Chi phí chuyển đổi là gì? Cách để tăng chi phí chuyển đổi trong doanh nghiệp
BÀI LIÊN QUAN
Mapping là gì? Giải pháp phát triển ý tưởng thiết kế nhóm tối ưuHRM là gì? HRM có ảnh hưởng như thế nào đối với một doanh nghiệpHRD là gì? Lợi ích mà HRD đem lại cho doanh nghiệpChi phí chuyển đổi là gì?
Chi phí chuyển đổi hay còn gọi là Switching Costs, là chi phí mà khách hàng hay người tiêu dùng phải chịu khi có các thay đổi về sản phẩm, nhà cung cấp hoặc thương hiệu. Trên thực tế, chi phí chuyển đổi không chỉ tồn tại chi phí về tiền, mà nó còn có những loại chi phí chuyển đổi dựa trên nỗ lực, tâm lý hay thời gian.
Có thể hiểu đơn giản rằng, chi phí chuyển đổi chính là biểu hiện về mặt thời gian cũng như sự nỗ lực của người tiêu dùng khi muốn đưa ra quyết định chuyển đổi, thay thế sản phẩm, nhà cung cấp này thành một sản phẩm hoặc nhà cung cấp khác thậm chí có thể sẽ phải chịu những phí hủy cao hoặc không thể có được sản phẩm tương tự như sản phẩm cũ.
Chính vì điều này mà các công ty đang trên đà phát triển đều đưa ra những chiến lược kinh doanh nhằm tạo ra khoản phát sinh chi phí chuyển đổi cao ngất ngưỡng dành cho khách hàng để đánh vào tâm lý, ngăn cản họ chuyển đổi sản phẩm, hàng hóa dịch vụ sang của đối thủ cạnh tranh.
Bản chất của chi phí chuyển đổi
Vậy bản chất của chi phí chuyển đổi là gì? Chi phí chuyển đổi có vai trò là nền tảng xây dựng lợi thế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp khác nhau. Chính vì vậy mà các công ty có mức chi phí chuyển đổi ngày càng cao khiến khách hàng buộc phải tiếp tục sử dụng sản phẩm, dịch vụ dù giá có thể tăng bị theo thời gian nhưng lại không hề lo sợ về việc khách hàng có rời bỏ hay chuyển đổi nhà cung cấp khác.
Tuy nhiên, tại các nước đang phát triển thì có một vài doanh nghiệp hiện nay đã biết cách làm vô hiệu hóa chi phí chuyển đổi này. Điển hình như khi bạn đang sử dụng một nhà mạng thuê bao và chi phí cho việc chuyển sang nhà mạng khác rất cao để hy vọng là khách hàng của mình sẽ không chuyển sang dùng nhà mạng khác. Thế nhưng các nhà mạng khác cũng sẵn sàng với những chính sách đền bù cho khách hàng khi họ chuyển đổi nhà mạng. Tức là khi này khách hàng sẽ không còn phải chịu chi phí này nữa. Trong tương lai, chi phí chuyển đổi này có thể sẽ bị vô hiệu hóa hoàn toàn.
Phân biệt các loại chi phí chuyển đổi
Hiện nay chi phí chuyển đổi đã được phát triển dựa thành hai loại, chúng đều có những đặc điểm và nội dung khác biệt nhau.
Chi phí chuyển đổi thấp
Trên thực tế thì chi phí chuyển đổi thấp sẽ thường bắt gặp ở các công ty cung cấp sản phẩm tiêu dùng nhanh hay các lĩnh vực dễ bị đối thủ học hỏi, bắt chước. Các mặt hàng này thường có có chi phí chuyển đổi khá hạn chế phần lớn lý do cũng vì chúng tạo cảm giác rất dễ mua, khách hàng không nhất thiết phải dành nhiều thời gian mới có thể mua được một sản phẩm tương tự cả về giá thành lẫn chất lượng. Thậm chí có nhiều người tiêu dùng còn không thể phân biệt được các thương hiệu hay các sản phẩm tiêu dùng nhanh đó. Chính vì vậy mà việc thay thế chúng không tác động nhiều đến sự thay đổi trong thói quen của khách hàng.
Điều này bạn cũng có thể liên hệ đến các sản phẩm mì ăn liền khi bạn có thể thích sản phẩm này nhưng hôm sau lại muốn mua sản phẩm khác. Điều này làm chi phí chuyển đổi của họ đương nhiên không thể cao được.
Chính vì vậy, các doanh nghiệp cũng cần phải có chiến lược để đảm bảo được doanh số và giữ được vững chỗ đứng trên thị trường cũng như chiếm lĩnh được tâm trí khách hàng. Đó cũng là lý do vì sao mà các công ty này rất dễ để nhân rộng sản phẩm, dịch vụ của mình với giá tương đương.
Chi phí chuyển đổi cao
Bên cạnh mức chi phí chuyển đổi thấp thì có nhiều công ty vẫn có mức chi phí chuyển đổi cao. Trên thực tế, bất cứ công ty nào cũng mong muốn chi phí chuyển đổi của mình cao. Công ty thường thích tạo ra các sản phẩm độc đáo và có ít sản phẩm, dịch vụ thay thế. Điều này khiến chi phí chuyển đổi tăng lên đáng kể.
Các bạn có thể thấy điều này ở các ứng dụng phần mềm kế toán khi việc học cách sử dụng các phần mềm này cũng tốn khá nhiều thời gian, công sức và chi phí đào tạo nên những người sau khi sử dụng thông thạo với ứng dụng nào nào thì rất ngại để chuyển sang sử dụng phần mềm khác. Cùng với đó là những lợi thế của người dùng khi sử dụng phần mềm này là dễ dàng kết nối với nhau hơn nhờ vào các tính năng hữu ích mà công ty phát triển phần mềm cung cấp cho người dùng. Đồng thời, người dùng cũng có thể yên tâm không lo bị gián đoạn hoặc mất dữ liệu trong quá trình sử dụng. Đây là những rào cản khiến người dùng lười thay đổi phần mềm hơn.
Hay các sản phẩm công nghệ nổi tiếng toàn cầu như Iphone, Apple luôn biết cách cung cấp những trải nghiệm tốt nhất với những tính năng điều mới mẻ cùng với tính bảo mật cao khiến khách hàng vẫn tự săn đón mua được mẫu mới nhất, dù nó có đắt đỏ, mất thời gian và công sức như thế nào.
Phương pháp để tăng chi phí chuyển đổi là gì?
Chi phí chuyển đổi có thể biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau mà người dùng phải bỏ ra để thay đổi sản phẩm, thương hiệu hay nhà cung cấp. Vậy có cách nào để tăng chi phí chuyển đổi nhằm hạn chế khả năng thay thế sản phẩm của người dùng?
Định vị thương hiệu của doanh nghiệp
Khi đứng trước việc lựa chọn một sản phẩm, khách hàng luôn có xu hướng chọn những hãng mình vẫn sử dụng hay hãng đã có thương hiệu sẵn, hoặc đôi khi cũng có thể là do sản phẩm đó độc đáo, lạ lẫm. Chính vì vậy, doanh nghiệp cũng nên biết cách đưa ra những chiến dịch quảng cáo ấn tượng để nâng cao thương hiệu của mình.
Tạo ra những sản phẩm chất lượng và khác biệt
Khách hàng thường sẽ mất nhiều thời gian làm quen với sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Chính vì vậy, khi sản phẩm của bạn đã chất lượng, hữu ích với họ thì họ chắc chắn sẽ quan tâm đặc biệt đến sản phẩm của bạn rồi. Đây cũng là một cách hữu hiệu gia tăng chi phí chuyển đổi mà nhiều doanh nghiệp áp dụng.
Tạo sự thuận tiện cho khách hàng
Cần phải tạo cho khách hàng những thuận tiện khi sử dụng sản phẩm. Với những sản phẩm đồ ăn nhanh mà không mất công chế biến là một điểm cộng lớn về sự thuận tiện. Ngoài ra, còn một sự thuận tiện khác rất được khách hàng thích là việc sản phẩm của bạn được trưng bày phần nổi bật, dễ nhìn nhất. Khi đó, khách hàng sẽ dễ tiếp cận với sản phẩm của bạn hơn. Điều này cũng là lý do vì sao những địa điểm hot, trung tâm đều có mức chi phí khá cao.
Chất lượng chăm sóc khách hàng tốt và chuyên nghiệp
Nếu chất lượng sản phẩm của bạn tốt nhưng dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ khách hàng hời hợt thì sớm muộn họ cũng thay thế sản phẩm, dịch vụ của bạn sang đối thủ khác mà thôi. Hãy chắc chắn họ sẵn lòng tiếp tục mua sản phẩm, dịch vụ của bạn không chỉ vì chất lượng sản phẩm mà cả chất lượng phục vụ. Như vậy, tự nhiên chi phí chuyển đổi của bạn cũng sẽ tăng cao.
Tổng kết
Như vậy, bài viết trên giúp hiểu được chi phí chuyển đổi là gì và các cách tăng chi phí chuyển đổi trong doanh nghiệp. Việc hiểu biết về chi phí chuyển đổi là rất cần thiết để doanh nghiệp nâng cao vị thế trong lòng khách hàng và có những chiến lược đúng đắn để nâng tầm doanh nghiệp.