Khép kín Vành đai 2, khởi công Vành đai 3 sẽ tạo động lực lớn cho bất động sản phía Nam
BÀI LIÊN QUAN
Bất động sản ven “đại dự án” đường vành đai 4 có lột xác sau khi hé lộ nguồn vốn 95.000 tỉ đồng?Dự báo thị trường bất động sản công nghiệp năm 2022Các chuyên gia dự báo thị trường bất động sản 2022 có thể đón làn sóng mớiChính phủ đồng ý, TP Hồ Chí Minh đẩy nhanh hành động
Những đau thương, mất mát do đại dịch Covid-19 rồi sẽ qua đi, người Sài Gòn lại lập tức đứng dậy mạnh mẽ để phục sinh cuộc sống, phục hồi kinh tế. Thành phố sẽ tiếp tục đóng vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước. Sài Gòn năng động, Sài Gòn không ngủ và bây giờ mục tiêu hàng đầu là tạo động lực và phát triển kinh tế. Người Sài Gòn – là hành động, từ bộ máy lãnh đạo, từng doanh nghiệp cho đến mỗi người dân.
Ngay những ngày đầu của năm 2022, thành phố đã hành động ngay. Ngày 20/1/2022, Uỷ ban Nhân dân TP.HCM đã quyết định thành lập Tổ công tác dự án Đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 - Vành đai 4 TP.HCM do Chủ tịch Phan Văn Mãi giữ cương vị Tổ trưởng. Thành phố đặt mục tiêu sẽ khép kín Vành đai 2, khởi công Vành đai 3 trong năm 2022, đồng thời hoạch định các mục tiêu, phương án dài hơi hơn để xây dựng Vành đai 4.
Những thuận lợi, khó khăn trong việc xây dựng, thực hiện được nhìn nhận lại để tìm hướng khắc phục. Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án Đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TP.HCM đã bước đầu được đưa ra để Hội đồng thẩm định của Thành phố với sự trợ giúp của các chuyên gia, các Bộ ban ngành cùng đóng góp ý kiến.
Trước đó, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã khẳng định trong giai đoạn sắp tới, thành phố sẽ tập trung nguồn lực lớn cho đầu tư kết cấu hạ tầng. Khép kín đường Vành đai 2, chuẩn bị đầu tư pháp lý xây dựng đường Vành đai 3 là điều mà TP.HCM sẽ phải làm được trong năm 2022. Thành phố sẽ sớm hoàn thiện hồ sơ để trình Quốc hội về chủ trương xây dựng Vành đai 3 từ nguồn vốn Trung ương và địa phương, khảo sát, chuẩn bị phương án cho Vành đai 4.
Phát triển mạnh cơ sở hạ tầng tạo động lực thúc đẩy kinh tế cho TP Hồ Chí Minh là điều mà Chính phủ luôn ưu tiên. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp trực tuyến về dự án xây dựng đường vành đai của TP HCM. Thủ tướng đã kết luận: đường Vành đai 3 và Vành đai 4 TP.HCM đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Do vậy, để đẩy nhanh tiến độ, Chính phủ đã đồng ý phương án đầu tư công đối với đường Vành đai 3 TP HCM. Với vành đai 4, Chính phủ giao địa phương sớm hoàn thiện kế hoạch triển khai dự án, báo cáo Chính phủ và đề xuất Quốc hội để triển khai.
Động lực lớn thúc đẩy kinh tế - bất động sản khu vực phía Nam trong nhiều năm tới
Vốn là thành phố năng động, kinh tế phát triển nhất cả nước, doanh nghiệp và người dân TP.HCM rất quan tâm đến những chuyển động kinh tế, các quyết sách và chủ trương hành động của chính quyền thành phố rất nhanh đến với người dân. Doanh nghiệp, người dân Sài Gòn luôn sẵn sàng tâm thế để cùng tiến về phía trước. Quyết tâm về việc hoàn thiện đường Vành đai 2 và chủ trương xây dựng Vành đai 3 của TP.HCM nhận được sự ủng hộ lớn của người dân. Doanh nghiệp – đặc biệt là các doanh nghiệp bất động sản thì đã chuẩn bị từ trước để đón chờ dự án Vành đai 4 trong tương lai.
Hạ tầng giao thông đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế, ở đâu hạ tầng giao thông tốt thì kinh tế phát triển, thị trường bất động sản chính là lĩnh vực đầu tiên được hưởng lợi từ việc này. Cần hoàn thiện các tuyến đường vành đai cho TP HCM có thể nói là chuyện ai cũng biết và ai cũng mong.
Đường Vành đai 3 theo bản đồ quy hoạch sẽ đi qua địa phận của 4 tỉnh, bao gồm: Đồng Nai, Long An, Bình Dương và TP.Hồ Chí Minh. Tổng chiều dài tuyến đường là 97,7km. Đường Vành đai 3 TP.HCM đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2011 và điều chỉnh năm 2013. Theo tính toán ban đầu, dự án có tổng mức đầu tư lên tới 250.000 tỷ đồng. Dự kiến mức đầu tư giai đoạn 1 là hơn 84.684 tỷ đồng, giai đoạn hoàn thiện hơn 165.256 tỷ đồng. Như vậy, tính ra 1 km đường vành đai 3 "ngốn" gần 2.500 tỷ đồng (bao gồm thi công, giải phóng mặt bằng, lãi vay...). Yếu tố “tiền” là nguyên nhân chính khiến ai cũng thấy rõ cần phải xây, xây là tốt, như “ngân sách còn chưa có”.
Các tuyến đường sẽ tạo ra không gian phát triển mới cho TP.HCM và các tỉnh xung quanh, tạo kết nối về kinh tế vùng. Việc đường vành đai hoàn thiện trước hết sẽ giải quyết nhu cầu giao thông của người dân, kết nối và phát huy hiệu quả hơn nữa hạ tầng giao thông. Rút ngắn thời gian di chuyển từ trung tâm tới đâu, thì giá trị sử dụng của quỹ đất ở đó tăng lên tới đấy, nói đơn giản là cứ có đường thì có dự án bất động sản.
Thành phố nhận rõ tầm quan trọng, nhưng do dự án Vành đai 3 và tương lai xa là Vành đai 4 là dự án lớn, khó khăn lớn nhất nằm ở tổng mức đầu tư cao và phải thực hiện thành nhiều giai đoạn. Điều đặc biệt nhất là với TP Hồ Chí Minh, các nhà chuyên môn sẵn sàng “nhảy vào” để tư vấn phương án tháo gỡ cho thành phố, các doanh nghiệp thì sẵn sàng chung tay, góp nguồn lực và vật chất để cùng đồng hành với Chính quyền thành phố. Các dự án giao thông vốn đầu tư lớn nhưng rất khó xã hội hóa, thu hút nhà đầu tư tư nhân do rào cản luật Đầu tư đối tác công tư (PPP). Nguyên tắc là trong mọi trường hợp, nhà nước chỉ đóng góp không quá 50% tổng vốn đầu tư của dự án. Rất nhiều ý kiến về việc “tháo rào PPP” để thúc đẩy tiến độ các công trình giao thông trọng điểm, đặc biệt là Vành đai 3 TP HCM đã được nêu ra. Và cuối cùng, với việc Chính phủ đã đồng ý đầu tư công thì việc sớm nhìn thấy và chạy xe trên đường Vành đai 3 sẽ sớm trở thành hiện thực.
Hiện tại, khu vực phía Bắc và phía Nam của TP.HCM với các huyện Bình Chánh, Hóc Môn và Củ Chi kết nối với tỉnh Long An đang tập trung rất nhiều dự án. Phía Đông với quỹ đất từ quận 9, phía Nam với khu vực Nhà Bè qua Cần Giờ tiếp giáp Đồng Nai vốn đã sôi động thì được dự báo sẽ càng sôi động hơn nữa khi các tuyến đường vành đai được xây dựng và hoàn thiện.