Đối thủ cạnh tranh là gì? Xác định và phân tích đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh
BÀI LIÊN QUAN
Kênh MT là gì? Bật mí những bí mật giúp thành công trong kinh doanhLĩnh vực là gì? Đặc điểm của các lĩnh vực kinh doanh phổ biến hiện nayFair trade là gì? Vai trò Fair trade trong kinh doanhĐối thủ cạnh tranh là gì?
Đối thủ cạnh tranh là những cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có cùng mặt hàng kinh doanh hoặc phân khúc tập khách hàng mục tiêu giống bạn, đưa ra mức giá tương đương với sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp bạn. Họ là những đối thủ trên thị trường của bạn.
Tất cả mọi đối tượng hoạt động trên thị trường kinh doanh đều có đối thủ cạnh tranh, chỉ khác nhau ở số lượng ít hay nhiều, mạnh hay yếu. Muốn vượt lên trên đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp buộc phải sử dụng các chiến lược kinh doanh hợp lý và tận dụng sự quan tâm của khách hàng.
Các loại đối thủ cạnh tranh trên thị trường
Xác định rõ khái niệm và các loại đối thủ cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp có những phân tích chính xác và đưa ra cách thức kinh doanh phù hợp trong quá trình hoạt động trên thị trường.
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Bao gồm các đối thủ cùng kinh doanh 1 loại sản phẩm, dịch vụ, có giá bán tương đương, hướng đến cùng phân khúc khách hàng và có năng lực cạnh tranh, kinh doanh tương đương nhau.
Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: Bao gồm các đối thủ không cạnh tranh cùng loại dịch vụ, sản phẩm nhưng đáp ứng cùng 1 nhu cầu của khách hàng như doanh nghiệp. Các đối thủ cạnh tranh gián tiếp sẽ cung cấp các sản phẩm thay thế, mang đến sự lựa chọn mới cho khách hàng thay vì các sản phẩm của doanh nghiệp.
Đối thủ tiềm năng: Bao gồm các đối thủ có tiềm năng cạnh tranh trong tương lai, đang trong giai đoạn xâm nhập thị trường. Đây là kiểu đối thủ tiềm năng/tiềm ẩn cần được coi trọng bởi khó xác định được thế mạnh, điểm yếu cũng như những vũ khí chiến lược kinh doanh của họ.
Tầm quan trọng của việc phân tích đối thủ cạnh tranh
Hiểu biết rõ về đối thủ cạnh tranh là việc hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp trong quá trình sản xuất sản phẩm, chọn hình thức kinh doanh nhằm thoả mãn khách hàng tối ưu nhất. Phân tích đối thủ cạnh tranh giúp tổ chức, doanh nghiệp nắm rõ điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ, kết hợp với những hiểu biết về môi trường, văn hoá, kinh tế, pháp luật để từ đó xác định thách thức và cơ hội, và xây dựng những chiến lược kinh doanh phù hợp, hoàn thành mục tiêu xây dựng và phát triển bền vững trong tương lai.
Phân tích đối thủ cạnh tranh giúp doanh nghiệp đánh giá đối thủ một cách chính xác trên tập hợp các tiêu chí kinh doanh. Ngoài ra, việc phân tích đối thủ cạnh tranh còn mang đến một số lợi ích như:
- Mô tả độ bão hoà của thị trường, xác định các cơ hội kinh doanh và chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng thời kỳ.
- Phân tích cảm nhận của khách hàng về doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh.
- Tìm ra những điểm cần cải thiện, làm mới và những giải pháp tận dụng thị trường ngách.
Nội dung phân tích đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh
Có 6 bước cụ thể trong quá trình phân tích đối thủ cạnh tranh, bao gồm:
Bước 1: Lập danh sách các đối thủ cạnh tranh
Dưới sự phát triển của công nghệ kỹ thuật, doanh nghiệp có thể sử dụng công cụ Google cũng như thông tin trên các sàn thương mại điện tử phổ biến để nghiên cứu và tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh của mình.
Lập tiêu chí nghiên cứu và xác định đối thủ cạnh tranh, bao gồm:
- Các doanh nghiệp bán các sản phẩm tương tự;
- Các doanh nghiệp có cơ sở, cửa hàng kinh doanh tương tự;
- Các doanh nghiệp tiếp cận tập khách hàng tương tự;
- Các doanh nghiệp có kinh nghiệm trong thị trường và các đối tượng mới tham gia thị trường.
Để tổng hợp danh sách đối thủ cạnh tranh một cách chính xác nhất, bạn cần tạo một danh sách ít nhất 7 tới 10 doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên quan sau đó tiến hành chọn lọc, phân tích.
Các kênh thông tin hỗ trợ trong quá trình phân tích đối thủ cạnh tranh:
- Google và các kênh thông tin tìm kiếm: Bạn có thể tìm kiếm, nghiên cứu sản phẩm của các thương hiệu đối thủ trên các trang thông tin này.
- Quảng cáo trực tuyến: Đây là kênh hiển thị quảng cáo của các đối thủ kinh doanh của bạn.
- Khách hàng: Khách hàng là nguồn thông tin thực tế, đáng tin cậy để bạn tìm hiểu về chất lượng cũng như trải nghiệm của người dùng về sản phẩm cạnh tranh.
- Ấn phẩm thương mại: Đây là những ấn phẩm thương mại offline hoặc online, là sợi dây kết nối khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Theo dõi các ấn phẩm này sẽ giúp bạn có thêm thông tin để nghiên cứu chiến lược kinh doanh của đối thủ... Qua các hình thức như truyền thông tại trung tâm thương mại, truyền thông social... bạn có thể nắm bắt được các ấn phẩm thương mại lớn của đối thủ.
- Truyền thông diễn đàn và xã hội: Đây là kênh thông tin bạn có thể thu thập số liệu từ số đông dư luận để nắm được giá trị thương hiệu, đánh giá vị thế của đối thủ trên thị trường.
Bước 2: Phân tích đối thủ cạnh tranh
Xác định đối thủ cạnh tranh thuộc một trong 3 loại: Đối thủ cạnh tranh trực tiếp, đối thủ gián tiếp và đối thủ tiềm năng.
Bước 3: Thu thập thông tin đối thủ cạnh tranh
Để phân tích đối thủ cạnh tranh một cách hiệu quả, bạn cần phân chia thông tin thành 5 nhóm rõ ràng, bao gồm:
- Thông tin tổng quan: bao gồm các thông tin chung để nắm được quy mô, kết cấu cũng như các hoạt động của doanh nghiệp đối thủ.
- Dịch vụ/sản phẩm của đối thủ: Các đặc điểm như giá cả, đặc tính sản phẩm sẽ giúp bạn xây dựng chiến lược kinh doanh, cải tiến sản phẩm phù hợp.
- Kênh phân phối: tìm hiểu về cấu trúc và hoạt động kênh phân phối đối thủ để xây dựng, tổ chức kênh phân phối doanh nghiệp hợp lý.
- Truyền thông: Phân tích cách marketing offline và online của đối thủ tới tập khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.
- Khách hàng và nhận thức của khách hàng về thương hiệu đối thủ: Thu thập phản hồi của khách hàng về độ nhận diện đối thủ sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện những phản hồi xấu và xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp.
Bước 4: Lập bảng phân tích đối thủ cạnh tranh
Thu thập các thông tin về đối thủ cạnh tranh và sắp xếp một cách khoa học để có thể dễ dàng cập nhật, chia sẻ. Các tiêu chí quan trọng bao gồm:
- Giá cả sản phẩm;
- Tương tác trên các trang mạng xã hội;
- Nội dung ấn phẩm truyền thông;
- Nhu cầu của khách hàng;
- Sản phẩm cung cấp;
- Các vấn đề khác cần chú ý;
Bước 5: Sử dụng các mô hình phân tích đối thủ cạnh tranh
Sử dụng các mô hình phân tích đối thủ cạnh tranh phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt được những điểm trọng tâm cũng như có kết luận chính xác nhất:
Mô hình SWOT: Đây là công cụ phân tích hiệu quả giúp xác định các điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và cơ hội trong các tổ chức kinh doanh, dự án kinh doanh.
Mô hình Michael Porter: Mô hình giúp xác định 5 lực lượng cạnh tranh trong kinh doanh.
Ma trận CPM: Mô hình giúp xác định các đối thủ cạnh tranh, điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp trong tương quan với chiến lược của đối thủ.
Mô hình đa gia cs cạnh tranh: giúp xác định các tiêu chí cạnh tranh dưới dạng đồ thị đa giác để xác định khả năng của doanh nghiệp trong tập hợp đối thủ.
Phân tích nhóm chiến lược: là mô hình giúp phân tích các đối thủ cạnh tranh theo từng cụm chiến lược kinh doanh khác nhau.
Bước 6: Xây dựng báo cáo phân tích
Sau khi thu thập và trình bày các thông tin cụ thể, cần tổng hợp và lập báo cáo phân tích đối thủ cạnh tranh, từ đây đưa ra các chiến lược kinh doanh, quảng bá, tiếp thị, củng cố vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.
Lưu ý trong quá trình phân tích đối thủ cạnh tranh
Phân tích đối thủ cạnh tranh là quá trình phức tạp: Thu thập thông tin về đối thủ cạnh tranh là việc khó khăn, cần thời gian dài và liên tục cập nhật.
Xác định thời gian thực hiện nghiên cứu, tìm hiểu đối thủ cạnh tranh phù hợp: Nghiên cứu và ghi chú các mốc thời gian trong quá trình phân tích đối thủ cạnh tranh để tập trung vào sự phát triển và tiến bộ của họ thay vì chỉ tìm hiểu các phương pháp tiếp cận khách hàng của họ trong một thời điểm nhất định.
Cần có mục tiêu nghiên cứu, định hướng ngay từ thời điểm bắt đầu phân tích: Nếu bạn không nắm rõ mục tiêu nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để làm gì, quá trình phân tích sẽ gặp nhiều khó khăn với nhiều thông tin hỗn độn.
Phân tích cần được thực hiện dưới quan điểm khách quan: Mọi giả định, nghiên cứu cần được thực hiện trên cơ sở dữ liệu thay vì đánh giá cá nhân, những gì bạn "nghĩ" về đối thủ.
Đầu tư để nắm bắt các thông tin nhanh chóng, kịp thời: Để thu thập những thông tin chất lượng, phù hợp với nhu cầu nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, bạn có thể đầu tư tài chính, nguồn nhân lực để tiết kiệm thời gian và có những kết luận chính xác.
Tổng kết
Qua bài viết trên, hy vọng bạn đọc đã hiểu được Đối thủ cạnh tranh là gì? Xác định và phân tích đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh. Hãy theo dõi các bài viết khác trên website Meeyland.com để cập nhật thêm những thông tin hữu ích nhé!