meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

HRD là gì? Lợi ích mà HRD đem lại cho doanh nghiệp

Thứ bảy, 12/11/2022-16:11
HRD được hiểu như là một phương thức chiến lược phát triển nhân sự mà mỗi doanh nghiệp đều cần được trang bị. Nếu cá nhân đang công tác trong lĩnh vực nhân sự, thì bạn cần hiểu rõ hơn khái niệm HRD là gì và những lợi ích nó đem lại. Cùng chúng tôi đi tìm hiểu về HRD qua bài viết dưới đây nhé.

Khái niệm HRD là gì?

HRD có lẽ còn khá xa lạ và không phải ai cũng biết. Nó được hiểu là một thuật ngữ viết tắt của Human Resource Development, dịch nôm na ra tiếng Việt nghĩa là phát triển nguồn nhân lực. Đ

ôi khi HRD được hiểu nhầm với khái niệm của thuật ngữ HRM (Human Resource Management). Tuy nhiên, thực tế nó là 2 phương thức hoàn toàn khác nhau, một bên là phát triển và một bên có nhiệm vụ quản trị. Nhìn chung, nó chỉ giống nhau về đối tượng hướng đến.

Theo nghĩa rộng thì HRD có thể hiểu đơn giản là tổng thể các hoạt động đào tạo, hướng dẫn có tổ chức và hướng đến mục đích tạo ra sự thay đổi về hành vi nghề nghiệp theo hướng hiệu quả cho cá nhân người lao động và được tiến hành trong một khoảng thời gian nhất định. 


Khái niệm HRD là gì?
Khái niệm HRD là gì?

Đầu tiên, HRD chính là tổng thể của những hoạt động hướng dẫn và học tập được doanh nghiệp xây dựng, triển khai một cách có tổ chức và đối tượng hướng đến ở đây chính là các nhân viên đang làm việc tại doanh nghiệp. 

Tùy vào mục đích học tập mà những hoạt động học tập có thể diễn ra trong vài tiếng, vài ngày hay vài tuần, thậm chí là vài năm. Tóm lại, khi nói đến HRD là gì thì ba yếu tố mấu chốt hình thành nên phương thức này là giáo dục, đào tạo và phát triển. 

Lợi ích mà phương thức HRD đem lại là gì? 

Khi bạn đã hiểu HRD là gì thì bạn cũng sẽ mơ hồ đoán được những gì mà nó đem lại cho cả doanh nghiệp lẫn người lao động, đúng không nào?

Đối với doanh nghiệp 

Tất nhiên, doanh nghiệp là chủ thể triển khai và tổ chức phương thức này nên nó có vai trò không hề nhỏ cho doanh nghiệp. Những lợi ích khi doanh nghiệp thực hiện phương thức HRD bao gồm: 

  • Nâng cao hiệu suất công việc cùng năng suất làm việc. 
  • Giúp công việc thực hiện được chất lượng hơn. 
  • HRD giúp nâng cao ý thức làm việc cho nhân viên và tiết kiệm khâu quản lý cho doanh nghiệp. 
  • HRD cũng giúp duy trì tính ổn định và nâng cao tính năng động của doanh nghiệp. 
  • HRD chính là tiền đề cho quá trình vận dụng các yếu tố hiện đại vào trong công tác quản
  • HRD giúp doanh nghiệp có thể mạnh hơn trong việc cạnh tranh trên thị trường. 

Lợi ích của HRD đối với doanh nghiệp
Lợi ích của HRD đối với doanh nghiệp

Đối với nhân viên 

HRD chính là là công cụ tuyệt vời không chỉ đem lại những lợi ích tức thời và lâu dài cho doanh nghiệp mà khi tham gia vào quá trình học tập chuyên sâu, người lao động cũng nhận được những ích lợi cụ thể là: 

  • HRD tạo ra mối liên hệ gắn kết hơn giữa các nhân viên và doanh nghiệp. 
  • HRD giúp nhân viên có phong cách làm việc chuyên nghiệp hơn. 
  • HRD giúp nhân viên có thể thích ứng với cả vị trí công việc hiện tại và cả tương lai. 
  • HRD giúp làm thỏa mãn được nhu cầu và mong muốn phát triển của nhân viên. 
  • HRD giúp nhân viên có tư duy, cách nhìn mới về công việc và làm nền tảng cho sự phấn đấu, phát huy tối đa nhất những tiềm lực cho công việc.

Lợi ích của HRD với nhân viên 
Lợi ích của HRD với nhân viên 

Nội dung hoạt động của HRD là gì? 

Đọc đến đây, có lẽ chúng ta có thể khẳng định phương thức HRD luôn hướng đến mục tiêu làm cho các nhân viên trong doanh nghiệp thành thạo và chuyên nghiệp hơn trong quá trình làm việc và đủ điều kiện để thích ứng với các vị trí được điều hướng trong mọi hoàn cảnh. 

Đồng thời, nhân viên cũng biết nhận thức được vai trò, nhiệm vụ và chức năng của chính mình trong từng vị trí làm việc. Nhân viên ở một vị trí cao hơn sẽ biết cách thể hiện thái độ tích cực và suy nghĩ quy mô hơn. 


Nội dung hoạt động của HRD
Nội dung hoạt động của HRD

Cuối cùng, những hoạt động HRD luôn hướng tới cũng là để hoàn thiện phẩm chất, đạo đức kinh doanh cũng như nhân cách của mỗi nhân viên trong doanh nghiệp. Đó cũng là lý do HRD luôn triển khai những hoạt động của mình trên cơ sở bám sát các nội dung dưới đây. 

Đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cho nhân viên 

Là cơ chế giáo dục, đào tạo và phát triển nên nội dung đầu tiên của phương thức HRD chính là đào tạo lại và bồi dưỡng kiến thức cho nhân viên. Nó chính là quá trình tác động có tổ chức và hệ thống nhằm hướng đến mục tiêu là nuôi dưỡng, tích lũy các kỹ năng làm việc đồng thời tạo cho các nhân viên một nền tảng kiến thức vững chắc để có thể đáp ứng hoàn toàn những yêu cầu mới trong công việc. 

Những kỹ năng làm việc của nhân viên có thể được hình thành và phát triển qua 4 giai đoạn: 

+ Nhân viên không có kỹ năng cụ thể: Là giai đoạn mà nhân viên có trình độ kỹ năng còn thấp nhất và chủ yếu đối tượng nhân viên này là các lao động thuộc nhóm phổ thông.

+ Nhân viên biết một kỹ năng cụ thể: Đây giai đoạn nhân viên chỉ biết sơ qua về kỹ năng nhưng chưa biết phương pháp để triển khai. Thường thì nếu học qua sách vở và lý thuyết thì nhân viên có thể đạt đến trình độ này. 

+ Nhân viên có kỹ năng, biết mình cần làm gì nhưng chưa phát huy tối đa nhất. 

+ Cuối cùng, là giai đoạn nhân viên am hiểu cũng như thành thạo và làm chủ nhất định trong các kỹ năng làm việc. 


Đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cho các nhân viên
Đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cho các nhân viên

Tùy chỉnh công việc sao cho phù hợp cho từng nhân viên 

Người lao động chỉ có thể làm việc ở một vị trí phù hợp với trình độ, năng lực của họ. Không thể nào doanh nghiệp bố trí cho nhân viên một công việc với vị trí quá sức được. Chính vì thế HRD giúp cho việc tùy chỉnh công việc sao cho hợp lý nhất. 

Chẳng hạn trong mọi doanh nghiệp, người lãnh đạo đứng đầu đều sẽ làm công tác “ngầm” trong việc quan sát, phân tích từ các số liệu và các mối liên kết nhằm phát hiện ra nhân tài cho một vị trí cấp cao nào đó để có thể đảm nhiệm.

Sau khi đã phát hiện được nhân tố thích hợp thì nhà lãnh đạo doanh nghiệp sẽ chủ động đào tạo kiến thức cho họ ngay từ đầu, đến thời điểm chín muồi, họ sẽ có thể yên tâm bổ nhiệm người mới vào vị trí đó. 

Nâng cao môi trường làm việc 

Không nói quá nhiều thì chúng ta đều biết, môi trường làm việc có sức ảnh hưởng đến cỡ nào đối với hiệu năng làm việc của từng nhân viên trong doanh nghiệp. Một môi trường làm việc lý tưởng có thể khiến toàn bộ nhân viên làm việc đểu cảm thấy thỏa mãn khi thực hiện mọi nhiệm vụ và công việc được giao phó. 

Muốn xây dựng được môi trường làm việc lý tưởng cho nhân viên thì doanh nghiệp nên chú trọng về những điều kiện cơ sở vật chất để đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của công việc. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể chú trọng đến vấn đề ánh sáng, nhiệt độ, tiếng ồn,...


Giúp nâng cao môi trường làm việc 
Giúp nâng cao môi trường làm việc 

Tổng kết

Như vậy, chúng ta đã hiểu HRD là gì và những thông tin có liên quan đến HRD. Hy vọng bài viết này đã đem đến cho bạn những thông tin quý giá. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết sau với các thông tin bổ ích hơn nữa.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước