Hàng loạt lãnh đạo doanh nghiệp mua vào để “đỡ giá” khi giá cổ phiếu liên tục "lao dốc"
BÀI LIÊN QUAN
Con sóng đầu cơ rút kéo theo gần một nửa cổ phiếu trên sàn chứng khoán vè dưới mệnh giáCông ty mẹ Digiworld lãi hơn 600 tỷ đồng trong 10 tháng, lên tiếng về việc cổ phiếu giảmKhối ngoại mạnh tay mua gom cổ phiếu ngân hàng từ đầu tháng 11, cái tên nào được xuống tiền nhiều nhất?Có thể thấy, dù hai phiên gần đây chỉ số VN-INdex đã có sự hồi phục, tuy nhiên so với mức đỉnh hồi đầu năm thì thị giá cổ phiếu cũng đã sụt giảm hàng chục, thậm chí là từ 70 - 80%. Đứng trước làn sóng giảm sâu của cổ phiếu thì một loạt lãnh đạo doanh nghiệp lớn đã đăng ký mua vào hàng triệu cổ phiếu.
Theo thống kê cho thấy, tổng cộng số tiền mà các lãnh đạo doanh nghiệp dự kiến sẽ chi ra để mua vào cổ phiếu của mình đã vượt con số 1.000 tỷ đồng.
Thị giá của những "siêu cổ phiếu" một thời đều đã bị "thổi bay" hơn 90% giá trị so với đỉnh
Từng được biết đến là những "siêu cổ phiếu" với thị giá tăng bằng lần chỉ trong thời gian ngắn, giờ đây thị giá của L14, DIG, CEO đều đã bị "thổi bay" khoảng 90% giá trị so với vùng đỉnh.Góc nhìn chuyên gia: Vùng 900 điểm chưa phải là đáy nếu "làn sóng" bán giải chấp cổ phiếu chưa kết thúc
Ông Nguyễn Thế Minh – Giám đốc Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho rằng khi làn sóng "call margin" chưa kết thúc thì thị trường vẫn chưa thể tìm được điểm cân bằng.Từ việc đăng ký mua hàng triệu cổ phiếu trong thời gian 1 tháng tới…
Thời gian gần đây, trong ngày 6/11, Tổng giám đốc CTCP Nam Việt (mã ANV) - ông Doãn Tới đã tiến hành đăng ký mua vào 2 triệu cổ phiếu ANV để có thể nâng tỷ lệ sở hữu lên mức 57,86% tương ứng với 73,8 triệu cổ phiếu. Giao dịch thực hiện theo phương thức lệnh cũng như thỏa thuận thời gian tham gia dự kiến là từ ngày 21/11-20/12/2022.
Có thể thấy, động thái đăng ký mua vào của Tổng giám đốc Nam Việt đã diễn ra sau khi cổ phiếu ANV đã có 8 phiên giảm mạnh, trong đó có 7 phiên giảm sàn và rơi xuống mức thấp nhất trong thời gian gần 23 tháng tính từ cuối tháng 1/2021. Mặc dù chốt phiên ngày 16/11, cổ phiếu của ANV cũng đã tăng trần lên mức 17.200 đồng/cổ phiếu, mặc dù vậy thì sang phiên ngày 17/11, mã này đã bắt đầu quay đầu giảm 1,7% về mức 16.900 đồng/cổ phiếu. Như thế, so với đỉnh hồi giữa tháng 6 thì thị giá cổ phiếu của AVN đã giảm hơn 72% chỉ trong thời gian chưa đầy 5 tháng. Tạm tính với mức giá này thì ông Doãn Tới sẽ phải chi khoảng 34 tỷ đồng để mua số cổ phiếu trên.
Và cũng trong ngày 16/11, Chủ tịch HĐQT Nhựa Hà Nội (mã NHH) - ông Bùi Minh Hải đã thông báo sẽ mua vào 1 triệu cổ phiếu NHH trong thời gian dự kiến là từ ngày 22/11 - 21/12 để đầu tư tài chính cá nhân. Và trước giao dịch, ông Hải đã không sở hữu cổ phiếu NHH, nếu như giao dịch thành công thì ông Hải sẽ tiến hành nâng tỷ lệ sở hữu tại Nhựa Hà Nội lên mức 1,37%.
Ở trên thị trường, cổ phiếu NHH cũng đã có hai phiên hồi tích cực đó là 16/11 và 17/11 lên mức 12.300 tỷ đồng/cp. Mặc dù vậy thì so với hồi đầu năm, cổ phiếu này cũng đã bốc hơi gần 60%. Nếu như tạm tính theo mức giá này thì ông Hải sẽ phải chi trên 12 tỷ đồng để có thể mua vào 1 triệu cổ phiếu đăng ký.
Thời điểm trước đó ngày 15/11, Chủ tịch HĐQT và Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Hải Phát (Hải Phát Invest, mã HPX) cũng đã tiến hành đăng ký mua vào tổng cộng 10 triệu cổ phiếu HPX.
Trong đó thì ông Đỗ Quý Hải đã đăng ký mụa 5 triệu cổ phiếu HPX theo phương thức giao dịch khớp lệnh ở trên sàn và/hoặc giao dịch thỏa thuận với mục đích cơ cấu danh mục đầu tư. Thời gian dự kiến thực hiện là từ ngày 18/11 đến ngày 6/12.
Và cũng từ ngày 18/11 - 16/12, ông Đỗ Quý Thành (là em trai của ông Đỗ Quý Hải) đã đăng ký mua 5 triệu cổ phiếu HPX theo phương thức giao dịch khớp lệnh.
Như thế, nếu như giao dịch thành công thì số lượng cổ phiếu nắm giữ của ông Hải nâng lên từ 121,8 triệu đơn vị lên mức 126,8 triệu đơn vị, tương ứng với tỷ lệ sở hữu thay đổi là từ 40,04% lên 41,68% số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Trong khi đó thì số lượng cổ phiếu nắm giữ của ông Thành nâng từ mức 1,7 triệu đơn vị lên 6,7 triệu đơn vị và tương ứng tỷ lệ sở hữu thay đổi từ 0,38% lên 2% số lượng cổ phiếu đang được lưu hành.
Cũng trong ngày 15/11, nhiều lãnh đạo của Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long (mã:NLG) cũng đã thông báo đăng ký mua vào hàng triệu cổ phiếu NLG. Theo đó thì trong thời gian từ ngày 18/11 đến ngày 17/12, Chủ tịch HĐQT Nam Long - ông Nguyễn Xuân Quang đã cùng với 2 con trai tiếp tục đăng ký mua thêm 4,4 triệu cổ phiếu NLG sau khi chưa mua được hết số cổ phiếu như mong muốn.
Chi tiết, ông Quang đã tiến hành đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu của NLG nhằm mục đích đầu tư. Và nếu như thành công thì sở hữu của Chủ tịch NLG sẽ tăng lên mức gần 47,5 triệu cổ phiếu với tỷ lệ là tương đương 12,35%. Còn hai con trai của ông Quang là Nguyễn Hiệp và Nguyễn Nam mỗi người đăng ký mua 1,7 triệu cổ phiếu. Dự kiến sau giao dịch thì tỷ lệ sở hữu của ông Hiệp và ông Nam cũng sẽ tăng lần lượt lên mức 0,79% và 0,63%.
Cũng cùng thời gian này, hai lãnh đạo của Nam Long là ông Trần Xuân Ngọc - CEO và ông Nguyễn Huy Đức - Giám đốc tài chính cũng đã lần lượt đăng ký mua vào 250.000 cổ phiếu của NLG và 100.000 cổ phiếu với mục đích là để đầu tư.
Cũng cùng với sự phục hồi của thị trường trong thời gian hai phiên gần đây thì cổ phiếu của NLG cũng đã có hai phiên tăng trần liên tiếp lên mức 20.150 đồng/cổ phiếu (chốt phiên 17/11), mặc dù vậy thì so với mức đỉnh là 64.200 đồng/cổ phiếu (phiên 5/1/2022) thì cổ phiếu NLG ghi nhận đã mất gần 69% giá trị. Và với giá trị này thì các lãnh đạo của Nam Long sẽ phải chi ra khoảng gần 96 tỷ đồng để có thể hoàn tất mua vào cổ phiếu đăng ký.\
Thời điểm trước đó, một loạt lãnh đạo doanh nghiệp bất động sản cũng đã dự định chi hàng chục, thậm chí là hàng trăm tỷ để có thể cứu giá cổ phiếu. Cụ thể, Chủ tịch Kinh Bắc City Đặng Thành Tâm dự kiến sẽ chi hơn 370 tỷ đồng để mua 25 triệu cổ phiếu KBC từ ngày 15/11 đến ngày 14/12 theo hình thức khớp lệnh thỏa thuận.
Còn ở nhóm ngân hàng, vào ngày 15/11, Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc Khối Dịch vụ Công nghệ Ngân hàng VIB (mã VIB) - ông Trần Nhất Minh đã tiến hành đăng ký mua vào 2 triệu cổ phiếu với mục đích là sẽ đầu tư dài hạn. Thời điểm trước đó một ngày, một Phó Tổng giám đốc khác kiêm Giám đốc tài chính của ngân hàng này là ông Hồ Vân Long đã đăng ký mua vào 1,5 triệu cổ phiếu. Các giao dịch dự kiến sẽ thực hiện từ ngày 21/11 đến hết ngày 20/12/2022 theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận.
… cho đến hoàn tất mua vào thời gian ngắn
Theo tìm hiểu, trong khi nhiều lãnh đạo doanh nghiệp vẫn đang chờ mua vào cổ phiếu của một ông chủ doanh nghiệp khác đã hoàn tất mua lượng cổ phiếu chỉ trong thời gian ngắn sau khi tiến hành công bố thông tin đăng ký mua. Ví dụ như Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Đất Xanh (mã DXG) - ông Lương Trí Thìn đã báo cáo hoàn tất đầy đủ mua 10 triệu cổ phiếu trong thời gian từ ngày 27/10 đến ngày 25/11, từ đó nắm giữ gần 125 triệu cổ phiếu DXG. Tạm tính theo bình quân giá đóng cửa của cổ phiếu DXG trong thời gian ông Thìn mua vào cổ phần, vị chủ tịch này cũng đã chi khoảng 130 tỷ đồng để hoàn tất được giao dịch trên. Động thái này cũng đã diễn ra khi mà cổ phiếu DXG đã về vùng đáy giá 2 năm xuống mức còn 8.530 đồng/cổ phiếu phiên 15/11.
Còn ông Bùi Cao Nhật Quân - con trai của ông Bùi Thành Nhơn - Chủ tịch của Novaland cũng đã tiến hành mua vào thành công 2 triệu cổ phiếu NVL từ ngày 14/10 đến ngày 3/11/2022. Nếu tạm tính theo giá chốt phiên ngày 3/11 của cổ phiếu NVL là 64.400 đồng/cổ phiếu thì ông Quân đã tiến hành chi khoảng 129 tỷ đồng để có thể hoàn tất được giao dịch trên. Mặc dù vậy, việc mua vào cổ phiếu của ông Quân đã dường như không thể cứu được cổ phiếu NVL khi từ phiên ngày 4/11 đến nay mã này đã giảm sàn liên tiếp trong 10 phiên còn 31.400 đồng/cổ phiếu.
Bên cạnh bất động sản thì ở nhóm bán lẻ làn sóng mua vào cổ phiếu của các lãnh đạo doanh nghiệp cũng đang diễn ra. Mới đây, Chủ tịch HĐQT Thế giới Di động (mã MWG) - ông Nguyễn Đức Tài đã thông báo hoàn tất mua 1 triệu cổ phiếu MWG từ ngày 14/11 đến ngày 16/11. Sau giao dịch, số lượng cổ phiếu nắm giữ của ông Tài cũng đã nâng lên mức hơn 35 triệu đơn vị, tương ứng với tỷ lệ sở hữu là 2,4% vốn điều lệ. Tạm tính theo giá đóng cửa trung bình 3 phiên giao dịch trên thì ông Tài đã chi gần 40 tỷ đồng để hoàn tất việc sở hữu.
Cũng cùng chiều mua, Tổng giám đốc Thế giới Di Động - ông Trần Huy Thanh Tùng cũng đã mua vào thành công 500.000 cổ phiếu MWG đã đăng ký trước đó từ đó nâng tỷ lệ sở hữu lên mức 0,76% cổ phần MWG.
Và một số lãnh đạo khác của Thế giới di động như ông Đoàn Văn Hiểu Em cũng đã tiền hành đăng ký mua vào 500.000 cổ phiếu MWG theo phương thức giao dịch thỏa thuận hoặc là khớp lệnh trên sàn, Cũng cùng thời điểm, Thành viên HĐQT - ông Đặng Minh Lượm đã đăng ký mua 100.000 cổ phiếu MWG; ông Vũ Đăng Linh – Giám đốc Tài chính công ty cũng đã tiến hành đăng ký mua 60 nghìn cổ phiếu. Theo đó, thời gian thực hiện 3 giao dịch dự kiến đều nằm trong khoảng thời gian từ T15/11 - 14/12. Mục đích giao dịch đều là tăng tỷ lệ sở hữu.
Tổng giám đốc CTCK TP.HCM (HSC) - ông Trịnh Hoài Giang cho rằng: “Với tôi, tại thị trường quốc tế như Mỹ và châu Âu vẫn là xu hướng đi xuống. Còn đối với Việt Nam, đã đi xuống khá rồi và vẫn có khả năng xuống tiếp. Nhưng kinh tế cũng kỳ vọng sẽ tăng trưởng 6-7% trong năm nay và còn tốt hơn trong năm sau, với độ tự tin đạt được khá cao thì vùng chúng ta có thể mua được”