meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Khái niệm về chi phí chìm và những quan điểm trong lĩnh vực kinh doanh

Thứ hai, 05/09/2022-09:09
Trong số nhiều người làm trong lĩnh vực kinh doanh cũng như kế toán rất có thể đã nghe và biết về những thuật ngữ như chi phí tài chính, chi phí vốn ngoài ra còn có những chi phí giúp cho việc kinh doanh được diễn ra thuận lợi cũng như phát triển hơn nhiều nhưng lại có một số chi phí phát sinh ra, không thể đoán trước được và làm cho công việc kinh doanh trong doanh nghiệp gặp phải nhiều thách thức và khó khăn hơn. Vậy thì chi phí chìm là gì? Và những quan điểm về tài chính trong kinh doanh tài chính cụ thể như thế nào? Chi phí ngầm mà những người làm trong lĩnh vực kinh doanh cần phải biết là gì, hãy cùng tìm hiểu với bài viết dưới đây nhé.

Khái niệm chi phí chìm

Chi phí chìm (sunk cost) chính là chi phí đã xảy ra và không thể tránh được dù cho nhà quản lý đã lựa chọn những phương án kinh doanh như thế nào đi chăng nữa. Cụ thể hơn thì chúng ta có thể thấy rằng tiền thuê xưởng chính là khoản chi phí chìm đối với những trường hợp doanh nghiệp sử dụng những nhà xưởng và tiền thuê nhà sẽ luôn tồn tại ở đó dù cho doanh nghiệp có sử dụng nhà xưởng để tiến hành sản xuất bất kỳ một sản phẩm gì đi chăng nữa.


Chi phí chìm (sunk cost) chính là chi phí đã xảy ra và không thể tránh được dù cho nhà quản lý đã lựa chọn những phương án kinh doanh như thế nào đi chăng nữa.
Chi phí chìm (sunk cost) chính là chi phí đã xảy ra và không thể tránh được dù cho nhà quản lý đã lựa chọn những phương án kinh doanh như thế nào đi chăng nữa.

Bên cạnh đó, chi phí chìm chính là một khoản đầu tư tiền bạc, sức lực, thời gian và không thể lấy lại được do những quyết định sai lầm ở quá khứ. Loại chi phí này được biết không được phép đưa vào trong những tính toán dự án, mặc dù cho chi phí chìm thể hiện được quá khứ nhưng đôi khi con người vẫn để cho chi phí chìm này ảnh hưởng và tác động tới những quyết định trong tương lai của họ.

Những người có thể có quyền quyết định thường sai lầm ở chỗ không nhận ra được rằng loại chi phí chìm này không thể bù đắp được. Xuất phát từ chính việc họ không muốn phải gánh chịu những loại rắc rối khi xúc tiến những phương án thay thế khác. Đơn giản hơn đó chính là việc xúc tiến những phương án thay thế sẽ làm ảnh hưởng tới những quyết định ban đầu của chính họ hoặc cấp trên, dẫn tới việc sợ mất mặt. Mặc dù vậy thì những nhân tố vô hình này của họ sẽ dẫn tới những thiệt hại hữu hình nhất là về tài chính và cơ hội.

Ví dụ như công ty Hương Linh đã chi tới 30 triệu đồng để có thể chuẩn bị mở thêm những điểm kinh doanh mới. Vì vậy nhiều vấn đề phát sinh và bây giờ công ty hiện đang xem xét rằng có nên hay không kinh doanh tại địa điểm đã chuẩn bị, hoặc có những phương án thay thế khác. Vậy khi đó, 30 triệu đồng là chi phí chìm, không thích hợp với quá trình lựa chọn quyết định của công ty, nghĩa là 30 triệu này dù cho công ty có hoặc không kinh doanh tại địa điểm này. Bên cạnh đó, chi phí khấu hao tài sản cố định khi lựa chọn thay tài sản cố định khác cũng được xếp vào loại chi phí chìm.

Những vấn đề về chi phí ngầm cần lưu ý

Chi phí ngầm không phải là thông tin thích hợp cho việc ra quyết định. Rõ ràng khi quan sát chi phí chìm thì chúng ta đã nhận thấy rằng sự chọn lựa quyết định trên cơ sở quan sát so sánh chi phí của những phương án kinh doanh thì những loại chi phí này là những chi phí: Đã phát sinh ra, không tránh được, luôn luôn xuất hiện dưới những phương án. Vậy nên, chi phí này luôn bằng nhau, triệt tiêu nhau khi so sánh những loại chi phí này trong hai phương án khác nhau.

Như vậy thì chi phí chìm là loại chi phí đã chi ra, từ đó sẽ phải chịu như vậy dù cho doanh nghiệp đó có lựa chọn loại phương án sản xuất kinh doanh nào đi chăng nữa. Chi phí chìm không thích hợp với việc đưa ra những quyết định kinh doanh vì chúng không có tính chênh lệch. Khi phải đối mặt với việc dành quá nhiều tiền vào chi phí chìm (dù là thời gian hay tiền bạc…). Doanh nghiệp phải xem xem quyết định đó đáng giá như thế nào và ước lượng tổng chi mà doanh nghiệp sẽ phải chi ra để tiếp tục. Nếu như con số kiểm kê lớn hơn nhiều so với lợi nhuận thì đó là lúc mà doanh nghiệp phải thay đổi quyết định của mình.


Chi phí chìm chính là một khoản đầu tư tiền bạc, sức lực, thời gian và không thể lấy lại được do những quyết định sai lầm ở quá khứ.
Chi phí chìm chính là một khoản đầu tư tiền bạc, sức lực, thời gian và không thể lấy lại được do những quyết định sai lầm ở quá khứ.

Chi phí chìm thuộc loại chi phí không kiểm soát được - là chi phí mà nhà quản trị không dự đoán được chính xác số tiền phát sinh của nó trong kỳ hoặc không đủ thẩm quyền đưa ra quyết định về loại chi phí này. Ví dụ là chi phí mua nhà xưởng là chi phí kiểm soát được đối với nhà quản trị cấp cao nhưng lại là chi phí không thể kiểm soát được (chi phí chìm)  đối với nhà quản trị cấp dưới.

Cái kết cuối cùng cho chi phí chìm

Mọi loại chi phí rủi ro đều có thể biến thành loại chi phí chìm, theo những nguyên tắc về quyết định khi so sánh, cân nhắc chi phí, chỉ có chi phí khác biệt là quan trọng trong việc đưa ra những quyết định nên chi phí chìm khi đó có thể bỏ qua được, vậy nên chi phí chìm không thích hợp với việc ra quyết định.

Những biện pháp có thể thực hiện nhằm giảm bớt đi chi phí chìm cho nhà quản trị đó là hoạch định chi tiết và kỹ càng chi phí trước khi chi ra, có những biểu mẫu nhằm đánh giá được thường xuyên và kịp thời để xử lý, nhận diện chi phí chìm. Luôn khích lệ việc giám sát bản thân, tự đánh giá. Giúp đỡ những nhân viên trong doanh nghiệp để họ nhận biết được rằng chi phí chìm hiện đang ảnh hưởng tới những quyết định hiện tại của họ. Mọi người thường đều dễ mắc những sai lầm liên quan tới chi phí chìm nhưng những sai lầm này đều có thể sẽ giải quyết được, điều quan trọng là đừng để những sai lầm nhỏ dẫn tới một hoặc nhiều sai lầm khác sau này, tác động tới tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Quan điểm trong kinh doanh

- Ngân hàng: Mối quan tâm đầu tiên của ngân hàng thương mại là xác định được sức mạnh chung của dự án, từ đó đánh giá được sự an toàn của số vốn vay mà dự án có thể cần. Những ngân hàng coi dự án như là một hoạt động có khả năng tạo ra những lợi ích tài chính chi tiết (lợi nhuận kỳ vọng, lợi tức kỳ vọng - net income) và sử dụng những nguồn tiền rõ ràng.

Quan điểm này còn được xem như là quan điểm tổng đầu tư, từ đó những ngân hàng tính toán, xem xét những dòng tài chính rót vào dự án đó bao gồm trợ giá, những lợi ích gồm chi trả thuế, và chi phí được xác định theo giá cả tài chính của chúng.


Chi phí chìm thuộc loại chi phí không kiểm soát được - là chi phí mà nhà quản trị không dự đoán được chính xác số tiền phát sinh của nó trong kỳ hoặc không đủ thẩm quyền đưa ra quyết định về loại chi phí này.
Chi phí chìm thuộc loại chi phí không kiểm soát được - là chi phí mà nhà quản trị không dự đoán được chính xác số tiền phát sinh của nó trong kỳ hoặc không đủ thẩm quyền đưa ra quyết định về loại chi phí này.

Qua những phân tích về dòng tiền tiềm năng đó mà những ngân hàng sẽ xác định được tính khả thi về mặt tài chính, nhu cầu cần thiết vay vốn và khả năng trả nợ của dự án đó. Phải tính gộp vào tổng vốn đầu tư chi phí cơ hội tài chính của mọi công trình hiện hữu nào được ghép vào dự án mới.

Những ngân hàng không quá quan tâm tới chi phí gốc của những tài sản hiện hữu. Quan điểm của ngân hàng hoặc tổng đầu tư được diễn tả bằng ô “A” - nền tảng mà những thành viên liên quan dựa vào đó để đánh giá khả năng thu được lợi nhuận của họ, một cách khác thì quan điểm của ngân hàng được diễn giải ra như sau:

A = quan điểm của ngân hàng = quan điểm tổng đầu tư = chi phí tài chính - chi phí cơ hội của những tài sản hiện có trực tiếp - lợi ích tài chính.

Chủ đầu tư: Giống với ngân hàng, chủ đầu tư nhận định mức thu nhập ròng tăng nhiều của dự án so với những gì mà họ kiếm được trong trường hợp không có dự án, vậy nên thì chủ đầu tư nên xem những gì mà họ bị mất đi khi thực hiện những dự án là chi phí.

Không giống với ngân hàng, chủ đầu tư cộng vốn vay ngân hàng như khoản thu tiền mặt, và chỉ trừ đi tiền lãi cũng như tiền vay nợ gốc như khoản chi tiền mặt. Như vậy thì đối với chủ đầu tư của dự án thì ngân lưu ròng diễn tả như sau: B = A + vốn vay - Trả lãi và nợ vay.

Cơ quan ngân sách của chính quyền: Ô “C” tính tới ảnh hưởng của dự án đầu tư theo quan điểm của những cơ quan quản lý ngân sách chính quyền. Một dự án có thể cần được chi ngân sách dưới dạng trợ giá hoặc những hình thức chi chuyển giao khác cũng tạo ra được nguồn thu từ phí sử dụng và thuế trực tiếp, gián tiếp thu. Vậy nên, đối với những cơ quan quản lý ngân sách chính quyền, thụ nhập tài chính ròng do một dự án tạo ra đó là : C = Thuế và chi phí sử dụng trực/gián tiếp - Trợ giá và trợ cấp trực/gián tiếp.

Quan điểm kinh tế


Mọi loại chi phí rủi ro đều có thể biến thành loại chi phí chìm.
Mọi loại chi phí rủi ro đều có thể biến thành loại chi phí chìm.

Quốc gia: Khi sử dụng phân tích kinh tế để tính toán được lợi nhuận dự án theo quan điểm của quốc gia, nhiều nhà phân tích phải sử dụng giá kinh tế nhằm định giá những nhập và xuất lượng của dự án đó, thực hiện những điều chỉnh cần thiết khác. Ngoài ra những nhà phân tích phải bổ sung thêm những ngoại tác động hoặc những lợi ích, chi phí mà dự án đó tạo ra cho người/vật bên ngoài vùng dự án.

Theo quan điểm của quốc gia thì những hoạt động phải hi sinh để thực hiện dự án thì được xem là chi phí. Cuối cùng thì phần thẩm định kinh tế của một dự án còn được điều chỉnh theo trợ giá và thuế, không tính tới vốn vay vì chúng chỉ thể hiện được luồng vốn chứ không phải là tài nguyên thật sự. Vậy nên, tỉ suất lợi nhuận (chỉ số roa, ROE) thì hiệu suất sử dụng vốn vay (chỉ số ICOR) hoặc suất sinh lợi kinh tế dự án, theo quan điểm quốc gia được diễn tả như sau: D = Tổng lợi ích - Chi phí (cả chi phí đầu tư và hoạt động) được tính theo giá kinh tế.

Quan điểm phân phối thu nhập

Đôi với phân phối thu nhập, nhà phân tích tính toán lợi ích tài chính ròng mà chính dự án mang lại cho những nhóm đối tượng chịu những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp bởi dự án, sau khi đã trừ đi những chi phí cơ hội.


Những biện pháp có thể thực hiện nhằm giảm bớt đi chi phí chìm cho nhà quản trị đó là hoạch định chi tiết và kỹ càng chi phí trước khi chi ra.
Những biện pháp có thể thực hiện nhằm giảm bớt đi chi phí chìm cho nhà quản trị đó là hoạch định chi tiết và kỹ càng chi phí trước khi chi ra.

Phân tích phân phối thu nhập được xây dựng trên cơ sở phân tích kinh tế cũng như tài nguyên chính với điều kiện chúng được thực hiện theo những quan điểm của những bên liên quan.

Với bài viết trên đây, chúng ta đã thấy được tầm quan trọng của việc có được những dự án vừa hấp dẫn về mặt tài chính lại vừa có lợi về kinh tế cho xã hội. Để những dự án có ích cho xã hội được thực hiện thì chúng phải được thiết kế đảm bảo được tính khả thi về mặt tài chính. Mặt khác thì những dự án hấp dẫn về mặt tài chính nhưng có hiệu quả kinh tế âm sẽ tác động tới toàn bộ nền kinh tế.

Tổng kết

Hy vọng những thông tin trên đã phần nào giải đáp được những thắc mắc cho mọi người về khái niệm về chi phí chìm cũng như để mọi người xác định rõ được những nghề nghiệp cũng như công việc mà mình cần làm trong tương lai.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

1 ngày trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

1 ngày trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

1 ngày trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

1 ngày trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

1 ngày trước