meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Hấp dẫn bởi lãi suất cao, nhiều nhà đầu tư ngậm ngùi rơi vào cảnh "thả gà ra đuổi"

Thứ hai, 12/12/2022-09:12
Những ngày cuối năm, không khó để bắt gặp những tấm băng rôn đỏ, những dòng chữ yêu cầu “trả tiền”, “bồi thường hợp đồng”,... của nhiều nhà đầu tư (NĐT) cá nhân tập trung trước các trụ sở doanh nghiệp. Câu chuyện trái phiếu, quyền lợi của nhà đầu tư đang nóng dần lên từng ngày.

Hấp dẫn bởi lãi suất cao

Sáng sớm tại trụ sở doanh nghiệp S, bất chấp cái lạnh của đầu đông, cô Hạnh (Hà Nội, tên nhân vật đã được thay đổi) cùng với nhiều nhà đầu tư đã ngoài 60 tuổi “áo đơn áo kép” tập trung cùng tấm băng rôn với hi vọng có thể đòi lại khoản tiền trái phiếu mà với nhiều người trong số họ là tiền cóp nhặt cả đời để nghỉ hưu, dưỡng già.

Chia sẻ với PV, cô Hạnh bức xúc trước việc khoản tiền tiết kiệm 4 tỷ đồng đổ vào trái phiếu doanh nghiệp S đến kỳ hạn trả từ tháng 10 nhưng không được rút, tuy đã gửi thắc mắc lên doanh nghiệp và phía ngân hàng nhưng câu trả lời chỉ là chờ đợi một thời gian nữa. 

“Dành dụm bao lâu nay mới có được 4 tỷ để gửi tiết kiệm, qua sự quảng cáo của nhân viên ngân hàng tôi mới biết đến trái phiếu DN. Nghe nói lãi suất cao hấp dẫn lại được linh hoạt kỳ hạn, tôi vốn không hiểu biết gì về sản phẩm tài chính nên chỉ nghĩ đây cũng là hình thức gửi tiết kiệm của ngân hàng. Đặt hết niềm tin vậy mà suốt hai tháng nay dù đã nhiều lần gửi thắc mắc, phản hồi tôi nhận được chỉ là ậm ờ cho qua”, cô Hạnh chia sẻ.

TS. Vũ Đình Ánh: ‘Chúng ta đang lờ đi trách nhiệm của ngân hàng thương mại và đơn vị trung gian phân phối trái phiếu

Đáng chú ý, vị chuyên gia này cũng nêu tình trạng trái phiếu “ba không” là không bảo lãnh, không tài sản đảm bảo và không xếp hạng tín nhiệm đang gây ra rất nhiều hệ lụy. Thời điểm hiện tại, hầu hết những vi phạm xảy ra tại loại trái phiếu doanh nghiệp không có bảo lãnh bởi quy định về điều này còn rất mập mờ, “tường vậy nhưng lại không phải vậy”.

Trái phiếu doanh nghiệp bất động sản gặp “cơn gió ngược chiều”

Những thách thức lớn được dự báo sẽ xuất hiện trên thị trường bất động sản năm 2023. Nhiều dự báo cho biết vẫn còn nhiều khó khăn trong bối cảnh áp lực dòng tiền thanh toán trái phiếu đáo hạn là gánh nặng lớn của các doanh nghiệp. 

Thị trường trái phiếu phát triển nóng như “quả bom hẹn giờ”

Theo các chuyên gia, thị trường trái phiếu phát triển quá nhanh trong thời gian qua đã và đang bộc lộ những bất cập lớn, do đó việc cấp bách ngay lúc này là củng cố niềm tin các nhà đầu tư, đẩy mạnh xếp hạng tín nhiệm trái phiếu để thị trường phát triển minh bạch hơn.

“Khi mục đích sử dụng vốn phát hành trái phiếu không được thay đổi có thể dẫn tới lãng phí”

Theo TS. Trần Minh Tuấn - Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Chứng khoán Smart Invest, khi doanh nghiệp không được phép thay đổi mục đích sử dụng vốn phát hành trái phiếu có thể sẽ dẫn đến lãng phí nguồn lực, tính linh hoạt sử dụng vốn kém đi.

Nửa đầu năm 2023, thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ im lìm

Theo Chứng khoán VNDirect, tổng giá trị trái phiếu riêng lẻ đáo hạn trong năm 2023 là vào khoảng 300.000 tỷ đồng, so với 2022 tăng 90%. Trong đó thì bất động sản và tài chính - ngân hàng cũng ghi nhận lần lượt chiếm 30% và 40%.

Nhà đầu tư “lên tiếng” vì mất niềm tin 
Nhà đầu tư “lên tiếng” vì mất niềm tin 

Còn với trường hợp của anh Vinh (Hà Nội, tên nhân vật đã được thay đổi) được bạn bè giới thiệu, anh biết đến doanh nghiệp T, một tập đoàn lớn có tiếng và được hứa hẹn mua trái phiếu dưới danh nghĩa “hợp tác đầu tư”. Với số tiền tích cóp nhờ công việc kinh doanh buôn bán, anh đã không ngần ngại coi đây là cơ hội kiếm thêm tiền nhờ lãi suất cao hơn gửi tiết kiệm thông thường, được cam kết tất toán trước kỳ hạn, bạn bè anh nhiều người cũng từng mua trái phiếu của doanh nghiệp T nên anh cũng yên tâm không ngần ngại “xuống tiền”.

Ngậm ngùi với nỗi lo mất cả tiền gốc lẫn lãi, anh Vinh chỉ biết thở dài, “Đến giờ vẫn không khỏi sững sờ khi đến hạn hết hợp đồng lại nhận được tin doanh nghiệp đơn phương thay đổi kỳ hạn thanh toán không một thông báo bằng văn bản, cảm giác như tôi đang bị lừa mà chỉ biết lên cầu cứu trên cộng đồng mạng, tìm những người đồng cảnh ngộ với mình để cùng lên tiếng”.

Đứng trước thực tế thời gian vừa qua, Nhà nước đã thể hiện động thái tích cực, chủ động đưa ra biện pháp để xử lý sai phạm, tháo gỡ vướng mắc cho thị trường trái phiếu DN an toàn, lành mạnh cũng như bảo đảm lợi ích chính đáng, hợp pháp của người dân, DN cùng các chủ thể liên quan. Những tưởng sẽ khiến NĐT cá nhân vững tâm hơn, nhưng trên các nền tảng mạng xã hội vẫn có nhiều hội nhóm, diễn đàn thu hút NĐT lựa chọn đứng tập trung trước các trụ sở DN để “kêu cứu”.

Trả lời PV, nhiều nhà đầu tư cho biết, phản hồi của DN đã khiến họ “không đủ kiên nhẫn để chờ đợi”, thay vì có một thông báo thỏa đáng, một cam kết hay bảo lãnh gửi đến NĐT trước khi đến kỳ hạn trả tiền lãi để họ chuẩn bị tinh thần, các DN này lại quyết định im lặng hoặc phải đợi đến khi NĐT lên tiếng thắc mắc mới đưa ra câu trả lời mà theo đánh giá của họ là “chưa đủ thuyết phục”, khiến niềm tin của họ với DN trở nên mong manh.

Những nhà đầu tư “bất đắc dĩ”

Trong những năm gần đây, trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đang dần trở thành một kênh huy động vốn quan trọng của các DN. Trước thực tế TPDN không phải sản phẩm tiền gửi tiết kiệm NH và có độ rủi ro cao hơn, NĐT tự gắn với trách nhiệm đánh giá rủi ro và tự chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư của mình là điều tất yếu. 

Dù vậy, trên thị trường hiện tại đa phần các NĐT cá nhân mua TPDN chủ yếu là vì tin tưởng vào các lời tư vấn, giới thiệu hấp dẫn còn bản thân lại không có đủ kiến thức, kinh nghiệm về lĩnh vực này. 


Những nhà đầu tư “bất đắc dĩ”
Những nhà đầu tư “bất đắc dĩ”

Theo chia sẻ từ Luật sư Phạm Ngọc Hưng, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN TP. HCM (HUBA), giai đoạn vừa qua công ty luật của ông đón tiếp rất nhiều người hưu trí ôm cả chồng hồ sơ đến nhờ hỗ trợ lấy lại tiền mua TPDN. Bản thân những khách hàng này hoàn toàn không biết gì về TPDN. Khi đáo hạn sổ tiết kiệm, nhân viên NH tư vấn sản phẩm có lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi, hứa hẹn sẽ hỗ trợ môi giới chuyển nhượng trước hạn hoặc sẽ mua lại trong thời gian ngắn sau khi phát hành. 

Với nhu cầu được thêm tiền lãi và có niềm tin là nhân viên NH tư vấn, từ chỗ là người gửi tiết kiệm nhiều người đã “vô tình” trở thành NĐT TPDN. Với họ, câu chuyện không chỉ dừng lại ở nỗi lo mất khoản tiền đã tiết kiệm được, “khi tôi chia sẻ câu chuyện của mình với người thân bạn bè, nhiều người cho là tôi tham, là tôi ham lãi suất cao, không ai trong số họ đồng cảm với tôi. Tôi cũng không biết TPDN là gì, cứ nghĩ đơn giản nó cũng là gửi tiết kiệm cuối cùng lại nhận cái kết đắng”, anh Hoàng một NĐT “bất đắc dĩ” trải lòng.

Theo chuyên gia kinh tế TS. Đinh Thế Hiển, các NĐT cá nhân không đi tìm lãi suất quá cao, họ chỉ đi tìm lãi suất phù hợp hơn so với lãi suất tiết kiệm. Nhìn lại giai đoạn năm 2020 - 2022, thị trường TPDN chủ yếu tập trung trong các NHTM và DN bất động sản (BĐS) trong đó có đến 80% TPDN được phát hành từ các công ty BĐS, vốn chưa thu hút các NĐT chuyên nghiệp như quỹ đầu tư, quỹ mở, quỹ cân bằng tham gia mua TPDN của các nhóm này.

Quay trở lại với câu chuyện TPDN thời gian qua, theo quy định, NĐT cá nhân chuyên nghiệp mới được tham gia mua TPDN, nhưng trước thực tế trên có được bao nhiêu NĐT là chuyên nghiệp và thực sự hiểu về khái niệm “trái phiếu”? 

Nhà đầu tư cần tỉnh táo trước sức hấp dẫn của lãi suất quảng cáo

Nhận diện về vấn đề này, phát biểu tại tọa đàm “Thị trường TPDN: Vấn đề và khuyến nghị” do Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) tổ chức, PGS. TS Đinh Trọng Thịnh nhấn mạnh tầm quan trọng của việc công bố thông tin chính xác, minh bạch trong hoạt động của thị trường trái phiếu DN nhằm tránh phát sinh những rủi ro không đáng có. Đồng thời, thiếu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước cũng dẫn đến việc các NĐT chỉ chạy theo “tiếng gọi” của lãi suất.

Ông Thịnh nhìn nhận thị trường tính đến thời điểm hiện tại, các loại TPDN được phát hành tại Việt Nam hầu hết đều chưa được xếp hạng tín nhiệm, nhiều loại TP không có tài sản đảm bảo; tồn tại một số DN công bố huy động vốn TP với lãi suất cao nhưng không có phương án kinh doanh rõ ràng, thiếu tính khả thi trong đảm bảo trả được nợ gốc và lãi về lâu dài.

Cùng với đó, hoạt động của thị trường TPDN có thể có rủi ro phát sinh từ việc không công bố thông tin hoặc thông tin được công bố không chính xác, thiếu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước, dẫn đến việc các NĐT chỉ chạy theo “tiếng gọi” của lãi suất.

Để thị trường TP phát triển lành mạnh, cơ quan quản lý cần tăng cường thanh tra, giám sát để bảo đảm thị trường TPDN phát triển ổn định, minh bạch, an toàn và bền vững. Một trong những nguyên tắc quan trọng là mọi hành vi vi phạm phải được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh theo đúng mức độ vi phạm cụ thể. 


Chuyên gia kinh tế PGS.TS Đinh Trọng Thịnh
Chuyên gia kinh tế PGS.TS Đinh Trọng Thịnh

Bên cạnh đó, ông Thịnh cho rằng cần chặn ngay tình trạng ngân hàng thương mại bắt tay DN “sân sau” phát hành trái phiếu tràn lan. Từ góc độ chuyên gia, việc một số ngân hàng ồ ạt mua TPDN thời gian qua có thể mang cả mục đích đảo nợ, cơ cấu lại nợ cho DN. Nói cách khác, đây là một cách ngân hàng và DN dùng TPDN để đảo nợ.

Ở diễn biến ngược lại, bản thân các DN phát hành TPDN hiện nay cũng phải tự đảm bảo thương hiệu của chính mình. Ông Mã Thanh Danh, Chủ tịch CTCP Tư vấn Quốc tế (CIB) khuyến cáo, các DN cần tính toán khả năng tài chính, liệt kê tài sản để xử lý. 

Các DN đang kinh doanh tốt nhưng trái chủ yêu cầu mua lại có thể xử lý bằng nguồn tiền mặt. Trong trường hợp không đủ, DN có thể đi vay thêm hoặc thế chấp một phần TP với lãi suất cao hơn để vay tiền mua lại hoặc thương lượng trực tiếp với trái chủ để họ chờ đến hạn. Trong trường hợp trái chủ nhất quyết yêu cầu mua lại, DN có thể thương lượng để trái chủ chuyển đổi TP thành cổ phiếu. 

Với những DN có nguồn lực tài chính yếu hoặc kinh doanh kém khả quan, cần có kế hoạch tái cấu trúc DN khả quan để thương lượng với trái chủ. Nếu không được, DN buộc phải bán các tài sản đang có để thanh toán, bao gồm: đất đai, thương hiệu hoặc hệ thống phân phối,… để không đánh mất niềm tin từ NĐT.

Cùng quan điểm với ông Thịnh, ông Danh cho rằng trong mục tiêu xây dựng thị trường TPDN rộng mở với tầm nhìn xa hơn, cần có đầy đủ các thông tin về xếp hạng tín nhiệm, phân rõ loại hình TP theo từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh, BĐS thương mại, báo cáo thông tin theo trình tự giải ngân dự án,… để người mua có căn cứ cơ sở đầu tư.

Thanh Thảo
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

TS. Võ Trí Thành: Giá trần chung cư có thể khiến chủ đầu tư không còn động lực phát triển dự án mới

Đất nền ven Vành đai 4: Rục tịch tăng giá nhưng giao dịch nhỏ giọt

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

Đất đấu giá “hạ nhiệt” nhưng vẫn bán chênh cả tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Vợ chồng 9X chi 30 tỷ xây biệt thự hiện đại kết hợp phong cách nội thất Japandi

13 giờ trước

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

13 giờ trước

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

13 giờ trước

Người dân sẽ được giao đất mà không phải qua đấu giá

13 giờ trước

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

1 ngày trước