Việt Nam tiếp tục lọt top 3 quốc gia thu hút vốn đầu tư FDI nhiều nhất ASEAN
BÀI LIÊN QUAN
Bất động sản công nghiệp vẫn trên đà tăng giá bất chấp “dòng” vốn FDI giảm mạnhĐiểm nhấn từ 3,5 tỷ USD vốn FDI chảy vào bất động sảnGiải ngân vốn đầu tư nước ngoài FDI tiếp tục tăngTheo toquoc.vn, sau hơn 30 năm mở cửa thu hút đầu tư, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đã và đang đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam. Dòng vốn FDI còn góp phần thúc đẩy chuyển dịch, cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia; thúc đẩy cải cách thể chế, chính sách pháp luật, môi trường kinh doanh, phát triển nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại và hội nhập.
Vì vậy, các chính sách khuyến khích nhằm thu hút dòng vốn FDI luôn được Việt Nam chú trọng. Kết quả cho thấy, trong giai đoạn 7 năm (2015 - 2021), Việt Nam liên tục giữ vị trí thứ 3/10 trong bảng xếp hạng quốc gia thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất trong khối ASEAN.
Cụ thể, năm 2015, Singapore là quốc gia dẫn đầu về thu hút dòng vốn FDI tại khu vực ASEAN, đạt 69,77 tỷ USD. Thứ hai là Indonesia với dòng vốn FDI đạt 19,78 tỷ USD. Việt Nam xếp vị trí thứ 3 về thu hút nguồn vốn FDI với khoảng 11,8 tỷ USD. Tiếp theo là Malaysia, Thái Lan và Philippines với tổng nguồn vốn FDI lần lượt là 9,86 tỷ USD; 8,93 tỷ USD và 5,64 tỷ USD.
Đến năm 2021, bảng xếp hạng thu hút vốn FDI của các nước trong khu vực ASEAN hầu như không có sự thay đổi nhiều, nhưng giá trị dòng vốn FDI tăng mạnh. Singapore vẫn giữ vững phong độ khi là quốc gia thu hút vốn FDI nhiều nhất, lên tới 99,1 tỷ USD. Indonesia và Việt Nam xếp thứ 2 và thứ 3 với thu hút dòng vốn FDI đạt lần lượt là 20,1 tỷ USD và 15,66 tỷ USD. Xếp vị trí thứ 3, 4, 5 trong bảng xếp hạng vẫn là Malaysia (thu hút 11,62 tỷ USD), Thái Lan (thu hút 11,42 tỷ USD), Philippines (thu hút 10,52 tỷ USD).
Có thể thấy, trong giai đoạn 2015 - 2021, dòng vốn FDI “cập bến” Việt Nam đã tăng 1,32 lần, từ 11,8 tỷ USD lên tới 15,6 tỷ USD.
Bên cạnh đó, một số quốc gia có mức tăng cao hơn Việt Nam như: Campuchia (gấp 1,92 lần), Philippines (gấp 1,86 lần) và Singapore (gấp 1,42 lần). Một số quốc gia có sự cải thiện chậm hơn Việt Nam như: Thái Lan (gấp 1,28 lần), Brunei (gấp 1,23 lần), Malaysia (gấp 1,18 lần) và Indonesia (gấp 1,02 lần).
Hiện nay, đã có hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Trong đó, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc là những đối tác đầu tư lớn, nguồn vốn đầu tư cũng tăng theo từng năm. Những năm gần đây, dòng vốn FDI có xu hướng tập trung vào các ngành nghệ có hàm lượng chất xám cao như công nghệ phần mềm, điện tử tin học, dược phẩm, cơ khí.
Thống kê từ Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 8 tháng đầu năm 2022, nhà đầu tư nước ngoài đã “rót” gần 16,8 tỷ USD vào Việt Nam. Con số này cho thấy, Việt Nam vẫn đang tiếp tục giữ vững vị thế là điểm đến đầu tư đáng tin cậy đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Trong số 53 tỉnh thành tiếp nhận nguồn vốn FDI, TP Hồ Chí Minh với vị thế là vùng kinh tế trọng điểm, đầu tàu kinh tế của cả nước, đồng thời cũng là nơi dẫn đầu về tỷ lệ đầu tư cũng như các dự án mới.
Những điểm mạnh của Việt Nam trong việc thu hút vốn FDI được Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ ra như tình hình an ninh, chính trị ổn định; vị trí địa lý thuận lợi lực lượng lao động dồi dào, thể chế, luật pháp và sự minh bạch của Việt Nam dần được hoàn thiện gắn với hội nhập. Đây là những thế mạnh mà hiếm quốc gia nào trên thế giới có được như tại Việt Nam, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư yên tâm hoạt động lâu dài.
Không những vậy, trong làn sóng dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc do các chính sách chặt chẽ “Zero Covid”, Việt Nam nổi lên như một điểm đến mới, một trung tâm sản xuất mới nổi của thế giới đưa các doanh nghiệp nước ngoài nói riêng và doanh nghiệp trong nước nói chung tham gia chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu một cách thuận lợi.