meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Giá vốn là gì? Ý nghĩa của giá vốn bán hàng đối với doanh nghiệp

Thứ bảy, 12/11/2022-14:11
Để có thể quản lý hàng hóa và tối ưu lợi nhuận, các doanh nghiệp cần phải tính toán chính xác giá vốn vì đây là một yếu tố rất quan trọng. Vậy giá vốn là gì? Công thức tính giá vốn như thế nào? Bài viết sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn khái niệm và các phương pháp tính giá vốn hàng bán chuẩn nhất. Cùng theo dõi nhé!

Khái niệm giá vốn là gì?

Giá vốn hàng bán trong Tiếng Anh được gọi là Cost of goods sold. Giá trị này bao gồm tất cả các chi phí liên quan đến quá trình tạo ra sản phẩm bao gồm các khoản như: chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí sản xuất hàng hóa, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí vận chuyển, chi phí bán hàng,… 

Đối với từng loại hình công ty khác nhau thì sẽ có những cách định nghĩa về giá vốn khác nhau:

  • Với công ty thương mại thì giá vốn hàng bán là tổng tất cả các chi phí trong quá trình nhập hàng về kho của công ty, bao gồm giá nhập hàng từ nhà cung cấp, chi phí vận chuyển về kho, thuế, bảo hiểm hàng hóa… 
  • Với công ty sản xuất, thì các chi phí cấu thành nên giá vốn sẽ nhiều loại hơn các công ty thương mại do có thêm khoản chi phí nguyên liệu đầu vào để sản xuất sản phẩm.

Giá vốn của mỗi công ty khác nhau còn thay đổi phụ thuộc vào các quy định theo hợp đồng với nhà cung cấp
Giá vốn của mỗi công ty khác nhau còn thay đổi phụ thuộc vào các quy định theo hợp đồng với nhà cung cấp

Ý nghĩa của giá vốn là gì?

Theo bạn ý nghĩa thực sự của giá vốn là gì? Giá vốn hàng bán là một chỉ tiêu quan trọng giúp bạn có cái nhìn tổng quan về số liệu báo cáo tài chính. Bạn có thể sử dụng giá vốn để tính tỷ suất lợi nhuận gộp và phân tích tỷ lệ phần trăm doanh thu để trang trải chi phí hoạt động.

Trong đó, lợi nhuận gộp là một thước đo khả năng sinh lời để đánh giá mức độ hiệu quả trong quá trình quản lý lao động, sản xuất và kinh doanh. Hơn nữa, với lượng hàng hóa và loại sản phẩm đa dạng, hạch toán chính xác giá vốn sẽ giúp bạn có thể quản lý chi phí của hàng hóa một cách chính xác và cụ thể nhất.


Giá vốn là cơ sở để chủ kinh doanh có thể định giá sản phẩm cũng như phản ánh giá trị hàng hóa tại thời điểm nhập vào kho
Giá vốn là cơ sở để chủ kinh doanh có thể định giá sản phẩm cũng như phản ánh giá trị hàng hóa tại thời điểm nhập vào kho

Giá vốn bán hàng bao gồm những gì?

Bạn không biết làm thế nào để tính toán số tiền mà mình bỏ ra có xứng đáng khi mà số lượng ở mỗi thời điểm có sự chênh lệch với nhau dù cùng một loại sản phẩm? Lúc này bạn cần phải xác định được những khoản chi phí trong giá vốn là gì?

Đối với các công ty thương mại

Giá vốn hàng bán chỉ gồm các giá mua những mặt hàng đã bán ra đã được hạch toán trong TK154. Các khoản chi phí đó bao gồm:

  • Chi phí mua những món hàng với giá gốc
  • Chi phí vận chuyển hàng từ nơi cung cấp về kho hàng hay các cửa hàng, đại lý
  • Chi phí bảo hiểm hàng hóa trong quá trình vận chuyển từ nơi cung cấp đến nơi nhận hàng. Thường được tính bằng 1% giá trị hàng hóa và vận chuyển.
  • Thuế VAT và thuế nhập khẩu
  • Chi phí thuê kho, bãi để lưu hàng nhập về cũng như hàng tồn

Đối với đơn vị sản xuất

Giá vốn hàng bán sẽ dựa trên các khoản của TK621, TK622, TK627 bao gồm:

  • Chi phí trả tiền lương, phụ cấp cho nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận sản xuất, phụ cấp tiền ăn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, công đoàn,...
  • Chi phí vật liệu dùng cho phân xưởng như sửa chữa, bảo dưỡng,chi phí lán trại tạm thời,… 
  • Chi phí mua công cụ, máy móc phục vụ hoạt động sản xuất hàng hóa.
  • Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất như chi phí điện, nước, điện thoại,…  

Các khoản chi phí tính giá vốn hàng bán
Các khoản chi phí tính giá vốn hàng bán

Một số cách tính giá vốn

Hiện nay có nhiều doanh nghiệp áp dụng các cách tính giá vốn hàng bán khác nhau. Tùy theo tính chất, loại hình hàng hóa của các công ty mà lựa chọn phương pháp tính toán phù hợp nhất.

Công thức FIFO ( First In First Out )

Công thức FIFO dựa trên phương pháp nhập trước xuất trước, những mặt hàng nào được nhập vào trước thì sẽ được xuất ra trước với đơn giá xuất bằng đơn giá nhập. Giá mua hàng hoá xuất kho trong kỳ tính theo đơn giá mua nhập trước. Ưu điểm là có thể tính ngay được trị giá vốn hàng xuất kho của từng lần. Từ đó đảm bảo cung cấp kịp thời số liệu cho kế toán ghi chép, quản lý. Trị giá hàng tồn kho tương đối sát với giá thị trường của mặt hàng đó khi giá cả hàng hóa không đổi hoặc có xu hướng giảm dần. Điều này giúp cho chỉ tiêu hàng tồn kho trên các báo cáo tài chính mang ý nghĩa thực tế hơn.

Công thức này thường sẽ phù hợp với các mặt hàng có hạn sử dụng, hoặc các loại hàng điện máy, máy tính, điện thoại…. vì những mặt hàng này không thể lưu trữ lâu trong kho. Khi giá tăng, kết quả theo công thức FIFO, giá vốn hàng bán thấp hơn. Trong điều kiện lạm phát, điều này làm tăng thu nhập ròng và đồng nghĩa mức đóng thuế TNDN cao hơn.


Công thức FIFO là cách tính giá vốn những mặt hàng có nhược điểm dễ bị lỗi thời, hết hạn dùng
Công thức FIFO là cách tính giá vốn những mặt hàng có nhược điểm dễ bị lỗi thời, hết hạn dùng

Công thức LIFO (Last In, First Out)

Công thức LIFO tính giá vốn là gì? Trái ngược với FIFO, ở phương pháp này những mặt hàng được nhập vào trước sẽ được xuất sau với đơn giá xuất bằng đơn giá nhập. Trị giá mua hàng xuất kho tính theo đơn giá mua hàng nhập sau. Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo đơn giá của những lần nhập đầu tiên.

Công thức LIFO thường được dùng với loại hàng hóa/sản phẩm đồng nhất, không bị mất giá trị theo thời gian và không hết hạn sử dụng hoặc dễ hư hỏng. Một nhược điểm rất rõ ràng của phương pháp LIFO là định giá hàng tồn kho không đáng tin cậy, khi sản phẩm cũ có giá trị lỗi thời với giá hiện hành.


Ngày nay cách tính LIFO rất ít khi được sử dụng
Ngày nay cách tính LIFO rất ít khi được sử dụng

Công thức bình quân gia quyền

Phương pháp bình quân gia quyền được sử dụng để tính toán giá trị hàng tồn kho. Đây cũng là phương pháp tính giá vốn hàng bán phổ biến nhất mà các phần mềm quản lý hàng hóa ngày nay đang áp dụng. Theo phương pháp này, giá vốn sẽ được tính theo công thức:

MAC = (A + B)/C

Trong đó:

  • MAC: Giá vốn của sản phẩm tính theo bình quân tức thời
  • A: Giá trị kho hiện tại trước nhập = Lượng tồn kho trước nhập x giá MAC trước nhập
  • B: Giá trị kho nhập mới = Tồn nhập mới * giá nhập kho đã phân bổ chi phí
  • C: Tổng tồn kho = Lượng tồn trước nhập + số tồn sau nhập

Tính giá vốn theo phương pháp bình quân gia quyền được áp dụng phổ biến tại các doanh nghiệp
Tính giá vốn theo phương pháp bình quân gia quyền được áp dụng phổ biến tại các doanh nghiệp

Lời kết

Như vậy sau khi hiểu được giá vốn là gì, ta có thể thấy được đây là 1 trong những yếu tố quan trọng được quan tâm hàng đầu trong quá trình kinh doanh. Vậy nên, việc hiểu và nắm rõ về cách tính giá vốn bán hàng cũng như cách khắc phục những sai lệch là hết sức cần thiết.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước