Kinh doanh dịch vụ là gì? Tất tần tật thông tin về các hình thức kinh doanh dịch vụ
BÀI LIÊN QUAN
Kinh doanh là gì? Những kiến thức cần phải hiểu rõ về kinh doanhLĩnh vực là gì? Đặc điểm của các lĩnh vực kinh doanh phổ biến hiện nayEOQ là gì? Ứng dụng của EOQ trong kinh doanhKhái niệm kinh doanh dịch vụ là gì?
Kinh doanh dịch vụ là khái niệm chỉ toàn bộ công việc kinh doanh trong doanh nghiệp nhưng không nhằm mục đích tạo ra các hàng hóa hữu hình. Khi nhắc đến các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, đó là việc kinh doanh các dịch vụ trực tiếp phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng hoặc các doanh nghiệp khác.
Ngày nay, kinh doanh dịch vụ là ngành kinh doanh xu hướng trong xã hội. Các hình thức kinh doanh dịch vụ mang lại nguồn việc làm lớn trong thị trường như dịch vụ giao hàng, giao đồ ăn, dịch vụ chuyển phát nhanh…
Các ngành kinh doanh dịch vụ phổ biến hiện nay
Ngành công nghệ thông tin: Đây là ngành dịch vụ nghiên cứu chuyên sâu về công nghệ, hệ thống và phần mềm, được định giá khá cao và luôn phải chi trả các chi phí cố định mỗi tháng, mỗi năm.
Ngành giáo dục: bao gồm tất cả các dịch vụ liên quan đến đào tạo trong cơ sở giáo dục hoặc cung cấp các thiết bị, công cụ học tập của học viên và giảng dạy của giảng viên.
Dịch vụ tư vấn: Đây là ngành dịch vụ mang đến sản phẩm hoặc các kiến thức về nền tảng cho khách hàng. Dịch vụ này giúp khách hàng hoàn thiện thêm các kỹ năng, kiến thức, thông tin ở lĩnh vực họ có nhu cầu tìm hiểu.
Vận chuyển: Loại hình kinh doanh dịch vụ này ngày càng được ứng dụng rộng rãi, mang lại thu nhập đều đặn cho người lao động.
Sự kiện: Nhu cầu tổ chức sự kiện, hội nghị tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh dịch vụ sự kiện ngày một phát triển. Các công ty, doanh nghiệp có thể thuê dịch vụ tổ chức sự kiện trong các bữa tiệc thường niên hoặc các hoạt động teambuilding nâng cao sự kết nối giữa các nhân viên trong công ty. Dịch vụ tổ chức sẽ chịu trách nhiệm lên kế hoạch, tìm địa điểm tổ chức phù hợp, cung cấp nhân viên hỗ trợ và các dịch vụ phục vụ ăn uống nếu được yêu cầu.
Giải trí: Bao gồm mọi hoạt động kinh doanh cung cấp các trò chơi, dịch vụ giải trí cho khách hàng.
Truyền thông: Góp phần giúp khách hàng tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ thông qua các dịch vụ báo chí, truyền hình cũng như các phương tiện truyền thông đại chúng.
Cơ sở hạ tầng: Cung cấp các dịch vụ liên quan tới cải thiện, nâng cấp cơ sở hạ tầng như mạng Internet, điện năng mặt trời...
Tài chính: Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ tài chính người dùng như ngân hàng, tài chính, bảo hiểm.
Văn hóa: Cung cấp các dịch vụ liên quan tới nghệ thuật, văn hóa không chỉ trong mà còn ngoài nước.
Khách sạn nhà hàng: Cung cấp các dịch vụ giải trí, vui chơi, thư giãn liên quan tới nhà hàng, khách hàng.
Dịch vụ chuyên ngành: Các dịch vụ mang tính chuyên ngành, chuyên sâu như kiến trúc sư, kế toán, luật sư...
Dược phẩm: Bao gồm các dịch vụ liên quan tới y tế, sức khỏe người dùng như bác sĩ, bệnh viện...
Chăm sóc sức khỏe: Cung cấp các dịch vụ giúp người dùng có trải nghiệm lành mạnh về sức khỏe, làm đẹp.
Dịch vụ an ninh: Dịch vụ an ninh cung cấp các hoạt động giúp giữa an toàn cho khách hàng cũng như hàng hóa của họ.
Đặc điểm chung của hình thức kinh doanh dịch vụ
Kinh doanh dịch vụ có đặc điểm dễ nhận biết nhất là không hiện hữu. Các sản phẩm của loại hình kinh doanh này không tồn tại dưới dạng vật thể mà bao gồm các hoạt động được lên kế hoạch rõ ràng, không mang yếu tố vật chất.
Bên cạnh đó, tùy theo từng chuyên ngành mà các dịch vụ cung cấp lại có sự khác biệt: Không có tiêu chuẩn nhất định về các sản phẩm, dịch được cung cấp, tùy theo điều kiện sử dụng, thời gian và hoàn cảnh mà các dịch vụ lại tạo ra giá trị khác nhau.
Chính những khách hàng, người sử dụng dịch vụ sẽ là người đánh giá chất lượng dịch vụ dựa vào cảm nhận, trải nghiệm. Trải nghiệm của số lượng lớn khách hàng có thể coi là đánh giá chung nhất về chất lượng sản phẩm.
Kinh doanh dịch vụ đặc biệt phù hợp với các cá nhân hoạt động độc lập. Những doanh nghiệp được điều hành và quản lý chỉ bởi một cá nhân duy nhất có thể dễ dàng cung cấp dịch vụ tới khách hàng mà không cần sử dụng số lượng lớn nhân sự.
Xu hướng phát triển của ngành kinh doanh dịch vụ
Trong thời đại kinh tế phát triển mạnh mẽ dưới tác động của công nghệ thông tin hiện nay, các ngành kinh doanh dịch vụ ngày càng khẳng được vị trí riêng trên thị trường. Đây là lĩnh vực có nhu cầu cao về nguồn nhân lực cũng như mang lại thu nhập khá ổn định.
Có thể thấy ngành kinh doanh dịch vụ đang chiếm tỷ trọng cao trong việc phát triển kinh tế, mang lại những tiềm năng khai thác lớn trong tương lai.
Tổng kết
Hy vọng những thông tin chi tiết, đầy đủ trên đây đã giúp quý khách hàng có cái nhìn tổng quan về khái niệm kinh doanh dịch vụ là gì và thấy được những tiềm năng phát triển của ngành này trong thời đại kinh tế hiện nay. Từ đó đưa ra những lựa chọn phù hợp trên con đường kinh doanh, phát triển sự nghiệp.