meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Con sóng đầu cơ rút kéo theo gần một nửa cổ phiếu trên sàn chứng khoán vè dưới mệnh giá

Thứ tư, 16/11/2022-20:11
Không khí ảm đạm bao trùm thị trường trái ngược với sự sôi động chưa từng có kéo dài trong suốt cả năm 2021. Con sóng đầu cơ rút đi đã kéo hàng loạt cổ phiếu về dưới mệnh giá (10.000 đồng), trong đó có nhiều tên tuổi đình đám.

Hàng loạt cổ phiếu về dưới mệnh giá

Thị trường chứng khoán trong nước đang trải qua một trong những khoảng thời gian khó khăn nhất trong lịch sử. Chỉ số VN-Index liên tục giảm sâu từ đỉnh xuống sát mốc 900 điểm, mức thấp nhất trong hơn 25 tháng kể từ tháng 10/2020. Không những thế, VN-Index còn xác lập kỷ lục buồn khi trở thành chỉ số giảm mạnh nhất thế giới trong tất cả các khung thời gian như 1 tuần, 1 tháng, 1 quý, 6 tháng, 1 năm, từ đầu năm 2022 và từ đỉnh.

Không khí ảm đạm bao trùm thị trường trái ngược với sự sôi động chưa từng có kéo dài trong suốt cả năm trước. Con sóng đầu cơ rút đi đã kéo theo hàng loạt cổ phiếu về dưới mệnh giá (10.000 đồng), trong đó bao gồm cả những tên tuổi đình đám. Đồng thời, số lượng cổ phiếu "trà đá" (thị giá dưới 3.000 đồng) cũng tăng vọt sau chưa đầy 1 năm.


 
 

Thống kê đến hết ngày 15/11 cho thấy, toàn thị trường ghi nhận hơn 700 mã cổ phiếu dưới mệnh giá, chiếm một nửa tổng số mã chứng khoán và gấp đôi thời điểm đầu năm. Trong đó xuất hiện rất nhiều cái tên "hot" như VND, MBS, SHS,... thuộc nhóm chứng khoán. Nhóm ngân hàng có LPB, SHB,... Nhóm thép ghi nhận HSG, NKG, SMC, POM,... hay như DXG, CEO, LDG,... của nhóm bất động sản cũng đã về dưới mệnh giá.

Đồng thời, số lượng cổ phiếu "trà đá" cũng tăng gấp 3 lần thời điểm đầu năm lên con số 186 mã. Trong đó có nhiều cái tên đáng chú ý như “họ” FLC (ART, AMD, HAI, ROS, KLF), “họ” Louis (BII, TGG), ITA, AMV, NSH, APG, HQC, VKC, QBS, HAR, TNI, DLG,... đây đều là các mã từng có giai đoạn tăng sốc trong năm ngoái.

Ở chiều ngược lại, số lượng cổ phiếu trong câu lạc bộ 100 (thị giá 3 chữ số) vốn đã ít đến nay lại còn "rụng" bớt sau gần 1 năm. Nhiều "siêu cổ phiếu" như L14, THD, DGC, RAL, FRT, DGW, MWG, MSN, DHG, VCS, CTD, SSH, MCH, SCS, NTC, SIP, WCS... đã rời khỏi nhóm "đắt đỏ" nhất sàn chứng khoán.

Nếu thị trường vẫn tiếp tục giảm, số lượng cổ phiếu "trà đá" về dưới mệnh giá chắc chắn sẽ không dừng lại ở con số hiện tại. Ở chiều ngược lại, dĩ nhiên cũng sẽ có một vài cổ phiếu ngược dòng để thoát giá trà đá, thậm chí vượt mệnh giá nhờ những câu chuyện riêng, tuy nhiên số lượng không nhiều.

Cũng cần lưu ý thêm rằng, ngoài việc cổ phiếu giảm mạnh, hoạt động phát hành tăng vốn, chào bán cổ phiếu, chia thưởng cổ tức của các doanh nghiệp cũng khiến cho thị giá cổ phiếu bị điều chỉnh sâu. Trong đó, chú ý nhất là nhóm ngân hàng khi phát hành thêm tổng cộng 7,1 tỷ cổ phiếu kể từ đầu năm. Nhóm chứng khoán cũng phát hành thêm 2,6 tỷ cổ phiếu, nhóm bất động sản thêm 2,4 tỷ cổ phiếu, hay như nhóm thép cũng có gần 1,5 tỷ cổ phiếu lưu hành sau hơn 11 tháng.


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Triển vọng dài hạn của chứng khoán Việt Nam được đánh giá tích cực

Trong bối cảnh dòng tiền đổ vào thị trường chứng khoán ngày càng ảm đạm một phần lớn đã rút ra để sản xuất kinh doanh hoặc chuyển sang kênh đầu tư khác an toàn hơn như gửi tiết kiệm, đồng thời nguồn cung tăng mạnh sau các đợt phát hành cũng ít nhiều gây áp lực lên giá cổ phiếu. Làn sóng "call margin" đến nay chưa có dấu hiệu dừng lại, thậm chí còn lan rộng khiến nhiều dự báo cho rằng thị trường còn nhiều khó khăn trong ngắn hạn.

Tuy nhiên, trong dài hạn, triển vọng của chứng khoán Việt Nam vẫn được đánh giá khá tích cực nhờ định giá hấp dẫn trên sở sở tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết khả quan. Dữ liệu từ Bloomberg cho thấy, P/E trailing của VN-Index hiện chỉ còn khoảng 9,4x, thấp hơn cả mức đáy hồi cuối tháng 3/2020 và tương đương vùng đáy trong giai đoạn khủng hoảng 2011-2012.


 
 

Báo cáo mới đây của ACBS tin rằng thị trường chứng khoán của Việt Nam có vị thế tốt để tiếp tục phát triển song song với nền kinh tế nói chung. Triển vọng tăng trưởng lợi nhuận đến từ nền tảng vĩ mô với triển vọng lạc quan trong dài hạn và sức khỏe tài chính của các công ty niêm yết. Bên cạnh đó, làn sóng xử lý vi phạm trên thị trường dù đem lại một số khó khăn trong ngắn hạn, nhưng sẽ có lợi cho sự phát triển bền vững lâu dài của thị trường.

Theo đánh giá của ACBS, chỉ số VN-Index vẫn duy trì được sức hút lớn đối với các nhà đầu tư dài hạn so với các thị trường ngang hàng. Hiện tại, ROE của VN-Index ở khoảng 15,4%, nằm trong số các thị trường có tỷ suất sinh lời cao nhất. Dự kiến, với mức tăng EPS 21,7% cho năm 2022, CAGR EPS 3 năm từ 2020-2022 của Việt Nam khoảng 18,3%, cao hơn mức trung bình của ASEAN và mức trung bình của các thị trường khác.

Nhìn về triển vọng của thị trường trong dài hạn, chuyên gia cho rằng, một khi thị trường thoát khỏi vòng xoáy margin sẽ có thể nhanh chóng hồi phục trở lại. Nhìn về quá khứ, thị trường chứng khoán từng trải qua 3 giai đoạn khủng hoảng lớn vào năm 2008, giai đoạn 2018-2020 và năm 2022.

Nếu như giai đoạn 2008 là khủng hoảng tài chính dẫn đến thiếu tiền thì giai đoạn 2018-2020 và năm 2022 dòng tiền lại rất dồi dào, margin trên thị trường rất lớn. Do đó, chuyên gia cho rằng, nếu trong năm sau tình hình thế giới vẫn ổn định và không xuất hiện thêm yếu tố bất ngờ nào khác thì thị trường sẽ hồi phục rất nhanh giúp nhà đầu tư lấy lại những gì đã mất.

Còn theo SGI Capital nhận định, thị trường đã đi sâu vào vùng quá bán tương ứng với vùng định giá rẻ lịch sử. Quỹ này nhấn mạnh, bản chất của thị trường chứng khoán luôn là biến động mạnh và rất khó dự báo trong ngắn hạn, nếu nhà đầu tư vượt qua được giai đoạn khủng hoảng hiện tại và bám trụ lại sẽ gặt hái được thành quả lớn khi thị trường cũng như nền kinh tế trở lại chu kỳ tăng trưởng.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước