meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Giải pháp hạn chế xi măng bị chết và hướng dẫn bảo quản xi măng đúng cách

Thứ ba, 07/06/2022-14:06
Có rất nhiều trường hợp bê tông xi măng chưa đạt đủ mức độ đông cứng cần thiết đã vội đưa vào sử dụng, hiện tượng này gọi là xi măng bị chết. Hệ quả của việc này là gây ra tình trạng nứt nẻ, sụt lún, làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng của công trình. Làm sao để tránh trường hợp thi công bê tông xi măng bị chết? Mời quý độc giả cùng xem tiếp bài viết dưới đây.
TỔNG HỢP NHÓM XI MĂNG

1/ Lý giải hiện tượng xi măng bị chết

Để giữ cho bất kỳ công trình thi công nào được bền vững thì điều cơ bản ban đầu là kết cấu bê tông phải cứng, chịu lực tốt. Đây là đòn bẩy giúp các hạng mục thi công về sau luôn được vững chắc.

Ta biết rằng xi măng có tính háo nước, một khi kết hợp với nước là có thể đông lại sau một khoảng thời gian nhất định. Nhưng nếu khối bê tông sau khi được cấp phối từ xi măng theo đúng tỷ lệ quy định mà không tuân thủ một số các tiêu chuẩn kỹ thuật thì cũng không thể đạt được độ cứng, khô hoàn hảo. Hiện tượng này gọi là xi măng bị chết.

Một khối bê tông tốt, đảm bảo đủ tiêu chuẩn chất lượng để đưa vào thi công khi và chỉ khi nó được ninh kết trong môi trường ẩm nhất định và không bị tác động hay va chạm nào từ bên ngoài. Giữ được độ ẩm nhất định càng lâu, khối bê tông thành phẩm càng đạt chất lượng hoàn hảo. Do đó không thể đánh giá qua bề ngoài mà vội vàng phán xét.

Bê tông dù đã se mặt, nhìn bằng mắt thường có thể thấy được độ cứng nhất định. Nhưng cần đảm bảo quá trình thủy hóa bên trong khối bê tông vẫn được diễn ra, để cường độ bê tông đạt mức tối đa về độ khô và độ cứng.





Xi măng bị chết dẫn đến hiện tượng khối bê tông nhanh chóng bị rạn nứt
Xi măng bị chết dẫn đến hiện tượng khối bê tông nhanh chóng bị rạn nứt

2/ Các yếu tố tác động đẩy nhanh quá trình xi măng bị chết

2.1. Yếu tố thời tiết: 

Trong môi trường thời tiết quá hanh khô, nước trong khối bê tông có xu hướng bốc hơi nhanh hơn bình thường. Xi măng lại rất cần nước để hoàn thành quá trình thủy hóa. Nếu quá trình này đang diễn ra mà bị thiếu nước, xi măng bị chết, bê tông không đạt cường độ quy định sẽ gây ra hiện tượng nứt nẻ.

2.2. Yếu tố nhiệt độ: 

Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thủy hóa của xi măng trong bê tông. Nếu trong môi trường bình thường nhiệt độ dao động từ 20 đến 30 độ C, quá trình thuỷ hoá của xi măng sẽ diễn ra tương đối chậm. Nhưng nếu đạt nhiệt độ từ 40 độ C trở lên, tốc độ thủy hóa sẽ tăng lên rất nhanh.

2.3. Tác động từ các yếu tố bên ngoài: 

Đối với các công trình lớn, bê tông được bảo quản chuyên nghiệp, giữ trong cốp pha có trụ đỡ cố định sẽ ít chịu tác động từ bên ngoài. Mặc dù đôi khi cũng khó tránh khỏi vài va chạm nhẹ hoặc  đổ vỡ xê dịch làm mất kết cấu ban đầu của bê tông. Còn đối với các công trình vừa và nhỏ, xi măng bảo quản không đúng quy trình, trộn bê tông được thi công chủ yếu trên nền đất, lúc này rất dễ bị va chạm hoặc tác động mạnh. Như vậy sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng bê tông thành phẩm sau này.





Nhiệt độ từ 40 độ C trở lên, tốc độ thủy hóa của bê tông sẽ tăng lên rất nhanh
Nhiệt độ từ 40 độ C trở lên, tốc độ thủy hóa của bê tông sẽ tăng lên rất nhanh

3/ Hạn chế hiện tượng xi măng bị chết

3.1. Thời gian cần thiết để khô xi măng

Như chúng ta đã biết, xi măng có tính háo nước rất cao. Vì vật, khi cấp phối xi măng dùng làm vữa xây, vữa có tính chất dẻo, rất dễ đông cứng, khô nhanh và không tan không thấm nước, giúp khối bê tông đạt độ cứng ổn định.

Thông thường khi đã cấp phối xi măng thành vữa, cần để nguyên như vậy trong khoảng thời gian từ 20 đến 30 phút xi măng sẽ khô và đông lại. Do đó vữa xi măng sau khi trộn cần dùng ngay, không được để quá lâu sẽ làm xi măng bị chết. Cũng chính vì thế trong thi công rất thường thấy trường hợp thợ hồ thường xây đến đâu trộn đến đó.

3.2. Thời gian cần thiết để khô bê tông

Tùy vào tính chất và yêu cầu từng cấu kiện mà ta xác định thời gian đông cứng của bê tông. Nhưng sẽ mất nhiều thời gian hơn nhiều so với giai đoạn vữa khô. Thông thường thời gian để bê tông đạt cường độ tốt là từ khoảng 3 đến 4 tuần, trong điều kiện nhiệt độ thời tiết mùa hè nắng nóng.

Chỉ được dỡ cốp pha khi và chỉ khi bê tông đạt đủ sức bền vật liệu yêu cầu. Tức là đạt đến cường độ chịu được tải trọng cần thiết. Nếu phải bắt buộc dỡ cốp pha sớm hơn thời gian dự kiến, cần phải sử dụng sàn, dầm và dầm cái bằng chống gỗ hoặc kim loại chống đỡ để lớp bê tông hoàn thành quá trình thủy hóa.

3.3. Một số biện pháp giúp xi măng nhanh khô

  • Tránh nước bốc hơi nhanh làm xi măng bị chết: cần phun nước liên tục trong 7 ngày đầu lên bề mặt khối bê tông, để xi măng có đủ độ ẩm. Tần suất phun thời gian đầu khoảng cách 3 giờ đồng hồ một lần vào ban ngày. Và phun ít nhất một lần vào ban đêm. Đến khoảng ngày thứ 18 có thể giảm tần suất lại còn 3 lần trong một ngày.
  • Trong 3 ngày đầu tiên, không được phép đi lại, di chuyển hoặc đặt vật liệu khác lên bề mặt khối bê tông.
  • Chỉ được đi lại trên bề mặt bê tông sau 2 đến 3 ngày nếu vào mùa hè. Nếu vào mùa đông thì thời gian này tăng lên từ 3 đến 4 ngày.
  • Nếu sau khi đổ xi măng thành bê tông rồi mà không may gặp phải trời mưa. Cần phải thực hiện các biện pháp che chắn kịp thời không để bề mặt bê tông tiếp xúc với nước.
  • Sau khi quá trình thủy hóa xi măng hoàn tất, tiến hành phủ lên bề mặt một lớp rơm, mạt cưa, bèo tây,…




Phun nước để giữ độ ẩm trên bề mặt bê tông
Phun nước để giữ độ ẩm trên bề mặt bê tông

4. Biện pháp bảo dưỡng bê tông xi măng trong giai đoạn thuỷ hoá

Luôn phải giữ cho bê tông đạt độ ẩm nhất định trong suốt giai đoạn thủy hóa xi măng. Để đạt được điều này cần giữ cho bê tông luôn ẩm ướt để quá trình ninh kết được hoàn thiện

Biện pháp để giữ độ ẩm đơn giản nhất là phun nước hoặc ngâm nước cho bê tông. Tần suất phun nước như được đề cập ở phần trên. Đối với những loại bê tông có bề mặt rộng, nên phủ tấm bạt để che nắng hạn chế bốc hơi nước.

Cốp pha phải được giữ xuyên suốt quá trình thuỷ hoá. Cốp pha ngoài việc cố định tạo khuôn cho lớp bê tông còn có tác dụng duy trì độ ẩm cần thiết rất tốt. Đối với các loại cốp pha gỗ, có thể phun nước trực tiếp lên cốp pha để cấp ẩm cho bê tông.





Dùng tấm bạt để che chắn cho bê tông khi cần thiết
Dùng tấm bạt để che chắn cho bê tông khi cần thiết

5/ Cách bảo dưỡng xi măng, hạn chế hiện tượng xi măng bị chết khi trộn bê tông

Xi măng sau khi mua về thì nên dùng ngay, không nên để lâu ngày. Nếu lưu kho càng lâu, chất lượng của xi măng sẽ càng giảm. Vì thế, nên sử dụng xi măng trong vòng 60 ngày kể từ ngày xuất xưởng.

Các bao xi măng nên được xếp riêng theo từng lô, chồng lên nhau để tiết kiệm diện tích và giúp dễ dàng  kiểm soát số lượng. Lưu ý, không nên xếp quá 10 bao xi măng mỗi chồng.

Khi sử dụng, cần dựa theo thống kê kiểm tra lại lô xi măng nào nhập về trước thì dùng trước, không nên sử dụng tùy ý không theo thứ tự.

Trong quá trình vận chuyển xi măng, sàn xe của các phương tiện dùng để chở xi măng cần phải được giữ sạch sẽ, khô ráo. Tránh tình trạng sàn xe có nước hoặc ẩm ướt, nước thấm vào sẽ làm ẩm xi măng, khiến xi măng dễ bị hư hỏng. Ngoài ra, trên nóc xe vận chuyển đừng quên lắp thêm mái che, rạp bạt để che chắn cho xi măng khỏi mưa, nắng.

Không vận chuyển xi măng chung với các loại hàng hóa khác, có thể gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng của xi măng. Nếu xi măng không đủ chất lượng, khi trộn vữa cũng dễ xảy ra hiện tượng xi măng bị chết, kéo theo chất lượng của bê tông cũng giảm sút.

Kho lưu trữ xi măng phải đảm bảo khô, sạch, nền cao, hoặc có giá đỡ xi măng. Biện pháp này giúp tránh cho xi măng tiếp xúc trực tiếp với mặt đất, gây ẩm, hỏng xi măng. Nhà kho nên có tường bao và mái che chắc chắn, có lối cho xe ra vào xuất nhập dễ dàng. Trường hợp các đơn vị không có nhà kho mà để xi măng ở ngoài trời thì cũng phải dùng rạp chống mưa, nắng che xi măng cẩn thận.





Bảo quản xi măng nguyên vẹn để giữ cho chất lượng khối bê tông thành phẩm về sau
Bảo quản xi măng nguyên vẹn để giữ cho chất lượng khối bê tông thành phẩm về sau

Bài viết trên đây đã lý giải chi tiết hiện tượng xi măng bị chết cũng như hiểu rõ các yếu tố tác động dẫn đến hiện tượng này. Hy vọng thông qua bài viết này, đọc giả có thể hiểu được các mốc thời gian cần tuân thủ để xi măng và bê tông đạt đủ chất lượng về độ khô cứng và bền vững. Đồng thời, nắm được cách bảo quản xi măng để giữ được chất lượng khi trộn bê tông, đảm bảo độ bền cho công trình xây dựng.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

Biệt thự hiện đại 3 tầng phủ lam gỗ lấy ý tưởng từ lũy tre làng

Ngắm toàn bộ không gian Dinh thự Hoàng A Tưởng trước khi thay màu áo mới

Chia tay Đà Lạt mộng mơ, đôi vợ chồng trẻ tìm chốn bình yên trong ngôi nhà nhỏ bên đồi

Quảng Ninh: Ngôi nhà gạch đỏ sở hữu khoảng sân vườn, mặt nước đan xen đón ánh sáng

Thiết kế không gian mở dành cho gia đình 3 thế hệ có chế độ sinh hoạt khác biệt

Khám phá dinh thự cổ Huỳnh Kỳ Trà Vinh đẹp nhất miền Tây Nam Bộ

Ngôi nhà sở hữu không gian kín đáo, ấm áp khác biệt với mặt tiền "hớ hênh"

Tin mới cập nhật

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

4 giờ trước

Tòa nhà chọc trời cao tầng nhất TP. HCM "soán ngôi" Landmark 81: Tựa cây tre vươn dài và sở hữu một khu rừng lơ lửng trên không

4 giờ trước

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

4 giờ trước

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

4 giờ trước

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

4 giờ trước