meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Vì sao cuộc sống ở châu Âu không còn "ngọt ngào như mơ"?

Chủ nhật, 02/10/2022-09:10
Người dân tại các quốc gia châu Âu đang phải đối diện với tình trạng sụt giảm năng lượng, sản lượng kinh tế đi xuống, thu nhập khả dụng thấp hơn trước, tình trạng lạm phát và chi phí nhập khẩu tăng cao.

Bài viết dưới đây thể hiện quan điểm của Lionel Laurent. Ông là tay viết của chuyên mục Quan điểm trên Bloomberg về các chủ đề tiền số, Liên minh châu Âu và Pháp. Trước đây, ông cũng từng là phóng viên của Reuters và Forbes.

Phong cách sống của người dân châu Âu vẫn luôn là một khác niệm được cho là mơ hồ. Tuy nhiên, sau đại dịch Covid-19, một thế hệ doanh nghiệp mới vẫn tìm kiếm “la dolce vita” (cuộc sống ngọt ngào) tại nơi này.

Và Citigroup là một trong số đó, nhưng họ cũng đang phải đối mặt với một thực tế không mấy tích cực. Tại văn phòng mới của ngân hàng này ở Malaga (Tây Ban Nha), các nhân viên chỉ nhận được mức lương bằng một nửa so với nhân viên làm việc tại London - là 100.000 USD, để có cơ hội được sinh sống ở lục địa già. Với giờ làm việc truyền thống, địa điểm lý tưởng là tại Địa Trung Hải, chi phí sinh hoạt thấp và tuổi thọ người dân cao hơn là loại quyền lực mềm mà châu Âu muốn đạt được.

Song, mọi thứ dường như cũng chỉ là giấc mơ. Một thực tế mà châu Âu đang phải đối mặt khi cuộc chiến giữa Nga và Ukraine trở nên căng thẳng hơn lại đang rất khác. Cú sốc với mức sống tại các quốc gia như Ý, Pháp, tây Ban Nha, đặc biệt là Đức đang rất nghiêm trọng, kéo dài hơn khi tiền lương giảm nhanh hơn so với Mỹ.


 
 

Người dân châu Âu đang phải đối mặt với tình trạng nguồn năng lượng sụt giảm, sản lượng kinh tế lao dốc, thu nhập khả dụng thấp hơn, tình trạng lạm phát và chi phí nhập khẩu cao. Theo đó, bất ổn xã hội đang là một mối rủi ro hiện hữu.

Trong khi châu Âu đang nỗ lực loại bỏ sự phụ thuộc vào khí đốt giá rẻ của Nga, thì một mối hy vọng về "nỗi đau" kinh tế sớm qua đi lại đang lịm dần. Dù đã đưa ra những bước đi mạnh mẽ nhằm ứng phó với động thái "khóa van" khí đốt của Nga bằng cách tích trữ cho mùa đông thì hầu hết lượng khí đốt đó có thể cạn kiệt vào tháng 3. Đồng thời, giá năng lượng cao và nguồn cung khan hiếm sẽ tiếp tục kéo dài. Các nhà kinh tế tại Deutsche Bank và Barclays dự báo kinh tế Eurozone sẽ giảm 2,2% và 1,1% trong năm tới.

Bên cạnh đó, việc ngăn chặn tình trạng bất bình đẳng của phương Tây cũng gặp thách thức lớn. Năng lượng và thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong chi tiêu của người dân, đặc biệt là sự chênh lệch lớn giữa nhóm 20% người giàu nhất với 20% nghèo nhất.


 
 

Hãng nghiên cứu Bruegel cho biết, chính phủ các nước châu Âu đã chi khoảng 500 tỷ euro (496 tỷ USD) để giảm bớt các tác động của giá cả leo thang với người tiêu dùng và doanh nghiệp, nhưng họ có thể phải nỗ lực nhiều hơn nữa. 

Một cuộc khảo sát của hiệp hội ngành cho thấy, chi phí năng lượng tăng mạnh đã khiến 1/10 công ty của Đức phải giảm sản lượng hoặc gián đoạn trong sản xuất. Điều này sẽ tạo hiệu ứng lan tỏa thông qua chuỗi cung ứng với các đối tác thương mại cả trong lẫn ngoài châu Âu.

Tuy nhiên, EU cũng đã từng trải qua những cuộc suy thoái. Người dân tại khu vực này vẫn có hy vọng khi các chính phủ sẽ đưa ra cách tốt nhất để bảo vệ họ thông qua các hợp tác, bằng cách chia sẻ năng lượng và nguồn tài chính như tại thời kỳ dịch Covid-19 bùng phát.

Dù vậy, để vượt qua những khó khăn hiện tại không phải dễ dàng. Các chính phủ trên khắp thế giới vẫn đang phải gánh nợ do ảnh hưởng của dịch bệnh, khi các chính sách tiền tệ nới lỏng đang bị thắt chặt nhanh chóng.

Ngay cả những quốc gia không gặp khó khăn về năng lượng như Đức, hay Pháp có thể khai thác năng lượng hạt nhân, hoặc Tây Ban Nha có năng lượng tái tạo, cũng đều đang phải đối mặt với những vấn đề của riêng mình là thiếu đầu tư và nợ quá nhiều. 
 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

5 ngày trước