Kinh doanh là gì? Những kiến thức cần phải hiểu rõ về kinh doanh
BÀI LIÊN QUAN
Khái niệm về chi phí chìm và những quan điểm trong lĩnh vực kinh doanhKinh doanh dịch vụ là gì? Tất tần tật thông tin về các hình thức kinh doanh dịch vụKhái niệm kinh doanh là gì?
Kinh doanh là hoạt động đầu tư, sản xuất, mua bán, cung ứng sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng của các chủ thể kinh doanh, với mục đích là tạo ra lợi nhuận. Hoạt động kinh doanh thường sẽ thông qua các thể chế kinh doanh như doanh nghiệp, hợp tác xã, tập đoàn hoặc là hoạt động của các cá nhân độc lập như sản xuất, buôn bán quy mô nhỏ, mô hình gia đình.
Hoạt động kinh doanh tạo ra sản phẩm, của cải vật chất đáp ứng tối đa nhu cầu của người tiêu dùng, sau đó sẽ đem bán ra trên thị trường, từ đó mang về lợi nhuận. Có nhiều chỉ tiêu cụ thể để đánh giá về hoạt động kinh doanh như: tổng doanh thu, quy mô tăng trưởng, lợi nhuận ròng,...
Hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng đến thuật ngữ “commerce” (thương mại/kinh doanh) dùng để miêu tả một cách tổng thể về các hoạt động sản xuất, mua bán hàng hóa, dịch vụ và có sự khác nhau với thuật ngữ “trade” thường dùng để chỉ riêng những hoạt động mua bán sản phẩm hàng hóa thuần túy.
Thị trường hiện nay cạnh tranh vô cùng khốc liệt, tất cả các lĩnh vực kinh doanh đều đòi hỏi sự sáng tạo, dẫn đầu xu hướng và nhạy bén, linh hoạt. Đây là điều mà mỗi doanh nhân cần phải ghi nhớ và không ngừng nỗ lực cải thiện, học hỏi.
Những đặc điểm của kinh doanh là gì?
Kinh doanh sở hữu các đặc điểm như sau:
- Trao đổi hàng hóa và dịch vụ: Tất cả những hoạt động kinh doanh đều có sự liên quan hoặc trực tiếp hoặc là gián tiếp đến việc trao đổi sản phẩm hàng hóa hoặc là những dịch vụ đổi lấy tiền hoặc giá trị của tiền tương ứng.
- Giao dịch trong nhiều giao dịch: Trong việc kinh doanh, việc trao đổi các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ là một trong các hoạt động diễn ra thường xuyên, liên tục. Một sản phẩm/dịch vụ trước khi đến với tay của người tiêu dùng có thể đã trải qua khá nhiều những giao dịch khác nhau.
- Lợi nhuận là mục tiêu chính của kinh doanh: Công việc kinh doanh được thực hiện với mục đích chính là tìm kiếm và thu về lợi nhuận cho doanh nghiệp hoặc một cá nhân. Lợi nhuận chính là phần thưởng to lớn nhất dành cho các doanh nhân.
- Kỹ năng kinh doanh để đạt đến sự thành công: Bất cứ ai nếu muốn phấn đấu để trở thành một người doanh nhân giỏi, tài năng đều sẽ cần phải sở hữu những tố chất, kỹ năng kinh doanh tốt để từ đó có thể điều hành đơn vị doanh nghiệp thành công, phát triển mạnh mẽ.
- Những nguy cơ về sự rủi ro và sự không chắc chắn: Các hoạt động kinh doanh phải chịu sự nhiều nguy cơ về rủi ro và sự không đảm bảo chắc chắn. Một số trường hợp rủi ro, chẳng hạn như mất mát do bão lũ, hỏa hoạn, xung đột chính trị và trộm cắp có thể được bảo vệ bằng các hợp đồng bảo hiểm. Cũng có những điều không chắc chắn có thể xảy ra cho hoạt động kinh doanh, chẳng hạn như sự mất mát hoặc do thay đổi về nhu cầu hoặc là thị trường bị mất giá…
- Người mua và người bán: Mỗi một giao dịch kinh doanh đều sẽ có sự tham gia tối thiểu là một bên mua và một bên bán.
- Kết nối với quá trình sản xuất: Các hoạt động kinh doanh có thể được kết nối trực tiếp với quá trình sản xuất sản phẩm hàng hóa hoặc tạo ra dịch vụ. Trong trường hợp nói trên, đây được gọi là các hoạt động công nghiệp. Các ngành công nghiệp này có thể là đóng vai trò chính hoặc phụ.
- Quá trình tiếp thị và phân phối sản phẩm hàng hóa: Hoạt động kinh doanh có thể sẽ liên quan đến vấn đề tiếp thị hoặc là phân phối hàng hóa. Trong trường hợp này sẽ được gọi là các hoạt động thương mại.
- Những chương trình ưu đãi về sản phẩm hàng hóa và dịch vụ: Trong kinh doanh phải có các loại giao dịch về sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. Hàng hóa có thể được chia thành 2 loại sau là hàng tiêu dùng và hàng sản xuất. Hàng hóa sẽ được sử dụng bởi đối tượng những người tiêu dùng cuối cùng để sử dụng tiêu dùng cá nhân được gọi là hàng tiêu dùng, ví dụ thực phẩm, TV, quần áo, xà phòng, v.v. Hàng hóa sản xuất: Hàng hóa được sử dụng bởi những đơn vị nhà sản xuất để từ đó thực hiện sản xuất ra các hàng hóa khác như là máy móc, trang thiết bị,...
- Đáp ứng, thỏa mãn được những mong muốn, nhu cầu của con người: Doanh nhân sẽ là những người có thể đáp ứng được mong muốn của khách hàng mục tiêu thông qua việc tiến hành hoạt động kinh doanh. Bằng cách sản xuất và cung cấp ra thị trường các loại hình sản phẩm, mặt hàng khác nhau, các doanh nhân sẽ cố gắng để thúc đẩy tối đa sự hài lòng của những người tiêu dùng.
- Nghĩa vụ xã hội: Doanh nhân hiện nay đều có ý thức rất cao về trách nhiệm xã hội của họ. Vì thế công việc kinh doanh ngày nay bên cạnh tập trung vào mục tiêu lợi nhuận cũng hướng đến việc mang lại lợi ích cho xã hội.
Những lĩnh vực kinh doanh đang tồn tại trên thị trường hiện nay
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều những lĩnh vực kinh doanh khác nhau, có thể kể đến như:
Ngành nông nghiệp và khai thác
Đây là một ngành kinh doanh có liên quan trực tiếp đến các hoạt động sản xuất nguyên liệu nông sản thô và khoáng sản. Những nguyên nhiên liệu này chủ yếu sẽ phục vụ cho việc chăn nuôi động vật, thủy sản, khai thác gỗ, khai thác khoáng sản, hoặc là trồng trọt, và buôn bán kinh doanh những loại cây nông nghiệp.
Ngành dịch vụ tài chính
Dịch vụ tài chính là bao gồm hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại, các tổ chức công ty tài chính, công ty bảo hiểm, v.v. thu về lợi nhuận thông qua quá trình tiến hành đầu tư và quản lý các nguồn vốn.
Hiện nay, với việc nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển mạnh mẽ, ngành dịch vụ tài chính cũng chứng kiến những sự biến chuyển rất lớn. Hàng loạt những dịch vụ liên quan đến tài chính, ngân hàng mang lại lợi ích đối với cả những người sử dụng và các bên cung cấp đang liên tục được xuất hiện, ra mắt. Điều đó cho thấy tương lai xán lạn của ngành nghề này.
Ngành thông tin
Trong ngành thông tin, các công ty kinh doanh sẽ thu lợi nhuận nhờ vào việc bán lại quyền sở hữu trí tuệ cho người cần. Người sở hữu sẽ đăng ký quyền sở hữu trí tuệ cho một sản phẩm nào đó và sẽ bán lại quyền này cho khách hàng cần, hoặc nhượng lại quyền sở hữu có thời hạn. Các sản phẩm được đăng ký bản quyền nhằm mục đích đảm bảo các sản phẩm trí tuệ sẽ không bị rơi vào tình cảnh đạo nhái, sử dụng một cách bừa bãi, tùy tiện.
Ngành kinh doanh dịch vụ
Kinh doanh dịch vụ là một trong những loại hình kinh doanh vô cùng phát triển trong thời đại hiện nay. Hình thức kinh doanh này không tạo ra các sản phẩm hàng hóa hữu hình mà sẽ cung cấp những hàng hóa vô hình, các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng, thu tiền lời thông qua cách tính giá bằng trải nghiệm và sức lao động của người phục vụ.
Các dịch vụ kinh doanh hiện nay khá đa dạng, phong phú và là sự lựa chọn rất thông minh của các chủ đầu tư có tầm nhìn chiến lược, các doanh nhân yêu thích sự cạnh tranh, muốn chinh phục những đỉnh cao mới. Một số ví dụ trong ngành kinh doanh dịch vụ là: kinh doanh ngành khách sạn – nhà hàng; kinh doanh du lịch, nghỉ dưỡng; dịch vụ giải trí, dịch vụ tư vấn bất động sản, tư vấn tài chính; tư vấn pháp lý;…Ngoài ra còn có các ngành dịch vụ công cộng như xử lý chất thải, dọn vệ sinh, ngành điện, mạng…
Kinh doanh vận tải
Những đơn vị kinh doanh vận tải hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau và thông qua nhiều loại phương tiện giao thông như ô tô, máy bay, tàu hỏa, tàu thủy…Các công ty kinh doanh vận tải thu lời từ việc chuyên chở hàng hóa và hành khách từ nơi này đến nơi khác. Tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng, khoảng cách di chuyển mà có những sự thay đổi về chi phí.
Ngành bán lẻ và phân phối
Đây là công đoạn trung gian giữa nhà sản xuất và các khách hàng, thu về lợi nhuận thông qua việc thực hiện bán lẻ hoặc là phân phối sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đến tay người tiêu dùng. Kinh doanh bán lẻ giúp cho các đơn vị doanh nghiệp có thể tăng cao doanh thu, các sản phẩm dễ dàng lưu thông từ nơi sản xuất đến tay của người tiêu dùng một cách hiệu quả.
Hiện nay đại đa số các doanh nghiệp, công ty, tập đoàn đều tập trung mạnh vào việc đầu tư các kênh bán lẻ, mang sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng, khiến họ yêu thích, tin tưởng vào hàng hóa mà mình sản xuất.
Ngành sản xuất hàng hóa
Đây là ngành sản xuất các loại sản phẩm hàng hóa từ nguyên vật liệu thô hoặc là từ các chi tiết cấu kiện, sau đó tiếp tục bán hàng để thu về lợi nhuận. Đây là các doanh nghiệp giữ trách nhiệm cung cấp hàng hóa trực tiếp ra thị trường tiêu dùng. Ngành sản xuất chủ yếu sẽ cung cấp những sản phẩm, mặt hàng thiết yếu, hữu ích cho nhu cầu sử dụng hàng ngày của đông đảo đối tượng người tiêu dùng.
Loại hình kinh doanh này vận hành ở trình độ chuyên môn hóa cao đảm bảo hàng hóa cung cấp ra thị trường nhanh chóng, không bị ách tắc, quá trình lưu thông hàng hóa thuận lợi, giúp cho người tiêu dùng tiếp cận với hàng hóa họ cần dễ dàng khi họ cần.
Hoạt động sản xuất sản phẩm hàng hóa ngày nay được áp dụng nhiều công nghệ, khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, từ đó nâng cao số lượng. Sau đó hàng hóa sẽ được đơn vị sản xuất bán ra thị trường đem lại doanh thu. Đây là tiền đề để các đơn vị doanh nghiệp sản xuất không ngừng nỗ lực phát triển, được các chủ đầu tư không tiếc công sức nâng cấp.
Tổng kết
Hiểu rõ về khái niệm kinh doanh là gì giúp cho các doanh nghiệp, các cá nhân có thể mạnh dạn phát triển công việc sản xuất, cung cấp sản phẩm dịch vụ ra thị trường. Với việc thị trường ngày một cạnh tranh, việc kinh doanh sẽ vô cùng khó khăn đòi hỏi các doanh nghiệp phải nỗ lực rất nhiều.