Lĩnh vực là gì? Đặc điểm của các lĩnh vực kinh doanh phổ biến hiện nay
BÀI LIÊN QUAN
EOQ là gì? Ứng dụng của EOQ trong kinh doanhDispute là gì? Cách hiệu quả nhất để "xử lý" những bất đồng trong kinh doanhCafeteria là gì? Tìm hiểu về mô hình kinh doanh mới được du nhập gần đâyTìm hiểu lĩnh vực là gì?
Lĩnh vực là khái niệm dùng để phân loại ngành nghề, các tập hợp đối tượng lao động giống nhau. 4 lĩnh vực phổ biến nhất hiện nay bao gồm: Lĩnh vực xã hội, lĩnh vực tự nhiên, lĩnh vực văn hóa nghệ thuật và lĩnh vực tổng hợp.
- Lĩnh vực xã hội yêu cầu lao động phổ thông thông thường, có kỹ năng giao tiếp cơ bản....
- Lĩnh vực tự nhiên hướng đến các yếu tố kỹ thuật, thiên nhiên hoặc các dấu hiệu. Lĩnh vực này có đối tượng là người lao động có thể chất tốt, khả năng tập trung cao, phong cách làm việc cẩn thận, tỉ mỉ và kỹ năng quan sát, tính toán tốt...
- Lĩnh vực văn hóa nghệ thuật yêu cầu đối tượng lao động có thể chất tốt, kỹ năng đa dạng...
Lĩnh vực kinh doanh là gì?
Kinh doanh là khái niệm quen thuộc trong nền kinh tế, gọi chung cho các hoạt động sản xuất, buôn bán, phân phối sản phẩm, dịch vụ mang lại lợi nhuận cho tổ chức, cá nhân.
Bên cạnh kinh doanh, khái niệm "lĩnh vực kinh doanh" được hiểu là những ngành nghề, khía cạnh xoay quanh kinh doanh. Lĩnh vực kinh doanh giúp phân loại các hàng hóa, sản phẩm và dịch vụ có điểm chung, tính chất tương tự nhau, liên quan đến một mảng kinh doanh nào đó.
Tiêu biểu như các hoạt động kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, Spa, ăn uống... đều cung cấp các sản phẩm, dịch vụ về tinh thần, vật chất đến cho khách hàng, được gọi chung là lĩnh vực kinh doanh dịch vụ.
Hoặc các hoạt động kinh doanh liên quan đến tổ chức sự kiện âm nhạc, giao lưu mang tính chất giải trí được sắp xếp vào các lĩnh vực kinh doanh giải trí. Các hoạt động như cho thuê, mua bán nhà được xếp vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản.
Đặc điểm của các lĩnh vực kinh doanh phổ biến nhất hiện nay
Hiện nay, sự xuất hiện của nhiều lĩnh vực kinh doanh khiến người tiêu dùng gặp khó khăn trong việc phân loại và nắm bắt thông tin. Cùng tham khảo những thông tin chi tiết, mới nhất dưới đây để hiểu rõ hơn về các lĩnh vực kinh doanh phổ biến trong nền kinh tế:
Kinh doanh lĩnh vực bất động sản
Đây là lĩnh vực có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây với mức thu nhập và lợi nhuận cao. Lĩnh vực này bao gồm các hình thức kinh doanh cho thuê, mua bán và đầu tư đất nền, nhà cửa, chung cư, biệt thự...
Có thể nói, nhà đầu tư hoạt động trong lĩnh vực này có thể tự do hoạt động bằng hình thức sử dụng nguồn vốn sinh lời hoặc thông qua bên thứ ba để quản lý, vận hành các hoạt động sinh lời.
Đây là lĩnh vực có khả năng thu lợi nhuận cao tuy nhiên cách thức hoạt động phức tạp, đòi hỏi sự đầu tư về tiền bạc, thời gian, kiến thức và kỹ năng tính toán nhất định.
Giá trị của bất động sản rất lớn và có sự thay đổi liên tục phụ thuộc vào sự biến động của nền kinh tế, chính vì vậy để thành công trong lĩnh vực này, việc tìm hiểu kỹ thông tin là điều cần thiết.
Kinh doanh lĩnh vực dịch vụ
Đây là lĩnh vực kinh doanh có khả năng thu hút đối tượng đầu tư lớn hiện nay. Khác với các ngành nghề truyền thống kinh doanh sản phẩm, hàng hoá hữu hình, đây là hình thức kinh doanh sử dụng các dịch vụ, sản phẩm phi vật thể mang lại các giá trị về tinh thần, thể chất cho khách hàng.
Những cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực này sẽ trực tiếp làm việc với khách hàng để thoả mãn mọi yêu cầu, nhu cầu của họ. Mục tiêu chính của hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ là làm hài lòng khách hàng.
Để hoạt động thành công trong lĩnh vực này đòi hỏi các cá nhân, tổ chức cần nắm rõ thông tin sản phẩm, dịch vụ, loại hình kinh doanh mà mình đang hướng đến. Bên cạnh đó, việc tận dụng sức mạnh công nghệ thông tin, máy móc, kỹ năng chăm sóc khách hàng là cần thiết, quan trọng trong lĩnh vực này.
Kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp
Đây là lĩnh vực phổ biến được kinh doanh rộng rãi tại Việt Nam từ lâu. Với sự phát triển của công nghệ thông tin cũng như thời đại công nghiệp hoá mạnh mẽ, lĩnh vực này đang gặp những thách thức nhất định trong việc thu hút nguồn nhân lực.
Trong thực tế, lĩnh vực này vẫn được những đối tượng thuộc vùng nông thôn lựa chọn. Kinh doanh nông nghiệp bao gồm các hoạt động quản lý, đầu tư hoạt động sản xuất, chế biến, phân phối thực phẩm, lương thực, thức ăn chăn nuôi...
Hoạt động đầu tư trong lĩnh vực này chủ yếu hướng tới các nông trại, nhà máy sản xuất lớn. Với lịch sử hình thành lâu đời, đây là lĩnh vực có vai trò quan trọng, cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm cho đời sống con người.
Hiện nay, lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp phân chia đa dạng thành các mảng như kinh doanh hoa tươi, rau sạch, cửa hàng máy nông nghiệp hay vật tư nông nghiệp...
Kinh doanh lĩnh vực tài chính
Kinh doanh tài chính là lĩnh vực hoạt động khá mạo hiểm, đòi hỏi sự đầu tư về kiến thức, thời gian, là sân chơi thách thức dành cho những nhà đầu tư thông minh. Hiện nay, các loại hình kinh doanh như đầu tư vàng, trái phiếu, cổ phiếu... đang trở nên phát triển mạnh mẽ với số lượng nhà đầu tư lớn.
Lĩnh vực này bao gồm các công ty tài chính, ngân hàng và bảo hiểm. Lợi nhuận từ lĩnh vực này đến từ việc đầu tư và quản lý, phân phối nguồn vốn.
Kinh doanh lĩnh vực bán lẻ
Đây là lĩnh vực không yêu cầu nguồn vốn lớn, được nhiều người lựa chọn hiện nay. Đối tượng của lĩnh vực kinh doanh này chủ yếu là khách hàng với những đơn hàng lẻ, giá trị nhỏ.
Chính vì vậy, quy mô kinh doanh trong lĩnh vực này thường không quá lớn, yêu cầu về nguồn vốn không cao. Mô hình kinh doanh bán lẻ hiện nay thường là một cửa hàng hoặc chuỗi cửa hàng.
Một số lưu ý trước khi bắt đầu kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ bao gồm:
- Nắm rõ quy định về nộp thuế, cấu trúc và mô hình kinh doanh của các sản phẩm;
- Hiểu rõ nguyên tắc về lãi đầu tư, lãi đầu ra nếu kinh doanh siêu thị.
- Lựa chọn mô hình kinh doanh và quy mô kinh doanh phù hợp.
- Nắm rõ nguồn cung ứng hàng, chiến lược kinh doanh và cách quảng bá thương hiệu với khách hàng.
- Đảm bảo mạng lưới hậu cần chuyên nghiệp, linh hoạt.
- Xây dựng các chương trình khuyến mãi đa dạng, phong phú.
- Tạo dựng và củng cố các mối quan hệ lành mạnh, lâu bền với khách hàng.
- Hướng đến phân khúc thị trường phù hợp và sử dụng các hoạt động Marketing chính xác.
Kinh doanh lĩnh vực sản xuất
Đây là lĩnh vực kinh doanh cung cấp vật chất, của cải, sản phẩm với mục tiêu trao đổi, buôn bán, phân phối trên thị trường. Hoạt động trong lĩnh vực sản xuất yêu cầu sự kết hợp giữa nguồn nhân lực, tư liệu sản xuất và các ứng dụng khoa học công nghệ (máy móc, thiết bị...) để tạo ra các sản phẩm, hàng hoá đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
Kinh doanh lĩnh vực thông tin
Lĩnh vực thông tin bao gồm các hoạt động trao đổi, mua bán sản phẩm vô hình, hữu hình về thông tin thông qua Internet. Với sự phát triển nền kinh tế thị trường và khoa học công nghệ hiện nay, đây là lĩnh vực có tiềm năng phát triển, trở thành xu hướng thu hút nhiều người tham gia.
Các sản phẩm vô hình tiếp cận dễ dàng với người dùng như Video, Ebook... được lựa chọn kinh doanh phổ biến. Tại Việt Nam, đây là lĩnh vực kinh doanh còn mới mẻ, chưa được khai thác nhiều.
Tuy nhiên, với lượng người dùng Internet ngày càng lớn hiện nay, có thể chắc chắn đây sẽ là lĩnh vực kinh doanh xu hướng, ẩn chứa nhiều cơ hội trong tương lai.
Kinh doanh lĩnh vực Online
Đây là lĩnh vực kinh doanh bao gồm các hoạt động như quảng cáo Online, xây dựng Website, Mạng xã hội, Seo Google… Các giao dịch kinh doanh lĩnh vực Online thực hiện chủ yếu qua Internet.
Dưới sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, kinh doanh lĩnh vực Online phát triển mạnh mẽ giải quyết nhu cầu về việc làm tại nhà cho nhiều người.
Bên cạnh đó, các ý tưởng về Home Business hoặc kiếm tiền Online không cần vốn cũng xuất hiện từ lĩnh vực kinh doanh này. Kinh doanh lĩnh vực Online được đẩy mạnh cùng sự phát triển của các sàn thương mại điện tử có mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Thông qua sàn thương mại điện tử, người kinh doanh có thể mở các gian hàng Online và buôn bán sản phẩm, hàng hóa trên phạm vi rộng hơn. Lĩnh vực kinh doanh Online tạo điều kiện cho người bán sử dụng kỹ năng Marketing, tiếp thị, khuyến mãi để thu hút khách hàng với mức chi phí tối ưu. Ưu điểm của lĩnh vực kinh doanh này là người bán có thể làm việc linh hoạt tại bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào, chỉ yêu cầu có kết nối Internet.
Hy vọng những thông tin chi tiết, đầy đủ trên đây đã giúp quý bạn đọc nắm rõ hơn khái niệm lĩnh vực kinh doanh là gì và đặc điểm của những lĩnh vực kinh doanh phổ biến nhất hiện nay. Qua đó, đưa ra những quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, xây dựng chiến lược và tiếp cận khách hàng.