meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Hào quang tan biến, ngành công nghiệp Đức điêu đứng vì giá điện tăng vọt gấp 10 lần

Thứ tư, 05/10/2022-10:10
Thực tế, nguồn cung năng lượng không thể theo kịp nhu cầu khiến cho giá điện tăng cao phi mã. Giá điện ở Đức khi so với cùng kỳ năm trước đã tăng cao gấp 10 lần. Trong bối cảnh này, hàng loạt các công ty hóa chất, thép cũng như phụ tùng ô tô của Đức vốn là những doanh nghiệp tiêu thụ điện nhiều nhất đã bị ảnh hưởng nặng nề. 

Mới đây, trang Phương Hoàng của Trung Quốc đưa tin, Liên đoàn Công nghiệp Đức (BDI) tháng 9 vừa qua đã thực hiện một cuộc khảo sát quy mô lớn với gần 600 công ty với quy mô vừa của Đức cho thấy, cứ 10 công ty hiện tại thì có đến 1 công ty đã giảm hoặc ngừng sản xuất vì ảnh hưởng bởi giá khí đốt tự nhiên tăng cao.

Theo như tiêu chuẩn của Đức, công ty có quy mô vừa là doanh nghiệp có dưới 250 lao động cùng với doanh thu hàng năm trong khoảng từ 40 triệu cho đến 600 triệu euro. Thời điểm hiện tại, ước tính ở Đức có khoảng 5.900 công ty có quy mô vừa. Những công ty này cùng với các doanh nghiệp nhỏ đã đóng góp đến 54% GDP của nước này và mang đến 62% cơ hội việc làm cho người dân. Thế nhưng, khá nhiều công ty trong số này đang phải đối mặt với khó khăn, thách thức lớn liên quan đến giá điện. 

Giá điện tăng gấp 10 lần chỉ trong 1 năm

Trang tin Phương Hoàng cũng cho biết, Đức là một trong những quốc gia tại EU có sự phụ thuộc lớn nhất vào nguồn năng lượng nước ngoài. Ước tính trong năm 2021, quốc gia này đã nhập khẩu đến 56% khí đốt tự nhiên cùng với 50% than và 30% dầu từ Nga. 


Trong bối cảnh giá điện tăng cao, hàng loạt các công ty hóa chất và thép cũng như phụ tùng ô tô của Đức vốn là những doanh nghiệp tiêu thụ điện nhiều nhất đã bị ảnh hưởng vô cùng nặng nề. Ảnh minh họa
Trong bối cảnh giá điện tăng cao, hàng loạt các công ty hóa chất và thép cũng như phụ tùng ô tô của Đức vốn là những doanh nghiệp tiêu thụ điện nhiều nhất đã bị ảnh hưởng vô cùng nặng nề. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, mọi việc đã thay đổi sau khi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine bùng nổ. Đức dù ban đầu đã có lúc do dự, nhưng cuối cùng vẫn quyết định bước vào hàng ngũ nói “không” với nguồn năng lượng của Nga. Nước này đã giảm tỷ trọng khí đốt của Nga trong tổng lượng khí đốt tự nhiên nhập khẩu xuống chỉ còn 26%. Không những thế, Đức cũng đã ngừng nhập than của Nga từ ngày 1/8 và quyết định ngừng nhập dầu Nga kể từ ngày 31/12.

Theo như nhận định của trang Phương Hoàng, mô hình cung cấp năng lượng tại Đức đã thay đổi hoàn toàn trong thời gian qua. Ban đầu, chính phủ Đức không thể ngờ được rằng, điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành sản xuất. Ví dụ về khí đốt tự nhiên, khí đốt của Nga mà Đức nhập khẩu được sử dụng chủ yếu cho mục đích sưởi ấm và chỉ có 6% được sử dụng cho việc sản xuất điện công nghiệp. Chính phủ Đức tin tưởng rằng, việc khai thác dầu khí trong nước cùng với nhập khẩu khí đốt tự nhiên từ các quốc gia khác có thể lấp đầy được khoảng trống năng lượng. Tuy nhiên, kế hoạch dự phòng này đã bị Đảng Xanh phản đối. 

Trang tin Phương Hoàng cũng bổ sung rằng, Đảng Xanh không cho phép chính phủ Đức tự mình khai thác dầu khí, thậm chí còn phản đối việc xây dựng những cơ sở lưu trữ khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của các cảng. Sau khi mất đi nguồn cung khí đốt của Nga, vận chuyển LNG trở thành niềm hy vọng lớn nhất.  

Trong những năm gần đây, tình hình càng thêm tồi tệ hơn khi chính phủ Đức tiếp tục hạn chế việc phát triển năng lượng hạt nhân. Tính đến thời điểm hiện tại, năng lượng hạt nhân của nước này chỉ chiếm 12% tổng nguồn cung cấp năng lượng của cả nước. Thực tế, nguồn cung năng lượng không thể theo kịp nhu cầu khiến cho giá điện tăng cao phi mã. Giá điện ở Đức khi so với cùng kỳ năm trước đã tăng cao gấp 10 lần. Trong bối cảnh này, hàng loạt các công ty hóa chất, thép cũng như phụ tùng ô tô của Đức vốn là những doanh nghiệp tiêu thụ điện nhiều nhất đã bị ảnh hưởng nặng nề. 

Các tập đoàn lớn loay hoay tìm lối thoát

Trang Phương Hoàng thông tin, những công ty lớn của Đức đã tỏ ra kiên cường hơn. Thế nhưng hiện tại, họ đều đang nỗ lực để tìm biện pháp giải quyết vấn đề cho mình. Cụ thể, BMW đã tiến hành tắt hết đèn chiếu sáng ở bên ngoài một số tòa nhà cùng với biển quảng cáo. Đồng thời, công ty cũng tìm cách mua điện từ những quốc gia khác bất chấp chi phí sản xuất của hãng có thể tăng cao sau động thái này. Tuy nhiên, điều đáng buồn ở chỗ, nước xuất khẩu điện lớn nhất ở châu Âu là Pháp hiện tại cũng không có điện để bán. Trong khi đó, Cộng hòa Séc - một quốc gia xuất khẩu điện truyền thống khác cũng đã thực hiện một số biện pháp hạn chế xuất khẩu. 



Nguồn cung năng lượng không thể theo kịp nhu cầu khiến cho giá điện tăng cao phi mã, giá điện ở Đức khi so sánh với cùng kỳ năm trước đã tăng cao lên gấp 10 lần. Ảnh minh họa
Nguồn cung năng lượng không thể theo kịp nhu cầu khiến cho giá điện tăng cao phi mã, giá điện ở Đức khi so sánh với cùng kỳ năm trước đã tăng cao lên gấp 10 lần. Ảnh minh họa

Đồng cảnh ngộ, BASF và Covestro - 2 gã khổng lồ hóa chất của Đức cũng đang tìm giải pháp. Hiện tại, BASF đang tìm nguồn cung ứng ở bên ngoài châu  u vì có giá cả thấp hơn. Còn lại, Covestro thử nghiệm xem liệu dầu có thể sử dụng thay thế được khâu nào đó trong quy trình sản xuất hay không. Thậm chí, một phát ngôn viên của gã khổng lồ này còn ám chỉ, họ sẽ chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi châu Âu khi cần thiết.  

Trong khi đó, Mercedes và Volkswagen đã cắt giảm mức tiêu thụ khí đốt của mình không đáng kể, chủ yếu thông qua việc kiểm soát nhiệt độ ở trong nhà, dùng than cùng với dầu để làm nhiên liệu thay thế, thế nhưng, cách tiếp cận thứ hai chắc chắn sẽ không được Đảng Xanh ủng hộ. Dù gần đây, Đảng này cũng đã giảm dần những ý kiến phản đối. Đại diện cho nhiều ý kiến của các công ty lớn tại Đức, phát ngôn viên của nhà sản xuất thép Thyssenkrupp cho biết: “Chúng tôi hiện đang thực hiện rất nhiều biện pháp, mà những biện pháp này không bao giờ được thực hiện trong thời buổi kinh tế bình thường”.  

Nền kinh tế cũng đang trong tình trạng tương tự

Hoàn cảnh hiện tại của những công ty Đức đã phản ánh nền kinh tế nước này. Cụ thể, nền kinh tế Đức đang bị “bật đèn đỏ cảnh báo”, điều này phù hợp với tín hiệu từ những chỉ số kinh tế khác của Đức. Theo như dữ liệu từ Văn phòng Thống kê Liên bang Đức, các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng của Đức kể từ tháng 2 năm nay đã cắt giảm sản lượng lên đến 6,9%. 
Theo dữ liệu về xu hướng phá sản của Viện Nghiên cứu Kinh tế IWH, tháng 8/2022 số lượng của những công ty hợp doanh cùng với công ty trách nhiệm hữu hạn của Đức phá sản là 718 trường hợp, so với cùng kỳ năm trước đã tăng 26%. Trong tháng 9 và tháng 10, số trường hợp phá sản dự kiến sẽ tiếp tục tăng lần lượt ở mức 25% và 33% so với cùng kỳ năm trước. 


Theo trang Phương Hoàng thông tin, vấn đề liệu tình trạng thu hẹp sản xuất của ngành công nghiệp Đức có thể đảo ngược được hay không còn đáng lo ngại hơn cả một cuộc suy thoái theo giai đoạn. Ảnh minh họa
Theo trang Phương Hoàng thông tin, vấn đề liệu tình trạng thu hẹp sản xuất của ngành công nghiệp Đức có thể đảo ngược được hay không còn đáng lo ngại hơn cả một cuộc suy thoái theo giai đoạn. Ảnh minh họa

Liên quan đến vấn đề này, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự báo, GDP của Đức trong năm 2023 sẽ giảm khoảng 0,7% trong khi lạm phát sẽ vẫn được duy trì ở mức 7,5%. Điều đáng nói, dự báo này còn lạc quan hơn khá nhiều khi so sánh với dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Hồi tháng 7 năm nay, IMF từng cảnh báo, Đức sẽ mất lên đến gần 5% sản lượng kinh tế trong bối cảnh Nga ngừng cung cấp khí đốt cho nước này. Có vẻ như, những dự đoán của IMF đang dần trở thành hiện thực sau sự cố nghiêm trọng đến từ đường ống dẫn khí Nord Stream. 

Theo trang Phương Hoàng thông tin, vấn đề liệu tình trạng thu hẹp sản xuất của ngành công nghiệp Đức có thể đảo ngược được hay không còn đáng lo ngại hơn cả một cuộc suy thoái theo giai đoạn. Mới đầu tháng 9 vừa qua, quốc gia này đã đưa ra kế hoạch cứu trợ đợt 3 với mục đích trợ giúp cho những công ty có thể sống sót sau cuộc khủng hoảng năng lượng này, tổng số tiền cứu trợ lên đến 65 tỷ euro. Tuy nhiên, kế hoạch cứu trợ mới này kcó vẻ như hông thể khôi phục được quá nhiều niềm tin của các công ty của Đức. Rõ ràng, những nỗ lực cứu trợ của Đức dành cho những công ty tại nước này là chưa đủ khi so sánh với việc bổ sung số tiền 100 tỷ euro vào quỹ quốc phòng đặc biệt vào hồi tháng 6 vừa qua.  

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước