meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Khối ngoại mạnh tay mua gom cổ phiếu ngân hàng từ đầu tháng 11, cái tên nào được xuống tiền nhiều nhất?

Thứ hai, 14/11/2022-17:11
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam rơi về mức thấp nhất hai năm, khối ngoại đã có những giao dịch mua - bán sôi động, đặc biệt là ở nhóm cổ phiếu ngân hàng.

Khối ngoại mua gom nhiều cổ phiếu ngân hàng từ đầu tháng 11

Giao dịch chứng khoán trong 2 tuần đầu tháng 11 đã chứng kiến đà sụt giảm sâu của thị trường chứng khoán Việt Nam với việc VN-Index xuyên thủng mốc 1.000 điểm xuống mức thấp nhất trong vòng 2 năm. Trong bối cảnh đó, khối ngoại đã có những giao dịch mua - bán sôi động, đặc biệt ở nhóm cổ phiếu ngân hàng.

Cụ thể, tâm điểm mua gom của của khối ngoại là cổ phiếu BID của Ngân hàng BIDV với tổng mức mua ròng kể từ đầu tháng 11 lên tới gần 4,3 triệu đơn vị, giá trị đạt gần 152 tỷ đồng. Tính riêng trong tuần qua, nhà đầu tư nước ngoài đã có 5 phiên mua ròng liên tục tổng cộng 4,5 triệu cổ phiếu BID, đạt giá trị hơn 159 tỷ đồng. Sự hỗ trược tích cực của khối ngoại đã trở thành yếu tố hỗ trợ giúp cho BID tăng hơn 8% trong tuần qua, qua đó trở thành một trong những mã ngân hàng có diễn biến giá tốt nhất.

Bên cạnh đó, cổ phiếu CTG của VietinBank cũng được nhà đầu tư ngoại gom mạnh. Tính từ đầu tháng 11 đến nya, khối này đã mua ròng gần 2,8 triệu cổ phiếu CTG, tương đương với gần 67 tỷ đồng. Đỉnh điểm trong phiên giao dịch ngày 11/11 đã ghi nhận hơn 4,7 triệu cổ phiếu CTG được nhà đầu tư ngoại mua ròng, giá trị đạt hơn 111 tỷ đồng. Xu hướng mua ròng của khối ngoại đã phần nào làm kìm hãm đã giảm của CTG trong tuần qua khi chỉ mất 3,7% - thấp hơn so với mức giảm của VN-Index (4,3%).

Tương tự hai mã cổ phiếu kể trên, VCB của Vietcombank cũng được khối ngoại mua ròng hơn 515.000 cổ phiếu, tương ứng giá trị hơn 39 tỷ đồng.


Trong đầu tháng 11, khối ngoại đã chi hàng chục, hàng trăm tỷ để gom nhiều mã ngân hàng như BID, CTG, VCB, STB và SHB
Trong đầu tháng 11, khối ngoại đã chi hàng chục, hàng trăm tỷ để gom nhiều mã ngân hàng như BID, CTG, VCB, STB và SHB

Bên cạnh nhóm ngân hàng tư nhân, STB của Sacombank cũng là mã cổ phiếu được khối ngoại gom mạnh nhất. Cụ thể, trong phiên giao dịch cuối tuần qua, nhà đầu tư nước ngoài đã chi hơn 395 tỷ đồng mua ròng gần 25,3 triệu cổ phiếu này - mức lớn nhất ghi nhận trong nhiều tháng gần đây. Tính chung kể từ đầu tháng 11 đến nay, nhà đầu tư nước ngoài đã gom thêm 2,4 triệu cổ phiếu STB với giá trị đạt gần 28 tỷ đồng.

Tương tự, cổ phiếu SHB cũng được khối này tập trung mua gom với khối lượng lũy kế 2 tuần đầu tháng 11 đạt gần 874.000 đơn vị, giá trị mua ròng đạt xấp xỉ 11 tỷ đồng. Trước đó, nhà đầu tư ngoại cũng đã mua ròng gần 14,8 triệu cổ phiếu SHB trong tháng 10 với giá trị hơn 155 tỷ đồng.

Cổ phiếu SHB được khối ngoại mua ròng trong bối cảnh ngân hàng này thông báo 24/11 là ngày đăng ký cuối cùng để cổ đông thực hiện quyền nhận cổ tức năm 2021 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 15% (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận được 15 cổ phiếu) theo phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Ngay sau khi thực hiện chốt danh sách cổ đông, ngân hàng này sẽ thực hiện thủ tục chia cổ tức theo quy định.

Bên cạnh những cái tên kể trên, hai mã ngân hàng khác cũng được khối ngoại mua ròng kể từ đầu tháng 11 là EIB (hơn 71.000 cp) và SSB (hơn 15.000 cp).

Ở diễn biến ngược lại, khối ngoại bán ròng gần 7 triệu cổ phiếu HDB, tương đương giá trị gần 106 tỷ đồng, qua đó đưa tỷ lệ sở hữu tại HDBank về mức hơn 17,7%, tương ứng gần 478,4 triệu đơn vị do hoạt động cơ cấu danh mục ngắn hạn. Tính chung từ phiên đầu năm đến ngày 11/11, cổ phiếu HDB thuộc nhóm được khối ngoại mua ròng lớn, đạt hơn 13 triệu cổ phiếu.

Khối ngoại cũng có xu hướng bán ròng tại OCB (hơn 850.000 cp), MBB (gần 359.000 cp), TPB (hơn 257.000 cp) và VPB (hơn 150.000 cp),...

Tính chung trên cả 2 sàn HSX và HNX, nhà đầu tư ngoại đã mua ròng tổng cộng gần 2,3 triệu cổ phiếu ngân hàng kể từ đầu tháng 11 đến nay (từ ngày 1/11 – 11/11) với giá trị đạt gần 167 tỷ đồng.


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Dự báo ngành ngân hàng trong thời gian tới

Có thể thấy, xu hướng mua ròng của các nhà đầu tư nước ngoài diễn ra trong bối cảnh nhóm cổ phiếu nhà băng giảm mạnh trong những phiên giao dịch đầu tháng 11, qua đó đưa định giá của nhiều mã về vùng hấp dẫn. Mặc khác, trong công bố mới đây, nhiều quỹ ngoại cũng nhận định tích cực đối với nhóm cổ phiếu này.

Theo quỹ ngoại VinaCapital, ngành ngân hàng tiếp tục có sự hấp dẫn cao trong dài hạn nhờ tỷ suất lợi nhuận cao, chất lượng được kiểm soát tốt cùng tỷ lệ thâm nhập của các khoản vay thế chấp và bán lẻ thấp và thu nhập tăng. Điều đó có nghĩa rằng Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế, do đó ngành ngân hàng chưa đến giai đoạn bão hòa.

Tuy nhiên, chuyên gia tới từ VinaCapital cũng chỉ ra những lo lắng đối với nhóm ngành ngân hàng trong ngắn hạn. Cụ thể, những lo ngại đối với ngành ngân hàng có thể tới từ: (1) Biên lợi nhuận mỏng do chi phí huy động vốn cao và điều chỉnh lãi suất cho vay chậm hơn, một phần bởi Chính phủ kêu gọi hạn chế tốc độ tăng lãi suất cho vay, (2) rủi ro đối với chất lượng tài sản từ trái phiếu doanh nghiệp có khả năng không thể tái cấp vốn chuyển nhượng cũng như hoàn trả trong bối cảnh các yêu cầu phát hành chặt chẽ hơn.


Trong báo cáo công bố mới đây, nhiều quỹ ngoại cũng đưa ra nhận định tích cực đối với nhóm cổ phiếu ngân hàng
Trong báo cáo công bố mới đây, nhiều quỹ ngoại cũng đưa ra nhận định tích cực đối với nhóm cổ phiếu ngân hàng

Còn theo các chuyên gia của Dragon Capital Việt Nam nhận định, tín dụng trong năm 2022 được cải thiện, lợi nhuận bình quân toàn ngành có thể đạt mức tăng 30% so với năm 2021. Bên cạnh đó, những thông tin khác hỗ trợ cổ phiếu ngân hàng là một số nhà băng đang triển khai kế hoạch bán vốn chiến lược, ghi nhận lợi nhuận đột biến từ bán bảo hiểm độc quyền, hay khả năng chấp thuận tăng room ngoại.

Dragon Capital cho biết, ngành ngân hàng tiếp tục công bố số liệu tích cực so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế tăng 52%, nhưng nếu so với quý trước, lợi nhuận nhóm này đã giảm 4,1%. Trong bối cảnh chính sách tiền tệ đang thắt chặt, Dragon Capital dự báo triển vọng ngành ngân hàng sẽ khó vượt trội.

Tuy nhiên, nhóm phân tích cho rằng, nhiều rủi ro đã được phản ánh vào giá. Định giá thị trường hiện đang ở vùng rất hấp dẫn khi về gần mức thấp nhất trong vòng 10 năm. Cụ thể, P/E thị trường ở mức 10,7 lần cho 12 tháng gần nhất và 7,9 lần cho năm 2023.

Dù vậy, nhà đầu tư vẫn cần theo dõi đà tăng lãi suất cũng như những diễn biến xảy ra trên toàn cầu. Quan trọng hơn hết là Chính phủ sẽ đưa ra những chính sách nào để hỗ trợ lĩnh vực tài chính.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Lideco và Hà Đô sẽ hợp tác xây tòa tháp đôi 47 tầng tại Khu đô thị mới Dịch Vọng

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Công viên nghìn tỷ ở TP. Vũng Tàu sắp khởi công, diện mạo Bãi Sau được "lột xác"

Tin mới cập nhật

Thương mại điện tử bùng nổ, nhà phố cho thuê đìu hiu, ế ẩm

12 giờ trước

Lideco và Hà Đô sẽ hợp tác xây tòa tháp đôi 47 tầng tại Khu đô thị mới Dịch Vọng

12 giờ trước

Loạt cảnh báo từ Ngân hàng Nhà nước cần biết, trong đó có hạn chế sử dụng wifi công cộng khi giao dịch

19 giờ trước

Ninh Bình - Hải Phòng "bắt tay" phát triển cao tốc mới trị giá 7.000 tỷ đồng

19 giờ trước

Chung cư mở mới tại Hà Nội đã có giá vượt 80 triệu đồng/m2

19 giờ trước