meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Iaas là gì? Tìm hiểu chi tiết từ A - Z về Iaas

Thứ tư, 08/06/2022-00:06
Việc lưu trữ trên đám mây dần trở thành một chủ đề cực kỳ hot đối với những doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn trên toàn cầu. Cùng với đó là sự ra đời của nhiều dịch vụ điện toán đám mây khác nhau. Khi xem xét việc triển khai bất kỳ một dịch vụ mới nào đòi hỏi doanh nghiệp phải am hiểu rõ về nó. Vậy bạn có biết Iaas là gì? Bài viết dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

1. Định nghĩa Iaas là gì?

Iaas là gì? Theo chuyên gia công nghệ thì “Iaas” được biết đến là từ viết tắt của cụm “Infrastructure as a Service”. Đây là một dịch vụ cho phép xây dựng hệ thống bằng cách sử dụng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cần thiết. Chẳng hạn như máy chủ và hệ điều hành, hệ thống mạng… rất hữu ích cho các hoạt động của hệ thống nhưng phải thông qua việc kết nối mạng internet.

Bên cạnh đó, dịch vụ điện toán đám mây này có khả năng giúp các doanh nghiệp nhận được dữ liệu và tài nguyên nhờ vào việc phân phối qua các đám mây hoặc ảo. Hơn nữa, việc sử dụng Iaas còn giúp các công ty có thể tạo và xử lý máy chủ, hệ điều hành, lưu trữ dữ liệu và mạng mà không cần tốn chi phí mua các thiết bị phần cứng. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng API hoặc trang tổng quan để truy cập và xử lý các tài nguyên đối với ứng dụng khách Iaas. Mặt khác đến với IaaS, bạn sẽ được thoải mái lựa chọn các thông số kỹ thuật cho phần mềm và phần cứng cần có cũng như thiết lập hệ điều hành... Hoặc xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển các ứng dụng.


Iaas là gì trở thành vấn đề mà nhiều người quan tâm
Iaas là gì trở thành vấn đề mà nhiều người quan tâm

2. Những đặc điểm nổi bật của Iaas

Iaas được biết đến là một loại hình dịch vụ điện toán đám mây đang được ứng dụng phổ biến trên toàn cầu, nhờ vào những đặc điểm nổi bật như sau:

  • Các dịch vụ cũng như nền tảng của Iaas rất năng động, linh hoạt và có thể mở rộng, thu gọn tùy ý người dùng.
  • Cơ sở hạ tầng được các công ty toàn quyền kiểm soát.
  • Tùy thuộc vào mức sử dụng mà chi phí cũng sẽ khác nhau.
  • Mặc dù sử dụng cùng một phần cứng nhưng nhiều người dùng cũng có thể truy cập vào.
  • Thông thường, phí dịch vụ Iaas luôn ở mức giá phải chăng.

3. Ưu & nhược điểm của Iaas như thế nào?

3.1. Ưu điểm vượt trội của Iaas

  • Iaas được xem là một trong những mô hình điện toán đám mây linh hoạt nhất tính tới thời điểm hiện nay.
  • Hạn chế được chi phí vốn cũng như giảm thiểu tối đa chi phí phát sinh. Đây được xem là một sự lựa chọn mang tính kinh tế cho các doanh nghiệp trẻ vừa mới thành lập.
  • Tính liên tục và khả năng khắc phục sự cố khi xảy ra. Iaas có thể giúp doanh nghiệp truy cập các dữ liệu và ứng dụng như bình thường khi xảy ra sự cố như thiên tai hay mất điện với mức chi phí phải chăng. 
  • Mang tính linh hoạt cao. Bởi vì Iaas cho phép người dùng mở rộng các nguồn lực để phù hợp và tương xứng với nhu cầu của bạn. Chẳng hạn tăng cao vào ngày lễ hay mùa cao điểm và giảm xuống ngay sau đó.
  • Độ tin cậy và khả năng hỗ trợ cao: Với Iaas người dùng không cần phải nâng cấp hay duy trì phần cứng, phần mềm. Nhà cung cấp sẽ đảm bảo rằng cơ sở hạ tầng của bạn đáng tin cậy theo như cam kết ban đầu.
  • Luôn được cập nhật nhanh chóng. Iaas giúp cho người dùng phát triển và cung cấp các ứng dụng một cách nhanh chóng nhất, bởi vì việc không cần thiết lập cơ sở hạ tầng trước đó.
  • Iaas còn có khả năng giúp các doanh nghiệp thanh toán cho các nguồn lực cần thiết nhờ vào mô hình PAYG (Pay-As-You-Go).

Iaas là một trong những mô hình điện toán đám mây linh hoạt nhất
Iaas là một trong những mô hình điện toán đám mây linh hoạt nhất

3.2. Nhược điểm của Iaas

Mặc dù có những ưu điểm vượt trội như trên, nhưng “Iaas” cũng tồn tại một số nhược điểm. Vậy nhược điểm của Iaas là gì?

  • Khách hàng có toàn quyền trong việc kiểm soát hệ điều hành, phần mềm trung gian, ứng dụng hay dữ liệu. Tuy nhiên với sự xuất hiện của máy chủ hoặc máy ảo vẫn có thể xảy ra tình trạng rủi ro về bảo mật.
  • Cơ sở hạ tầng có thể xảy ra việc không phù hợp, tương xứng để cung cấp các biện pháp kiểm soát hỗ trợ bảo mật các ứng dụng cũ. Trong khi khách hàng vẫn có thể vận hành các ứng dụng đó trong đám mây.
  • Cần đào tạo kỹ càng nguồn nhân lực để có thể xử lý cơ sở hạ tầng một cách hiệu quả nhất.
  • Bởi vì cơ sở hạ tầng tác động đến nhiều đối tượng, do đó xuất hiện những lo ngại về an ninh.
  • Có sự phụ thuộc cao vào việc kết nối web vì đây là cách duy nhất để người dung có thể truy cập vào cơ sở hạ tầng.

4. Những trường hợp doanh nghiệp nên sử dụng IaaS?

Nếu bạn đang sở hữu một doanh nghiệp nhỏ hoặc bạn là một startup thì Iaas là một sự lựa chọn không thể hoàn hảo hơn dành cho bạn. Bởi vì không tốn thời gian và tiền bạc cho việc thử tạo một phần mềm và phần cứng khác. 

Đối với các công ty đang phát triển, Iaas cũng là một sự lựa chọn tốt. Bởi bạn không cần phải thay thế hay nâng cấp phần cứng, phần mềm để đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của doanh nghiệp. Iaas mang tính linh hoạt nên nó sẽ chủ động mở rộng hoặc thu gọn khi cần thiết.

Trong trường hợp bạn thuộc doanh nghiệp lớn thì để có thể kiểm soát một cách hoàn toàn và hiệu quả các cơ sở hạ tầng cũng như ứng dụng của công ty thì Iaas cũng là một sự lựa chọn hợp lý. Ngoài ra còn có các trường hợp nên sử dụng nền tảng điện toán đám mây này như:

  • Đối tác đòi hỏi sự hợp tác trong một dự án ngắn hạn.
  • Khi doanh nghiệp của bạn không có nhu cầu thường xuyên sử dụng, chẳng hạn phần mềm thuế.
  • Doanh nghiệp của bạn cần các ứng dụng có khả năng truy cập từ mobile hay web.

IaaS được ứng dụng cho nhiều công việc khác nhau
IaaS được ứng dụng cho nhiều công việc khác nhau

5. Cách thức hoạt động của Iaas như thế nào?

Bên cạnh việc nắm rõ Iaas là gì thì chúng ta cũng cần biết cách thức hoạt động của công nghệ điện toán đám mây này. Trước tiên, khách hàng sử dụng Iaas sẽ tiến hành truy cập dịch vụ và tài nguyên thông qua việc kết nối mạng, thường là mạng WAN. 

Chẳng hạn, người dùng có thể đăng nhập vào Iaas để tạo VM (máy ảo), cài đặt hệ điều hành trong mỗi máy ảo và triển khai một số phần mềm trung gian. Sau đó tạo nhóm lưu trữ cho công việc cũng như bản sao lưu, cơ sở dữ liệu, cài đặt khối công việc cần thực hiện của doanh nghiệp vào chiếc máy ảo đó.

Tiếp đến khách hàng sử dụng những dịch vụ từ nhà cung cấp để giám sát hiệu suất, theo dõi chi phí, cân bằng lưu lượng mạng. Kể cả việc khắc phục sự cố ứng dụng không mong muốn và quản lý việc khôi phục trong trường hợp xấu nhất.

6. Một số ứng dụng của dịch vụ điện toán đám mây Iaas

Iaas được ứng dụng trong nhiều mục đích khác nhau, phổ biến nhất bao gồm:

  • Sao lưu, lưu trữ và phục hồi dữ liệu.
  • Lưu trữ đồng thời phân tích dữ liệu của doanh nghiệp. Để từ đó, cung cấp khả năng tính toán cũng như xử lý thông qua các tập dữ liệu lớn.
  • Iaas còn được dùng trong môi trường thử nghiệm và phát triển, nhờ vào sự linh hoạt, dễ dàng thu nhỏ hoặc mở rộng theo nhu cầu của người dùng.

Iaas thực hiện lưu trữ, phân tích dữ liệu của doanh nghiệp
Iaas thực hiện lưu trữ, phân tích dữ liệu của doanh nghiệp

7. Sự khác biệt của Iaas so với các điện toán đám mây khác

Bên cạnh sự xuất hiện của Iaas, trên thị trường hiện nay còn có Saas và Paas. Tuy nhiên nói về điểm khác biệt thì Iaas có một số điểm đáng chú ý như:

  • Iaas có tính linh hoạt cao hơn những dịch vụ đám mây khác.
  • Iaas còn cho phép người dùng tùy ý chọn thông số kỹ thuật ở hệ điều hành và phần cứng.

Tuy nhiên, đối với Iaas thì đòi hỏi các người quản lý cũng như lập trình viên cần có một lượng kiến thức chuyên môn nhất định về phần cứng, hệ điều hành. Cùng với đó là sự hiểu biết về mạng và các biện pháp bảo mật để dễ dàng xử lý những tình huống xấu xảy ra.

8. Dịch vụ của Iaas hữu ích cho người dùng

Ngoài dịch vụ tiêu biểu của Iaas là Google Compute Engine (GCE). Chúng ta còn có một số ví dụ khác như là DigitalOcean, Linode, Cisco Metapod, Microsoft Azure, Rackspace, Amazon Web Services (AWS). Tùy vào nhu cầu sử dụng tổ chức, doanh nghiệp có thể lựa chọn dịch vụ phù hợp để đảm bảo hiệu quả công việc tối ưu.


Iaas có tính linh hoạt cao hơn những dịch vụ đám mây khác
Iaas có tính linh hoạt cao hơn những dịch vụ đám mây khác

Lời kết

Như vậy bài viết trên đây đã giúp các bạn biết thêm được vài thông tin cơ bản cực kỳ hữu ích về IaaS là gì, đặc điểm, ưu nhược điểm của IaaS. Bên cạnh đó là thông tin về cách hoạt động và khi nào nên dùng loại dịch vụ điện toán đám mây Iaas này. Hy vọng sẽ giúp bạn tạo ra hoặc cải tiến được dịch vụ và sản phẩm của mình. Để từ đó có thể đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng cũng như giảm thiểu tối đa chi phí đầu tư và hoạt động cho doanh nghiệp.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Chưa thể cấm ngay Temu, 1688 và Shein, Bộ Công Thương và Tổng cục Thuế nói gì?

Mạng 5G lúc nhanh, lúc chậm: Viettel lý giải nguyên nhân?

Meey Group xác lập Kỷ lục Doanh nghiệp sở hữu Bộ giải pháp Công nghệ BĐS nhiều sản phẩm nhất Việt Nam

Xu hướng ứng dụng công nghệ trong giao dịch bất động sản ngày càng phổ biến

AI phần lớn đã đánh bại các CEO con người trong một thí nghiệm nhưng lại bị sa thải nhanh hơn

Tấn công mạng ngày càng phức tạp: Ra mắt chương trình đào tạo chuyên gia bảo vệ dữ liệu cá nhân

Nhu cầu về AI và các ngành công nghệ khác đã thúc đẩy sức mạnh tính toán của Trung Quốc tăng liên tục

YouTube Shorts vừa được tích hợp mô hình AI mới, giúp việc sáng tạo trở nên dễ dàng hơn

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

12 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

12 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

12 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

12 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước