn với các “chúa chổm” bất động sản

Hà Nội: Chung cư chưa có sổ giá cao nhưng không còn hấp dẫn như trước

Tin mới cập nhật

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

8 giờ trước

Chuyên gia dự báo, đầu tư căn hộ cho thuê sẽ tiếp tục tăng trưởng

8 giờ trước

Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm từ năm 2025

8 giờ trước

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

8 giờ trước

Các quỹ ETF tiền điện tử giảm gần 700 triệu USD do Fed cắt giảm lãi suất

1 ngày trước