Thị trường chứng khoán hôm nay 16/11: VN-Index "quay xe" ngoạn mục, hàng trăm cổ phiếu đua nhau khoe sắc tím
BÀI LIÊN QUAN
Thị trường chứng khoán hôm nay 14/11: Cổ phiếu trụ nâng đỡ chỉ số, khối ngoại tung thêm gần 1.800 tỷ đồng "bắt đáy"Thị trường chứng khoán hôm nay 11/11: Cổ phiếu ngân hàng gồng gánh thị trường, VN-Index hồi phục 7 điểmThị trường chứng khoán hôm nay 10/11: Hàng trăm cổ phiếu giảm sàn, VN-Index thủng mốc 950 điểmVN-Index thăng hoa tăng 31 điểm
Theo Tin nhanh chứng khoán, phiên đảo chiều bất ngờ khi tâm lý nhà đầu tư đang ở trạng thái u ám nhất sau chuỗi giảm giá trước đó đã giúp phần nào giải tỏa sự bi quan về thị trường. Về tổng thể diễn biến giao dịch có những dấu hiệu lạc quan. Đầu tiên phải kể đến thanh khoản tăng kết hợp với điểm số tăng tốt đã tạo ra dấu hiệu đảo chiều đáng tin cậy trong ngắn hạn, mặc dù mức hơn 14.000 tỷ đồng của sàn HoSE là không phải quá lớn nhưng xét về khối lượng cổ phiếu giao dịch thì khá ấn tượng với hơn 930 triệu cổ phiếu được trao tay, mức cao nhất kể từ tháng 4/2020. Tiến đến là một số nhóm trụ cột như ngân hàng, thép, chứng khoán đã nhận được sức cầu tốt, đây là các nhóm dẫn dắt thị chỉ số do chiếm tỷ trọng vốn hóa lớn.
Chốt phiên, sàn HoSE ghi nhận 415 mã tăng (155 mã tăng trần) và chỉ 63 mã giảm (19 giảm sàn), VN-Index tăng 31,00 điểm (+3,40%), lên 942,9 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 1,04 tỷ cổ phiếu, đạt giá trị 14.373,3 tỷ đồng, tăng hơn 50% về khối lượng và 47% về giá trị so với phiên hôm qua. Về giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 112 triệu đơn vị, giá trị 2.077 tỷ đồng.
Đóng cửa, sàn HNX có 159 mã tăng (83 mã tăng trần) và 56 mã giảm, HNX-Index tăng 7,66 điểm (+4,36%), lên mốc 183,45 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 101,4 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 1.120,3 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 20,4 triệu đơn vị, giá trị 201 tỷ đồng.
UpCoM-Index tăng 2,03 điểm (+3,2%), lên 65,32 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 58 triệu đơn vị, giá trị 522,9 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 10,11 triệu đơn vị, giá trị 150 tỷ đồng.
Rổ vốn hóa lớn nhất VN30 với 26/30 mã đi lên, thậm chí có 9 mã tăng hết biên độ, qua đó trở thành những động lực quan trọng của thị trường.
Cầu bắt đáy tăng đột biến, gần 300 cổ phiếu tăng trần
Góp công lớn nhất vào việc đẩy chỉ số phải kể đến sự góp mặt của nhóm Vingroup. Riêng mã chủ lực VIC tăng thêm 65 lên giá 60.400 đồng có thời điểm còn chạm giá trần. VHM của Vinhomes cũng đi lên 3,5% hay Vincom Retail có thêm 6,4% để tiến đến gần giá cao nhất.
Cổ phiếu ngân hàng đồng loạt bứt phá với sắc tím lan tỏa tại các mã cổ phiếu như BID, ACB, SHB, TCB, LPB, MBB, STB... Bên cạnh đó còn nhiều mã vốn hóa lớn khác cũng đi lên mạnh mẽ có thể kể đến như CTG của VietinBank, VPB của VPBank hay HDB của HDBank.
Cổ phiếu bất động sản và xây dựng cũng có pha "quay xe" tích cực khi hàng loạt mã từ mức giảm sàn mất thanh khoản đã nhận được lực mua hỗ trợ, thậm chí được kéo lên mức giá trần như DIG, DXG, LDG, HDG, CEO, QCG, VCG, HDC, CRE...
Trong phiên hôm nay, không khó để tìm thấy sắc tím trở lại ở các nhóm ngành khác nhau sau chuỗi bán tháo khốc liệt. Đáng kể đến như nhóm thép, chứng khoán, hóa chất, nông nghiệp, khu công nghiệp, phân bón, điện, dầu khí, bán lẻ...
Tuy nhiên, thị trường không đem lại niềm vui cho tất cả nhóm ngành. Cổ phiếu của 2 ông lớn bất động sản hàng đầu là NVL của Novaland và PDR của Phát Đạt vẫn chưa được "giải cứu" khi còn lượng chất bán sàn lên tới hàng chục triệu cổ phiếu, qua đó nối dài chuỗi giảm giá hàng chục phiên liên tiếp.
Tương tự, EIB của Eximbank giảm sàn phiên thứ 6 liên tiếp về 19.500 đồng cùng với lượng dư bán sàn hơn 40 triệu đơn vị. Hay như VPI của Văn Phú và SJS của Sudico dư bán sàn hàng trăm nghìn đơn vị.
Hai cổ phiếu ổn định nhất trong giai đoạn lao dốc là VNM của Vinamilk và SAB của Sabeco lại ngược dòng trở lại làm lực cản cho chỉ số. Trong đó, VNM giảm thêm 3,2% về 74.500 đồng và SAB mất 3,1% xuống 180.000 đồng.
Độ rộng thị trường phiên hôm nay chuyển đổi hoàn toàn với ưu thế thuộc về bên mua. Toàn sàn ghi nhận 794 mã tăng giá (trong đó có đến 289 mã tăng trần), ngược lại chỉ có 198 mã giảm giá trong phiên.
Nhờ hiện tượng bắt đáy và mua đuổi đã giúp thanh khoản thị trường tăng cao đột biến với giá trị đạt hơn 16.400 tỷ đồng. Giao dịch trên HoSE đã quay lại mức hơn 1 tỷ cổ phiếu được sang tay, tương đương với 14.373 tỷ đồng, tăng 47% so với hôm qua.
Dòng tiền từ tự doanh chứng khoán vẫn tiêu cực với mức bán ròng 408 tỷ đồng trên HoSE. Tuy nhiên, con số này đã từng trong phiên sáng, góp phần giúp cho trạng thái thị trường thêm nền tảng để đi lên tốt hơn.
Giao dịch khối ngoại tiếp tục là điểm sáng khi mua ròng với tổng giá trị 686 tỷ đồng trên cả 3 sàn.
Trên HoSE, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng hơn 41 triệu cổ phiếu, giá trị mua ròng đạt xấp xỉ 638 tỷ đồng. Tại chiều mua, cổ phiếu nhà băng CTG được khối ngoại mua ròng tích cực với 93 tỷ đồng, CCQ FUEVFVND cũng được mua ròng 68 tỷ đồng, VHM và VIC được mua ròng mỗi mã 57 tỷ đồng. Ngược lại, VNM và VCB chịu áp lực bán ròng mạnh nhất với giá trị lần lượt là 92 tỷ đồng và 63 tỷ đồng.
Trên HNX, dòng vốn ngoại mua ròng hơn 1,6 triệu cổ phiếu, giá trị mua ròng gần 35 tỷ đồng. Trong đó, PVS được khối ngoại mua ròng mạnh nhất với 24 tỷ đồng, ngoài ra khối này còn tìm tới IDC khoảng 11 tỷ đồng. Ngược lại SHS bị bán ròng mạnh nhất với 3 tỷ đồng. Theo sau là VCS, HUT, CEO, CDN,... cũng bị bán ròng song giá trị không đáng kể.
Trên sàn UPCoM, nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua ròng hơn 13 tỷ đồng. Trong đó, MCH hôm nay được khối ngoại mua ròng 3 tỷ đồng, tương tự, ACV, BSR, LTG và VEA cũng được mua ròng mỗi cổ phiếu 1-2 tỷ đồng.
Trên thị trường phái sinh, hợp đồng tương lai VN30F2211 sẽ đáo hạn trong ngày mai đã lên mức giá trần với mức tăng 62,6 điểm, tương đương 6,99% lên 957,6 điểm, khớp lệnh hơn 566.300 đơn vị, khối lượng mở hơn 36.300 đơn vị.