meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Kiên trì "ôm" cổ phiếu ngân hàng, nhiều doanh nghiệp "lãi đậm" hàng nghìn tỷ đồng

Thứ hai, 14/02/2022-15:02
Nhiều doanh nghiệp đã có 10-20 năm kiên trì với cổ phiếu ngân hàng, ngay cả trong giai đoạn khó khăn nhất và đã "hái trái ngọt" khi nhóm cổ phiếu này tăng phi mã trong 2 năm trở lại đây.

Trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay, nhóm phân hàng còn được biết đến là cổ phiếu "vua" và có vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt thị trường. Không chỉ nhà đầu tư cá nhân mà nhiều doanh nghiệp cũng chuộng đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng.

Được biết, có khá nhiều doanh nghiệp đã có 10-20 năm kiên trì "ôm" cổ phiếu ngân hàng, ngay cả trong giai đoạn khó khăn nhất và thành quả đã "hái trái ngọt" khi nhóm cổ phiếu này tăng phi mã trong 2 năm gần đây.

Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp sở hữu lượng cổ phiếu ngân hàng lên tới cả chục nghìn tỷ đồng, đại diện như: Viettel, Masan, SCIC, Tổng Công ty trực thăng Việt Nam (Vietnam Helicopter).

Theo đó, với thời gian đầu tư lâu, các doanh nghiệp này đang tạm lãi nhiều nghìn tỷ đồng, nhưng do quy định kế toán hiện hành, hầu hết chỉ được ghi nhận theo giá vốn đầu tư, trừ các công ty chứng khoán được ghi nhận theo giá trị thị trường. Còn khi trừ đi cổ tức nhận được, giá vốn của một số doanh nghiệp thậm chí có thể về 0.


Nhóm phân hàng còn được biết đến là cổ phiếu "vua" và có vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt thị trường. Ảnh minh họa
Nhóm phân hàng còn được biết đến là cổ phiếu "vua" và có vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt thị trường. Ảnh minh họa

Với một số trường hợp ngân hàng là công ty liên kết như PGBank/Petrolimex hay Techcombank/Masan thì được ghi nhận theo phương pháp vốn chủ sở hữu nhưng cũng thấp hơn giá trị thị trường khá nhiều.

Nhiều doanh nghiệp "lãi đậm" khi đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng

Được biết, Masan Group hiện đang nắm giữ số lượng hơn 524 triệu cổ phiếu của ngân hàng Techcombank. Giá vốn mà công ty phải bỏ ra chỉ ở mức 4.379 tỷ đồng. Trong khi đó, đóng cửa phiên giao dịch ngày 11/2/2022, giá của TCB là 53.700 đồng/cổ phiếu. Theo đó, với hơn 524 triệu cổ phiếu TCB, giá trị khoản đầu tư của Masan tương ứng là 28.156 tỷ đồng. Đồng nghĩa với việc Masan đã lãi 23.777 tỷ đồng - tức trên 1 tỷ USD từ đầu tư vào TCB.

Bên cạnh đó, Mapleleaf - công ty con của Masan cũng đang sở hữu số lượng cổ phiếu TCB trị giá 9.374 tỷ đồng.

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex - PLX) hiện sở hữu 40% cổ phần ngân hàng PGB, tương ứng 120 triệu cổ phiếu. Với mức giá hiện tại là 32.200 đồng/cổ phiếu, 120 triệu cổ phiếu PGB sẽ có giá trị tương ứng là 3.864 tỷ đồng, có nghĩa PLX đã lãi 2.786 tỷ đồng. Trong khi giá vốn mà PLX bỏ ra chỉ có 1.078 tỷ đồng.

Giống như trường hợp của Masan đầu tư vào Techcombank, nhiều đơn vị khác cũng lãi rất lớn khi đầu tư chiến lược hoặc sáng lập ngân hàng, cụ thể như trường hợp của T&T Group với SHB, Sovico với HDBank, Geleximco với ABBank, FPT, Vinare với TPBank,...

Ngân hàng Quân đội (MBB) giúp cho một loạt doanh nghiệp thu lợi lớn, trong đó phải kể đến SCIC và các doanh nghiệp thuộc bộ Quốc phòng như Viettel, Viettelimex, Tân Cảng, Tổng Công ty trực thăng...


Masan đã lãi 23.777 tỷ đồng - tức trên 1 tỷ USD từ đầu tư vào TCB. Ảnh: minh họa
Masan đã lãi 23.777 tỷ đồng - tức trên 1 tỷ USD từ đầu tư vào TCB. Ảnh: minh họa

 

Vào tháng 9/2015, SCIC thực hiện rót gần 1.800 tỷ đồng mua 10% cổ phần của MB, đến thời điểm này, lượng cổ phiếu này đã tăng lên hơn 12.000 tỷ đồng.

Trong những năm qua, nhiều doanh nghiệp nhà nước đã phải thoái vốn đầu tư vào ngân hàng, nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều đơn vị vẫn giữ được đến hiện nay như Petrolimex với PGBank, Bến Thành với OCB, HFIC với HDBank, VNPT với MSB hay VN Post với LPB. 

Tới đây, vào ngày 23/2, Vnpost sẽ tiến hành thoái 10,2% vốn tại LPB với giá khởi điểm là hơn 3.500 tỷ đồng trong khi đó giá vốn chỉ có 811 tỷ đồng. 

Những doanh nghiệp mới đầu tư ngắn hạn nhưng cũng lãi lớn

Bên cạnh những trường trường hợp là cổ đông gắn bó lâu năm có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của ngân hàng thì cũng xuất hiện những trường hợp doanh nghiệp mới chỉ đầu tư ngắn hạn nhưng đã thu về lãi lớn.

Cụ thể, vào cuối tháng 9/2021, Ngân hàng TMCP Tiền Phong (TPBank - TPB) thông báo đã chào bán thành công 100 triệu riêng lẻ. Trong số đó, CTCP Đầu tư Phát triển Công nghiệp và Vận tải (Tracodi - TCD) đã bỏ ra 957 tỷ đồng để mua số lượng 29 triệu cổ phiếu. Đến hiện nay, giá trị khoản đầu tư đã tăng lên 1.678 tỷ đồng, tức lãi 721 tỷ đồng.

CTCP Thương mại Dịch vụ TNS Holdings (TN1) chỉ đầu tư duy nhất vào cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB). Giá trị mỗi cổ phiếu MSB là khoảng 12.900 đồng/cổ phiếu. Giá đóng cửa phiên 11/2/2022 của MSB là 27.550 đồng/cổ phiếu. Như vậy tổng giá trị khoản đầu tư của TN1 vào MSB hiện tại là hơn 1.636 tỷ đồng, tức TN1 đã lãi khoảng 869 tỷ đồng, tương ứng giá trị khoản đầu tư tăng 113%. Trong khi đó, số tiền TN1 đã dùng để mua cổ phiếu MSB đến từ khoản vay CTCP Năng lượng TNPower và CTCP Xây dựng Địa ốc 501.9 với thời hạn 1 năm và lãi suất 11%/năm.


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Một trường hợp khác là CTCP Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) đã lãi đậm khi mua 2 cổ phiếu ngân hàng là SHB và TCB. Được biết, số tiền gốc mà công ty bỏ ra để mua cổ phiếu SHB là 275 tỷ đồng. Với giá đóng cửa phiên 11/2/2022 của SHB là 23.600 đồng/cổ phiếu, thì giá trị số cổ phiếu SHB của CTCP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội đã tăng lên 932 tỷ đồng. So với số vốn bỏ ra ban đầu, SHS đã thu về số tiền lãi 657 tỷ đồng, ứng với tăng 138% so với giá mua vào. Còn về TCB, công ty đã bỏ ra 403 tỷ để mua cổ phiếu của ngân hàng này, hiện tại giá trị số cổ phiếu đó là 622 tỷ đồng.

Ngoài ra, một trường hợp thú vị khác là CTCP Đầu tư Hồng Hoàng - một doanh nghiệp có trụ sở tại tầng 3, tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Vào năm 2019 đã từng gây sốc khi đi vay một tổ chức nước ngoài 1.400 tỷ đồng với lãi suất ngất ngưởng 20%/năm để mua 60 triệu cổ phiếu của ACB. Trong khi đó, vốn điều lệ của công ty này chỉ vỏn vẹn 5 tỷ đồng. Và cho đến nay, giá trị hiện tại của số cổ phiếu mà Hồng Hoàng mua khi đó đã lên tới 3.525 tỷ đồng, tăng 144% so với giá vốn.
 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

6 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

6 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

6 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

6 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước