Khơi thông dòng chảy cho vốn FDI, tương lai thị trường bất động sản ra sao?
Các nhà đầu tư quốc tế đang rục rịch trở lại Việt Nam sau hai năm không thể tiếp cận thị trường vì dịch bệnh. Ngày 25/10, Hội thảo "Đón đầu xu hướng bất động sản chăm sóc sức khỏe” diễn ra, tại đây, Phó cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT) - Nguyễn Tuấn Anh cho biết trong 9 tháng đầu năm nay, đơn vị đã tiếp xúc được với nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tới Việt Nam để kết nối và tìm cơ hội đầu tư.
Vốn FDI chảy vào bất động sản Việt Nam tăng gấp 2 lần
Bên cạnh đà tăng trưởng của nền kinh tế năm 2022, thị trường bất động sản công nghiệp có rất nhiều cơ hội và tiềm lực lớn để phát triển.Việt Nam tiếp tục lọt top 3 quốc gia thu hút vốn đầu tư FDI nhiều nhất ASEAN
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), trong giai đoạn 2015 - 2021, Việt Nam luôn thuộc top 3 nhóm các quốc gia thu hút vốn đầu tư FDI nhiều nhất khu vực ASEAN.Điểm nhấn từ 3,5 tỷ USD vốn FDI chảy vào bất động sản
Tính đến hết tháng 9 năm 2022, tổng vốn đầu tư trực tiếp từ các doanh nghiệp nước ngoài (FDI) đổ vào thị trường Việt Nam đạt hơn 18,6 tỷ USD giảm trên 15 % so với cùng kỳ năm ngoái. Bất động sản là một trong những lĩnh vực thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nhiều nhất với hơn 3,5 tỷ USD.“Ngay như hôm nay đã có 3 Phó Thị trưởng của 3 tỉnh tại Hàn Quốc tới Việt Nam cùng với khoảng 60 doanh nghiệp đến kết nối và tìm kiếm cơ hội đầu tư mới. Hay như vừa qua, có 2 đoàn doanh nghiệp của Đài Loan đã sang Việt Nam và có nhiều nhà đầu tư khác trong đoàn này khẳng định sẽ rót vốn vào thị trường Việt. Những nhà đầu tư đến từ Đài Loan rất mạnh về những lĩnh vực như công nghệ cao, công nghệ phụ trợ” - Ông Tuấn chia sẻ.
Ông Tuấn còn cho biết, kể từ đầu năm tới nay, thu hút đầu tư vào thị trường bất động sản đã đứng thứ hai khi đạt hơn 3,5 tỷ USD, chiếm khoảng 19% tổng số vốn đăng ký.
“Có thể khẳng định rằng thị trường bất động sản Việt Nam vẫn nắm giữ nhiều tiềm năng trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, bởi Việt Nam có tốc độ phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á” - Ông Tuấn nhận định.
Đại diện Cục Đầu tư nước ngoài đưa ra dẫn chứng, trong năm 2018 xuất hiện xu hướng đầu tư bất động sản của hàng loạt nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng tăng và đạt kỷ lục. Tuy nhiên, bắt đầu từ cuối năm 2019 rồi kéo dài suốt 2 năm, tốc độ này đã giảm đáng kể. Giá trị đầu tư vào bất động sản Việt Nam ở giai đoạn 2019 - 2020 chỉ ở mức quanh 4 tỷ USD/ năm, tới năm 2021 thì con số này chỉ hơn 2,6 tỷ USD. Trong khi đó, tính riêng năm 2018 đã đạt gần 7 tỷ USD.
Song, trong 9 tháng đầu năm 2022, các nhà đầu tư ngoại đã rục rịch rót vốn lớn vào bất động sản Việt Nam. Dự báo, con số này có thể phục hồi và vượt cả năm 2019. Ông Tuấn cho biết, điều này được thể hiện qua quy mô bình quân của những dự án trong lĩnh vực bất bất động sản suốt 9 tháng đầu năm nay đã cao hơn so với năm 2018.
Theo đó, nếu trong năm 2018, quy mô đầu tư đạt khoảng 54 triệu USD/ dự án thì trong 9 tháng đầu năm 2022 đạt tới 65 triệu USD/dự án.
“Đây là điểm tích cực đối với thị trường bất động sản Việt Nam. Tuy nhiên, để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lại không đơn giản. Việt Nam cần giải quyết những khó khăn, vướng mắc hiện hữu như tạo niềm tin cho nhà đầu tư quốc tế thông qua những cam kết của chính quyền về vấn đề bảo vệ các dự án đầu tư của họ; Cải cách thủ tục hành chính; Đảm bảo cơ sở vật chất và những điều kiện cần thiết cho các dự án được triển khai…” - Vị này nhấn mạnh.
Liên quan đến những đề xuất cho người nước ngoài mua, sở hữu, nhận thế chấp bất động sản tại Việt Nam, ông Tuấn cho rằng đây là các điều kiện không thể không thực hiện, cần nhanh chóng mở ra cơ chế với những nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu mua và sở hữu bất động sản. Thực tế, vấn đề ở đây là việc quản lý như thế nào và việc này đang gặp phải nhiều rắc rối liên quan tới một số quy định pháp luật.
Là một kênh dẫn vốn quan trọng
Trước bối cảnh hai dòng vốn quan trọng của thị trường bất động sản là tín dụng ngân hàng và trái phiếu doanh nghiệp đều bị kiểm soát chặt và khó khơi thông trong thời gian ngắn, thì vốn FDI đang là một chiếc “phao cứu sinh”. Nếu so với thời điểm đầu năm 2022 (tính đến ngày 20/1) thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào bất động sản đã tăng gấp 19 lần.
Nhận định về nguồn cung vốn mới vào thị trường bất động sản trong khoảng thời gian còn lại của năm 2022, chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển nhận định, việc huy động vốn cổ phiếu rất khó vì thị trường chứng khoán suy giảm mạnh.
Ngoài ra, huy động vốn trái phiếu doanh nghiệp cũng đang giảm mạnh vì các ngân hàng thương mại không tham gia. Năm 2020, quy mô trái phiếu doanh nghiệp tăng gấp 4 lần so với năm 2016. Năm 2021, tổng giá trị phát hành trái phiếu đạt 495.029 tỷ đồng, tăng 23,6% so với năm trước đó (trái phiếu phát hành riêng lẻ chiếm 94,3%.
Tới năm 2022, Nhà nước chấn chỉnh lại việc phát hành trái phiếu dưới chuẩn và việc lách luật. Số lượng phát hành dự kiến sụt giảm, điều này ảnh hưởng đến vốn của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và bất động sản.
Vì vậy, vị chuyên gia này đã khẳng định, chỉ có nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mới là điểm sáng cho thị trường bất động sản.
Thành viên Hội đồng Tư vấn - Chính sách Tài chính Tiền tệ Quốc gia - TS. Cấn Văn Lực cho rằng, năm 2022, khi tín dụng ngân hàng vẫn bị kiểm soát chặt, việc phát hành trái phiếu giảm mạnh thì FDI chính là kênh gọi vốn “cứu sinh” cho thị trường bất động sản.
Ông Lực nhìn nhận, khi những kênh dẫn vốn quan trọng cho bất động sản nội địa gặp nhiều khó khăn, thì đây là cơ hội để các quỹ đầu tư nước ngoài tham gia. Chính những quỹ này cũng nhận định, đây là cơ hội vàng để họ có thể giải ngân vào bất động sản Việt Nam.
Như vậy, vốn FDI đối với thị trường bất động sản Việt Nam trong năm nay và những năm tới giữ vai trò hết sức quan trọng. Dự báo trong giai đoạn tới đây, vốn ngoại chảy vào bất động sản Việt Nam sẽ tăng vượt bậc.