Public cloud là gì? Khái quát chung về Public cloud
BÀI LIÊN QUAN
Ứng dụng điện toán đám mây trong thực tiễnThông tin về 4 mô hình điện toán đám mây thông dụng hiện nayCommunity cloud là gì? Ưu nhược điểm của Community cloud1. Public Cloud là gì?
Public Cloud là gì trở thành mối quan tâm của nhiều người dùng. Theo dữ liệu IT thì Public Cloud hay còn gọi là đám mây công cộng. Nó là một mô hình dịch vụ dựa trên nền tảng điện toán đám mây tiêu chuẩn. Điều này làm cho các tài nguyên như máy ảo, Storage có thể được sử dụng từ xa. Dịch vụ này được cung cấp bởi một bên thứ ba đến người tiêu dùng trên mạng công cộng.
Ngoài ra, Public Cloud có ưu điểm không giới hạn người dùng, bất cứ người nào hoặc doanh nghiệp nào cũng có thể sử dụng. Dịch vụ công nghệ này khá đơn giản, nên phù hợp với tất cả mọi người. Đám mây công cộng có 2 hình thức sử dụng: miễn phí và trả phí.
Mặt khác, Public cloud là cách để phát triển ứng dụng thay thế cho các kiến trúc công nghệ thông tin truyền thống. Thông qua kết nối mạng internet, nhà cung cấp lưu trữ các tài nguyên công nghệ thông tin theo yêu cầu. Từ đó, họ sẽ mở rộng, cung cấp đến tay người tiêu dùng.
2. Ưu điểm và nhược điểm của Public Cloud.
2.1. Ưu điểm của Public Cloud
Public Cloud đang được sử dụng rộng rãi và phổ biến tại nhiều doanh nghiệp. Dịch vụ này sử dụng cơ sở hạ tầng và thiết lập tương đối đơn giản. Mặt khác, đám mây công cộng có cách quản lý cơ sở hạ tầng dễ hơn. Công nghệ có một bên thứ ba chuyên phát triển và bảo trì phần mềm. Do đó, người sử dụng không phải làm điều này.
Hơn nữa, Public Cloud có khả năng mở rộng cao. Khi công ty có yêu cầu mở rộng, đám mây có thể mở thêm dung lượng một cách dễ dàng. Ngoài ra, nếu nhu cầu của doanh nghiệp thay đổi, ko phù hợp với công nghệ cũ. Công ty sẽ thay thế bằng một phần mềm khác mà không hề gặp khó khăn gì.
Bên cạnh đó, dịch vụ này giảm được chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng. Người sử dụng chỉ trả khoản phí thường niên. Họ chỉ trả phí theo nhu cầu sử dụng. Đồng thời, nó có thể tính toán theo yêu cầu của người dùng. Điều này giúp cho các doanh nghiệp quản lý được chi phí cần bỏ ra.
Mặt khác, Public Cloud cung cấp các tùy chọn thích hợp đối với khách hàng. Tùy từng tổ chức có cách quản lý, hoạt động khác nhau. Vì thế, có nhiều dịch vụ mở ra để phù hợp với các công ty. Mạng lưới rộng lớn của máy chủ đảm bảo cơ sở hạ tầng luôn sẵn sàng, cải thiện được thời gian hoạt động.
2.2. Nhược điểm của Public Cloud
Bên cạnh những ưu điểm rõ rệt của Public Cloud. Nó cũng mang nhược điểm như độ tin cậy không tuyệt đối, đôi khi chúng cũng gặp sự cố hoặc trục trặc. Mạng máy chủ dùng để chống lại sự cố bộ nhớ. Mặt khác, vấn đề bảo mật dữ liệu làm phát sinh mối quan tâm khác.
Mặc dù, các thao tác truy cập khá dễ dàng, nhưng mô hình triển khai khiến người sử dụng không biết thông tin của họ, lưu giữ ở đâu, ai có quyền truy cập vào đó. Mặt khác, nhà cung cấp chỉ có lựa chọn dịch vụ được tiêu chuẩn hóa, mà không đáp ứng được yêu cầu phức tạp hơn.
3. Hình thức hoạt động của Public Cloud là gì?
Public cloud là hình thức tiêu dùng công nghệ. Nó ra đời để giải quyết vấn đề thiếu không gian lưu trữ trên máy tính. Đồng thời, phần mềm này thay thế cho việc phải gửi tài liệu cho nhau, thì người sử dụng chỉ cần truy cập vào hệ thống để lấy dữ liệu cần.
Ngoài ra, các tệp tài liệu với dung lượng quá lớn thì việc gửi email, skype là không thể. Bên cạnh đó,Public Cloud có thể lưu trữ lượng lớn dữ liệu. Nó là hình thức hoạt động xuyên suốt, tiện dụng. Chính vì thế, các doanh nghiệp nên lựa chọn đám mây công cộng để sử dụng.
Mặt khác, công nghệ này bao gồm nhiều tính năng và khoa học khác nhau. Nó mang đặc tính dùng theo đề xuất của khách hàng. Phần mềm này có thể tính toán để thay đổi theo yêu cầu của người tiêu dùng, làm sao cho phù hợp nhất với cách hoạt động của doanh nghiệp.
4. Ứng dụng thực tế của Public Cloud
Public Cloud là gì, nó có hữu ích không? Theo các chuyên gia thì Public Cloud mang nhiều ưu điểm và vai trò thiết thực. Nếu hiểu được mục đích của phần mềm này sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt được xu hướng triển khai các giải pháp công nghệ. Mặt khác, nó có nhiều dạng cấu trúc khác nhau để thích nghi với các sản phẩm được cung cấp. Chúng ta cùng tìm hiểu các mô hình của Public Cloud:
4.1. Mô hình Saas
Đây là dạng mô hình mà phần mềm được nhà cung cấp lưu trữ trên đám mây. Người sử dụng kết nối internet để truy cập ứng dụng đó. Ngoài ra, Saas loại bỏ nhu cầu của người tiêu dùng với việc cài đặt phần mềm trên máy cá nhân. Do đó, tổ chức giảm chi phí hỗ trợ, bảo trì, giảm nhu cầu phần cứng.
4.2. Mô hình PaaS
Paas là mô hình điện toán, tổ chức không cần duy trì cơ sở hạ tầng nhưng vẫn phát triển được phần mềm. Thông qua kết nối băng thông rộng, nhà cung cấp xây dựng ,hỗ trợ môi trường tối ưu hóa mang lại cho người tiêu dùng. Việc này giúp cho doanh nghiệp giảm được khoản phí duy trì.
4.3.Mô hình IaaS
IaaS được một tổ chức cung cấp toàn bộ hạ tầng dữ liệu cho nhà cung cấp dịch vụ đám mây. Đồng thời, nhà cung cấp đó lưu trữ từ máy chủ đến phần cứng mạng, duy trì ảo hóa môi trường. Do đó, doanh nghiệp sử dụng mô hình này tiết kiệm được chi phí mua và bảo trì phần cứng. Mặt khác, IaaS cách dùng khá đơn giản.
5. So sánh Private Cloud vs Public Cloud
Hiện nay trên thị trường có 2 loại đám mây phổ biến: public cloud và private cloud. Chúng ta cùng so sánh xem chúng có gì khác nhau:
5.1. Private Cloud là gì?
Private Cloud là phần mềm được sử dụng nội bộ trong một doanh nghiệp. Do đó, nó được gọi với tên khác là đám mây nội bộ hoặc đám mây doanh nghiệp. Đó là nơi dữ liệu được bảo vệ sau tường lửa. Hơn nữa, đám mây này thích hợp với tổ chức có sẵn các trung tâm dữ liệu đắt tiền. Bởi vì, công ty có thể dùng chính hạ tầng hiện đang có.
Bên cạnh đó, đám mây nội bộ có nhược điểm là toàn bộ trách nhiệm thuộc về công ty từ việc quản lý, bảo trì, đến nâng cấp. Khi công nghệ phát triển hơn, doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra một khoản phí để mua cái mới thay thế. Tuy nhiên, việc sử dụng đám mây riêng độ bảo mật sẽ cao hơn, không phải chia sẻ tài nguyên với tổ chức khác.
5. 2.Sự khác biệt giữa Private Cloud vs Public Cloud
Doanh nghiệp sử dụng Public Cloud tiết kiệm được chi phí mua, quản lý, duy trì cơ sở hạ tầng. Bởi vì, ở đám mây công cộng, nhà cung cấp sẽ chịu mọi trách nhiệm. Điều này trái ngược hoàn toàn với Private Cloud. Đám mây nội bộ lại tự giải quyết toàn bộ vấn đề.
Mặt khác, Public Cloud triển khai nhanh hơn so với Private Cloud. Hơn nữa, đám mây công cộng có khả năng mở rộng vô hạn, có thể lưu trữ được lượng dữ liệu khổng lồ. Tuy nhiên, đám mây nội bộ lại có độ bảo mật cao hơn, dường như công ty khác ko thể đột nhập được.
Mặc dù, hai đám mây này có những đặc tính khác biệt nhưng toàn bộ dữ liệu để trên đám mây đều tách biệt và vi phạm an ninh là rất hiếm. Đồng thời, cả 2 loại hình này đều mang đến những lợi ích về hiệu quả nhằm thúc đẩy kinh doanh, đưa doanh nghiệp từng bước phát triển.
Lời kết
Public Cloud giúp các doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt được xu hướng để tìm được các giải pháp công nghệ trong tương lai. Bài viết trên nêu rõ khái niệm Public Cloud là gì cùng những ưu điểm, ứng dụng của đám mây công cộng. Các bạn có thể tham khảo để hiểu hơn về công nghệ này. Từ đó, bạn có thể đưa ra những lựa chọn phù hợp nhất đối với nhu cầu của mình.