Điểm nhấn từ 3,5 tỷ USD vốn FDI chảy vào bất động sản
BÀI LIÊN QUAN
Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là gì? Những lợi ích và hạn chế của Cách mạng 4.0Hào quang tan biến, ngành công nghiệp Đức điêu đứng vì giá điện tăng vọt gấp 10 lầnBất động sản khu công nghiệp nhiều triển vọng tích cực những tháng cuối nămNhững tín hiệu tích cực từ nền kinh tế
Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch & Đầu tư, tính từ đầu năm 2022 đến nay, tổng số vốn đầu tư trực tiếp từ các doanh nghiệp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt hơn 18,6 tỷ USD, giảm trên 15 % so với cùng kỳ của năm ngoái.
Trong đó, bất động sản là lĩnh vực đứng ở vị trí thứ 2 trong danh sách các ngành kinh doanh thu hút vốn đầu tư FDI tính đến 20 tháng 9 vừa qua với khoảng hơn 3,5 tỷ USD, chiếm gần tới 19% tổng vốn đăng ký.
Đặc biệt nhất, vốn FDI chảy vào lĩnh bất động sản tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2021.
Theo chuyên gia Savills Việt Nam, với đà tăng trưởng tốt của nền kinh tế nước ta trong năm nay, phân khúc bất động sản công nghiệp đang có nhiều cơ hội phát triển.
Nhiều khu công nghiệp ở hai đầu cầu kinh tế lớn nhất nước có tỷ lệ lấp đầy khá cao. Đây các yếu tố sẽ đưa nền công nghiệp Việt Nam trở thành “bến đỗ” của giới đầu tư nước ngoài. Với nhiều thuận lợi giúp ngành công nghiệp Việt Nam là điểm dừng chân của nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Savills Việt Nam cho biết, với các tín hiệu tích cực từ nền kinh tế đang là một trong những nhân tố quan hết sức trọng, quyết định mức độ hấp dẫn của ngành công nghiệp Việt Nam với nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Qua đó, có tới 5 nhân tố khác đã tác động khá tích cực đến kết quả hoạt động của ngành công nghiệp ở Việt Nam.
Nhân tố giúp Việt Nam trở thành điểm đến tiềm năng
Với các chính sách mở cửa biên giới đã được áp dụng tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam đầu tư, trong khi, Trung Quốc, một nước giáp danh lại đang duy trì chính sách “Zero Covid”. Đây là một nhân tố thúc đẩy làn sóng dịch chuyển của các doanh nghiệp quốc tế sang các nước ở Đông Nam Á, trong đó Việt Nam là đất nước nhiều doanh nghiệp tìm đến nhất.
Ngoài việc hưởng lợi từ làn sóng dịch chuyển ấy, Việt Nam được xem là điểm đến tiềm năng nhất, vì Việt Nam có hiệp định thương mại tự do, điển hình là việc tham gia hiệp định EVFTA, qua đó giúp Việt Nam được nhiều doanh nghiệp đến từ châu Âu chú ý. Theo đó, vấn đề này cũng là nhân tố quan trọng góp phần tạo môi trường đầu tư an toàn cùng với sự ổn định của tỷ giá VND/USD nếu so sánh với các nước như Ấn Độ, Indonesia, hay Thái Lan…
Doanh nhân Trang Bùi - Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam cho rằng, các nhân tố đang hấp dẫn giới đầu tư khi bơm tiền vào thị trường Việt Nam, là giá trị tiền Việt Nam (VNĐ) khá ổn định nếu so sánh với các khác trong khu vực Đông Nam Á... Theo đó, khi tham gia những hiệp định thương mại (FTA), giúp Việt Nam đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, đây là vấn đề khá hấp dẫn cho các nhà sản xuất đến từ nước ngoài.
Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam cũng có nhiều chính sách kích cầu du lịch để thúc đẩy những hoạt động kinh doanh, hay cho thuê cũng như hoàn thiện các thủ tục đầu tư. Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu tư nước ngoài được ưu tiên chính sách đưa thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng ở mức 0% trong khoảng 4 năm đầu tiên hoạt động tại Việt Nam, hay giảm 50% trong 5 năm tiếp đó.
Bình luận về vấn đề này, Giám đốc Savills Hà Nội - Matthew Powell khẳng định, nền công nghiệp Việt Nam đang sở hữu nhiều vị thế thuận lợi để thu hút nguồn vốn FDI. Đặc biệt nhất là phân khúc bất động sản công nghiệp, khi lĩnh vực kinh doanh này luôn có công suất hoạt động cao, cùng vô số dự án mới giàu tiềm năng đang triển khai trên cả nước.
Một thống kê của Savills Việt Nam mới đây, nguồn cung của phân khúc bất động sản công nghiệp tại TP. Hà Nội cũng như ở TP.HCM luôn được lấp đầy với tỷ lệ tuyệt đối. Nhờ ưu thế của cơ sở hạ tầng cũng như giao thông, hay quỹ đất cho công nghiệp ở những thánh phố này cạnh tranh hơn nên đã đẩy giá thuê lên mức cao hơn.
Nguồn cung khan hiếm tại các vùng kinh tế trọng điểm
Chia sẻ về lĩnh vực này Thứ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết, việc thu hút vốn đầu tư FDI của lĩnh vực bất động sản vẫn còn một số vướng mắc cần phải tháo gỡ.
Theo bà Ngọc, cần phải xác định các dự án kinh doanh xây dựng nhà ở để bán kết hợn với cho thuê thì mới được cấp đất, vấn đề thu hồi hay giải phóng mặt bằng phải được triển khai sớm, qua đó bàn giao mặt bằng sạch cho doanh nghiệp nước ngoài thực hiện dự án, hoặc nhà đầu tư được phép trực tiếp thỏa thuận với người dân để giải quyết vướng mặc về mặt bằng phát triển dự án.
Thứ trưởng Ngọc cũng cho rằng, vấn đề này đã dẫn đến việc một số nhà đầu tư FDI phải tìm kiếm các đối tác giao nhận chuyển nhượng hay chuyển nhượng một phần dự án trong thời gian qua. Đây là một trong các nguyên nhân khiến giá bất động sản tăng cao trong thời gian vừa qua.
Theo khảo sát, giá thuê ở khu vực TP. Hà Nội đã đạt mức trên dưới 140 USD/m², đứng cao nhất khu vực phía Bắc. Trong khi đó, giá cho thuê ở khu vực TP.HCM vượt ngưỡng 200 USD/m², mức giá cũng cao nhất tại khu vực phía Nam, hay các tỉnh lân cận vẫn có một số dự án trống và có giá mềm hơn cũng hứa hẹn sẽ là nơi các doanh nghiệp lựa chọn thay thế trong thời gian tới.
Tính riêng, tại khu kinh tế trọng điểm phía Bắc, nguồn cung của đất công nghiệp có nhiều sự thay đổi hơn. Trong năm 2021, tại tỉnh Bắc Ninh nơi dẫn đầu khu vực, thì hiện nay TP. Hải Phòng đang vươn lên chiếm lĩnh vị trí này, với dự án Deep C tại TP. Hải Phòng III vừa ra mắt.
Thế nhưng, tỉnh Bắc Ninh vẫn là địa phương sở hữu nhiều dự án nhà xưởng xây sẵn cao hơn, nếu so với TP.Hải Phòng thì cao hơn gấp đôi, tuy nhiên, địa phương này vẫn đứng ở vị trí thứ hai. Trong khi đó, nguồn cung tại Hà Nội hầu như không còn, nên nhiều nhà đầu tư cân nhắc chuyển hướng sang các địa phương lân cận như: Hòa Bình, Thái Nguyên, Hưng Yên...
Còn ở vùng kinh tế trọng điểm ở khu vực phía Nam, phân khúc bất động sản công nghiệp năm nay là khá tương đồng so với năm 2021. Tỉnh Bình Dương được xem là nơi sở hữu diện tích đất công nghiệp lớn nhất khu vực với khoảng hơn 7.000ha, các khu công nghiệp tại đây có tỷ lệ lấp đầy khá cao.
Trong khi đó, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, hay tỉnh Long An là những địa phương có một số dự án mới gia nhập thị trường, một số tỉnh hay thành phố như TP.HCM, Đồng Nai và Bình Dương đang khá khan hiếm nguồn cung bất động sản công nghiệp. Đặc biệt, các dự án kho, xưởng xây sẵn, thì tỉnh Bình Dương đang đứng đầu về diện tích, nhưng giá thuê tại đây cũng đã được đẩy lên khá cao
Trước làn sóng nhà đầu tư nước ngoài đổ bộ vào Việt Nam sản xuất công nghiệp, Chính phủ Việt Nam cũng đã đưa ra một số định hướng phát triển. Trong II năm năm 2022, đã có tới 9 khu công nghiệp được phê duyệt mới, dự kiến sẽ đưa vào hoạt động ở giai đoạn từ năm 2023 đến năm 2025 tổng diện tích lên đến khoảng hơn 2.470ha, mức vốn đầu tư khoảng hơn 29.000 tỷ đồng. Cũng trong thời gian qua, Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội đã phê duyệt thành lập từ 2 đến 5 khu công nghiệp như tại huyện Sóc Sơn, huyện Đông Anh, huyện Thường Tín trong giai đoạn từ nay đến năm 2025.
Đánh giá về vấn đề nay, chuyên gia Matthew Powell cho hay, với tình trạng nguồn cung khan hiếm ở các địa phương gần thành phố lớn như hiện tại là một thách thức cũng là cơ hội để phát triển. Theo đó, cùng với tỷ lệ lấp đầy gần như 100%, giá cho thuê tăng cao cũng phản ánh được mức độ cùng như nhu cầu cảu các nhà đầu tư nước ngoài tìm đến Việt Nam.
“Đây là cảnh cửa để các nhà phát triển bất động sản công nghiệp trong và ngoài nước đưa cho ra đời nhiều sản phẩm chất lượng nhằm đáp ứng nguồn cung trong thị trường này, mới đây nhất, có sự tham gia của một vài nhà đầu tư nước ngoài, điển hình như Tập đoàn LEGO của Đan Mạch hay Tập đoàn YSL đến từ Hàn Quốc... đã nâng tầm chất lượng cũng như tiêu chuẩn của những khu công nghiệp ở Việt Nam” – ông Matthew Powell nói.