meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Hết thời, văn phòng môi giới bất động sản “ráo riết” thanh lý mặt bằng

Thứ sáu, 30/12/2022-16:12
Dù bước vào giai đoạn nước rút của năm 2022, nhưng ngành bất động sản vẫn chưa thể thoát khỏi cảnh khó. Thị trường chững lại khiến hàng loạt văn phòng môi giới nhà đất buộc phải đóng cửa, tìm hướng mưu sinh mới.

Sàn môi giới “chết như ngả rạ” 

Theo thống kê của FERI, tính thanh khoản giảm sút là một trong những nguyên nhân khiến các doanh nghiệp bất động sản phải chịu nhiều tác động nặng nề. Chỉ trong 10 tháng đầu năm nay, số lượng doanh nghiệp tạm dừng hoạt động kinh doanh có thời hạn là gần 2.300 doanh nghiệp. Gần 1.000 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể. Một lượng lớn đơn vị phải tiến hành tái cơ cấu lại mô hình kinh doanh, cắt giảm quy mô và tinh giản hệ thống nhân sự. 


Không còn cảnh đua nhau mở văn phòng môi giới nhà đất như "nấm mọc sau mưa"
Không còn cảnh đua nhau mở văn phòng môi giới nhà đất như "nấm mọc sau mưa"

Thiếu vắng giao dịch dẫn đến nguồn thu của các sàn môi giới không còn “dồi dào” như trước. Cũng vì thế mà môi giới cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhất là khi bị giảm lương nhưng vẫn phải gánh tiền chạy quảng cáo và các chi phí phát sinh.

Anh Nguyễn Quang Hùng - một nhân viên môi giới kì cựu chuyên mua-bán nhà đất khu vực Hòa Lạc - Hà Nội cho biết, hiện tại vẫn có khách tìm hiểu các sản phẩm nhưng lại không có khách “chốt đơn”. 

"Nếu như cuối năm ngoái hay hồi đầu năm nay, cả văn phòng chỉ có 10 người nhưng chốt được cả hơn 100 giao dịch. Nhưng nhiều tháng nay, 1-2 giao dịch cũng khó", anh Hùng chia sẻ.

Không còn cảnh văn phòng môi giới bất động sản “mọc lên như nấm”, cũng không còn cảnh tấp nập, nhộn nhịp “kẻ mua người bán”và vô số những lời chào mời nhà đất như trước đây. Hàng loạt văn phòng môi giới đã “đóng cửa cài then” cả mấy tháng trời, một số khác thì trong tình trạng cầm cự qua ngày. 


Nhiều sàn môi giới buộc phải nhượng mặt bằng do không gánh nổi tiền thuê
Nhiều sàn môi giới buộc phải nhượng mặt bằng do không gánh nổi tiền thuê

Chủ một văn phòng môi giới có trụ sở tại Hoài Đức - Hà Nội thông tin, bước sang quý II, văn phòng anh gần như không có khách, không có bất cứ giao dịch nào được thực hiện thành công. Đến tháng 10 vừa qua, cảm thấy không thể trụ được nữa nên anh buộc phải cắt giảm nhân sự, văn phòng của anh đóng cửa để tiết kiệm chi phí. 

"Hiện tại, văn phòng đóng cửa nhưng tôi vẫn phải trả chi phí thuê mặt bằng. Nhưng do trước đấy đã ký hợp đồng thuê đất lâu năm nên nếu không đóng cửa thì các khoản phí chi sẽ bị đội lên rất nhiều. Chính vì vậy tôi đang tìm người cho chủ mới cho mặt bằng", vị này nói.

Tương tự, không ít văn phòng môi giới nhà đất trong tình trạng đóng cửa cũng đang tìm cách thanh lý mặt bằng.

Không đủ sức duy trì hoạt động

Từng chạy theo phong trào sàn bất động sản đạt chuẩn, sàn N. có trụ sở tại Hà Nội chạy vạy khắp nơi để có được “chứng nhận” sàn chuẩn. Nhưng cách đây 2 tháng, sàn này đã phải tìm người sang nhượng mặt bằng để chuyển văn phòng về nhà riêng bởi không “nuôi” nổi các chi phí duy trì.

Lãnh đạo sàn này than thở: “Hiện chúng tôi chỉ duy trì một vài nhân sự để giải quyết hợp đồng chưa giao nhà chứ không có giao dịch mới, khách hàng không hỏi mua, sản phẩm cũng không có để bán. Nên việc duy trì sàn là điều không thể với chúng tôi”.


Nhiều sàn đang tìm cách để thanh lý mặt bằng trước Tết
Nhiều sàn đang tìm cách để thanh lý mặt bằng trước Tết

Từng tự tin là nhà phân phối của nhiều dự án trên của thị trường bất động sản toàn quốc. Nhưng đúng dịp “kỷ niệm” một năm thành lập sàn T. T. L. đã đóng cửa hoạt động. Trong ngày thanh lý hợp đồng thuê nhà, vị giám đốc sàn cho biết: “Thị trường bất động sản gặp khó, nợ đọng của sàn chạm mức hàng tỷ đồng. Đóng cửa là một giải pháp tốt nhất ở thời điểm hiện tại …”.

Trước đó, theo thống kê của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, cứ mỗi một phân khúc bất động sản sẽ có khoảng 10.000 nhân viên môi giới hoặc phải nghỉ việc hoặc phải chuyển nghề. Trong điều kiện một lượng lớn các dự án đang triển khai phải tạm dừng khiến số nhân viên môi giới bất động sản phải nghỉ việc cũng ngày một nhiều bởi trên thực tế, các sàn giao dịch cũng rất khó khăn.


Hiện nay, chỉ còn rất ít văn phòng môi giới còn hoạt động.
Hiện nay, chỉ còn rất ít văn phòng môi giới còn hoạt động.

Bên cạnh đó, một báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, trên địa bàn thành phố, có đến 122 sàn giao dịch bất động sản không còn hoạt động trên tổng số 500 sàn, có hơn 200 sàn không có giao dịch trong một thời gian dài. Phần còn lại chỉ đang cầm cự khi có một vài giao dịch thành công. Đáng chú ý, rất nhiều sàn vẫn còn đăng ký doanh dù không còn hoạt động, tuy nhiên lại không tìm được địa chỉ khi khách hàng cần liên hệ.

Giám đốc một sàn bất động sản từng có văn phòng tại Hà Nội cho biết, tùy vào quy mô sàn mới có thể tính chi tiết các chi phí để duy trì. Tuy nhiên, trung bình các sàn môi giới tại Hà Nội sẽ cần khoảng 400 – 500 triệu đồng mỗi tháng để trang trải chi phí mặt bằng và trả lương cho nhân viên. 

Để duy trì mức phí này, hằng tháng như vậy và phần trăm hoa hồng được hưởng 2%- 3%/căn hộ, sàn BĐS cần có ít nhất khoảng 20 giao dịch thành công trong một tháng, mỗi giao dịch phải được ít nhất từ 2-3% giá trị. Trong khi đó, để kiếm được 5-10 giao dịch thành công trong một ở thời điểm này là điều rất khó. 

Hiện tại, phần lớn sàn môi giới nhà đất đều rơi vào cảnh “bất động”, một số đang “ráo riết” thanh lý mặt bằng, một số thì tận dụng để kinh doanh quán hàng, số còn lại thì “đóng cửa” không hẹn ngày mở lại.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

Sân pickleball mọc lên ồ ạt, đầu tư không còn “hái ra tiền”

Thúc đẩy chuyển đổi dự án để tăng nguồn cung NOXH

Huyện Hoài Đức tiếp tục đấu giá đất tại khu Lòng Khúc: Kịch bản nào sẽ xảy ra?

Chuyên gia dự báo, thị trường bất động sản sẽ bật lên sau 3-4 năm nữa

Đề xuất đánh thuế bất động sản thứ hai: Lo ngại những "phản ứng ngược"!

Dự án NOXH đầu tiên tại Quảng Ninh có mức giá "dễ chịu", nhiều căn dưới 600 triệu đồng

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

4 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

4 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

4 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

4 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước