meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Cần nâng "chất" cho nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân

Thứ hai, 01/08/2022-16:08

Đề xuất cho doanh nghiệp mua nhà ở xã hội

Tại "Hội nghị thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp" diễn ra sáng 1/8, Chủ tịch HĐQT Vinhomes Phạm Thiếu Hoa cho biết, việc triển khai nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp không mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp nhưng có ý nghĩa xã hội to lớn.


Việc triển khai nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp không mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp nhưng có ý nghĩa xã hội to lớn.
Việc triển khai nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp không mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp nhưng có ý nghĩa xã hội to lớn.

Để đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân theo ông Thiếu Hoa, điều này ngoài sự nỗ lực của doanh nghiệp rất cần Chính phủ, các Bộ, Ngành, địa phương đồng hành và hỗ trợ các doanh nghiệp.

Chủ tịch Vinhomes cho biết doanh nghiệp phấn đấu 5 năm tới sẽ đầu tư 500.000 căn nhà ở xã hội. Tuy nhiên, ông Phạm Thiếu Hoa đề xuất, chủ doanh nghiệp có đất hoặc thu mua đất làm nhà ở xã hội xin được cơ chế chỉ định thầu, chứ không đấu thầu, còn các chỉ tiêu do cơ quan nhà nước phê duyệt.

Bên cạnh đó, liên quan đến vấn đề quy hoạch, ông Phạm Thiếu Hoa thông tin, hiện nay, các đề án có nhà ở xã hội liên quan đến các chỉ tiêu mới về diện tích nhà ở xã hội từ 25-70 m2. Do vậy tất cả các đề án quy hoạch, quy hoạch chi tiết 1/500 phải điều chỉnh lại vì sẽ tăng chỉ tiêu dân số, tăng cả tiện ích xã hội, tiện ích hạ tầng xã hội,… Điều này dẫn đến phải điều chỉnh quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết, nhưng nếu làm sẽ rất lâu.

“Chúng tôi đề nghị Chính phủ vào cuộc, cho phép song song với các địa phương điều chỉnh quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết thì cho phép doanh nghiệp tài trợ hoặc tham gia vào điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 các dự án nhà ở xã hội để đẩy nhanh tiến độ, còn các chỉ tiêu, quy hoạch về dân số, hạ tầng do các cơ quan nhà nước phê duyệt chứ doanh nghiệp không gia vào việc này”, ông Phạm Thiếu Hoa đề xuất.

Cũng theo Chủ tịch Vinhomes, hiện nay còn tồn tại một vấn đề đó là thủ tục phê duyệt dự án nhà ở xã hội rất lâu. “Chúng tôi được biết qua thông tin của các sở, ngành là tối thiểu 600 ngày hoặc dài hơn. Nên đề nghị những bước nào làm song song được thì cho song song như hồ sơ đấu thầu công khai, lựa chọn nhà đầu tư… Chúng ta có thể rút ngắn xuống từ 90 đến 120 ngày để các địa phương công bố các đề án, dự án nhà ở xã hội, các doanh nghiệp tham gia nộp hồ sơ. Song song với đó, chính quyền thực hiện quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết 1/500, với tinh thần rút ngắn thủ tục hành chính, có cơ chế, chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho các nhà đầu tư làm nhà ở xã hội bình đẳng, trung thực với các đơn vị, doanh nghiệp tham gia đầu tư”, ông Hoa nói.

Còn theo ông Đặng Minh Trường, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Sun Group, việc phát triển nhà ở xã hội là một trong những chính sách nhân văn của Nhà nước ta nhằm giải quyết nhu cầu nhà ở cho đối tượng là hộ nghèo, người lao động, công nhân và người có thu nhập thấp.


Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Sun Group Đặng Minh Trường. Ảnh VPG
Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Sun Group Đặng Minh Trường. Ảnh VPG

Để công tác triển khai dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân được diễn ra nhanh chóng và thuận lợi, ông Trường đề xuất, về đối tượng được mua nhà ở xã hội, theo quy định tại Điều 49 của Luật Nhà ở thì đối tượng mua nhà ở xã hội gồm 10 đối tượng là cá nhân mua nhà ở xã hội. Tuy vậy, quy định này trong thời gian qua đã hạn chế nguồn cầu về nhà ở xã hội. “Do vậy, chúng tôi xin kiến nghị mở rộng đối tượng được mua nhà ở xã hội đối với tổ chức (có thể là doanh nghiệp) mua nhà ở xã hội để cho cá nhân, người lao động có thu nhập thấp thuê mua hoặc thuê dài hạn hoặc bán cho người lao động của chính doanh nghiệp đó mà có nhu cầu với giá ưu đãi”, ông Trường đề xuất dựa trên thực tế của doanh nghiệp triển khai trong thời gian qua.

Bên cạnh đó, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sun Group cho biết, địa phương đã bố trí quỹ đất dành cho nhà ở xã hội đảm bảo nhu cầu của địa phương, thì cũng mong các bộ, ngành xem xét không cần bố trí thêm quỹ đất nhà ở xã hội đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị. “Đối với trường hợp này, doanh nghiệp được phép đóng tiền sử dụng đất phải nộp đối với quỹ đất 20% nhà ở xã hội, đồng thời, phân quyền cho địa phương là cơ quan có thẩm quyền chấp thuận”, ông Trường đề xuất

Cần sự “đấu nối” của Nhà nước

Theo Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang, vấn đề nhà ở xã hội, nhất là nhà ở cho công nhân là vấn đề rất cần quan tâm để bảo đảm hoàn thiện chính sách ưu đãi.

Theo ông Nguyễn Đình Khang, qua thực tiễn triển khai đề án xây dựng thiết chế công đoàn tại khu công nghiệp, khu chế xuất trong thời gian vừa qua, tôi thấy một số vấn đề.

Thứ nhất, đến nay chính sách phát triển nhà ở xã hội chỉ đề cập đến đối tượng trong khu công nghiệp, chưa có sự tham gia của các đối tượng khác, trong khi đó lại có các thành phần khác tham gia rất tích cực. “Tôi lấy ví dụ như toàn bộ các nhà trọ cho công nhân đang toàn bộ do người dân tham gia vào. Trong các quy định hiện hành chưa có quy định nào có sự tham gia của người dân. Mà số lượng này tại công khu công nghiệp, khu chế xuất đa phần là nhà trọ tự phát của người dân”, ông Khang nói.


Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang. Ảnh: Lao Động
Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang. Ảnh: Lao Động

Thứ hai, ông Khang cho rằng, hiện nay nhà ở, đặc biệt nhà ở xã hội, chính là một phần cấu thành của công tác xã hội, rất cần sự tham gia, hỗ trợ của Nhà nước như kinh nghiệm tại một số nước như Singapore, Hàn Quốc… có sự tham gia của đầu tư công, hoặc giao cho doanh nghiệp Nhà nước đầu tư, nhưng rất cần có sự tham gia của Nhà nước.

Do vậy, theo Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, muốn phát triển nhà ở xã hội nhất là nhà ở cho công nhân, chúng ta cần xác định: đối với các hệ thống cơ chế chính sách cho doanh nghiệp để doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thương mại đặt ra vừa rồi nhưng phát triển chưa mạnh, tình trạng thiếu nhà ở, nhất là nhà ở xã hội. Đối với thành phần là người dân tham gia vào nhà ở xã hội, nhà ở, nhà trọ cho công nhân rất cần có bàn tay của Nhà nước cũng như sự vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền địa phương để bảo đảm cho nhà trọ có tiêu chuẩn, có mật độ… Tất cả những nội dung đó để bảo đảm huy động được các nguồn lực từ nhân dân cả về tiền bạc, đất đai để tham gia phát triển nhà ở xã hội.

Thứ ba, các địa phương đang có điều kiện, cân đối được chính sách để phát triển nhà ở xã hội. “Đặc biệt, chúng tôi muốn nhà ở cho công nhân là nhà thuê, không phải công nhân nào cũng có thể mua ngay được nhà”, ông Khang nói.

Cũng theo ông Khang, khi đã xác định được các thành phần như thế, việc sửa đổi cơ chế chính sách, sửa đổi các luật đi theo mới đồng bộ được. Đây là cái chung. Còn cái riêng là sự vào cuộc của địa phương, bởi phải có quỹ đất dành cho phát triển nhà ở xã hội. Cái thứ hai là từ quỹ đất ấy thì cần có quy hoạch. Quy hoạch rất mất thời gian. Qua thực tiễn vừa rồi, triển khai một số dự án tại địa phương, chúng tôi thấy việc sửa một quy hoạch phân khu, chi tiết rất mất thời gian.

Một vấn đề khác được Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam nhắc tới đó là vấn đề giải phóng mặt bằng. "Nhiều khi các địa phương chưa chuẩn bị, chưa tách được gói giải phóng mặt bằng riêng dẫn tới triển khai các dự án chậm. Cùng với đó là các tiện ích, đấu nối hạ tầng để triển khai các dự án nhà ở xã hội" - ông Khang nói.


Có thể nâng nhà trọ lên thành một chính sách để người dân có điều kiện sẽ chuyển đổi thành nhà hiện đại hơn, quy mô tốt hơn, đời sống tốt hơn
Có thể nâng nhà trọ lên thành một chính sách để người dân có điều kiện sẽ chuyển đổi thành nhà hiện đại hơn, quy mô tốt hơn, đời sống tốt hơn

Cũng nêu quan điểm về việc phát triển nhà ở cho công nhân, Chủ tịch Tập đoàn Bitexco Vũ Quang Hội đề xuất có thể nâng nhà trọ lên thành một chính sách để người dân có điều kiện sẽ chuyển đổi thành nhà hiện đại hơn, quy mô tốt hơn, đời sống tốt hơn. Để làm được điều này, chúng ta có thể đẩy nhanh quá trình nghiên cứu làm sao 1 tuần ra được chính sách thì chỉ trong vòng 2 năm là có thể giải quyết được vấn đề nhà ở.

Các đối tượng được đưa ra ở hội nghị chỉ ghi là nhà ở xã hội và nhà ở cho công nhân. Sau 25 năm phát triển CNH-HĐH đất nước, ở thời điểm này là nền kinh tế tri thức gắn với các khu công nghệ cao rất nhiều. Chính vì vậy, theo ông Hội, đối tượng cần mở ra là trí thức, kỹ sư, chuyên gia kỹ thuật, chuyên gia cao cấp… “Chúng ta mở rộng đối tượng để xây các khu nhà cao cấp hơn, để các chuyên gia có thể thuê dài hạn hoặc thuê-mua. Có thể chính sách này sẽ thu hút các doanh nghiệp lớn vào cuộc và cùng với chính quyền để thực hiện. Nhưng quan trọng nhất là giờ Chính phủ phải có một nhóm xuống làm việc cùng với các doanh nghiệp để nghiên cứu những gì còn đang vướng, đang khó để tháo gỡ”, ông Hội đề xuất.

Và để làm được điều này, ông Hội cho rằng Chính phủ cần tạo điều kiện để doanh nghiệp có thể có một đầu mối, một cơ quan đưa ra quyết định để có thể đóng góp tốt cũng như tham gia được kể cả việc thu hồi vốn, ưu đãi.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm từ năm 2025

Bảng giá đất mới của Hà Nội: Cần kiểm soát hiệu quả, ngăn chặn tình trạng đầu cơ

Thủ tục pháp lý “cản bước” M&A bất động sản

Chuyên gia: Một lượng vốn khổng lồ vẫn đang “luẩn quẩn” ở thị trường bất động sản miền Bắc

Cuộc sống người dân đảo lộn vì cứ cuối năm lại đào xới vỉa hè

"Chìa khóa" giải quyết tình trạng thổi giá rồi khuyến mại

Các sàn giao dịch bất động sản không đủ điều kiện sẽ bị “xóa sổ” từ 31/12

Tin mới cập nhật

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

20 giờ trước

Chuyên gia dự báo, đầu tư căn hộ cho thuê sẽ tiếp tục tăng trưởng

20 giờ trước

Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm từ năm 2025

20 giờ trước

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

20 giờ trước

Các quỹ ETF tiền điện tử giảm gần 700 triệu USD do Fed cắt giảm lãi suất

1 ngày trước