meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Giá gốc là gì? Tất tần tật về giá gốc

Thứ bảy, 12/11/2022-14:11
Mua hàng với giá rẻ, giá gốc luôn là mong muốn của những người tiêu dùng. Và trong lĩnh vực kinh doanh, buôn bán, các nhà đầu tư cũng quan tâm rất nhiều đến giá gốc. Vậy bạn đã thực sự hiểu giá gốc là gì chưa? Cùng chúng tôi tìm hiểu tất tần tật thông tin về giá gốc trong bài viết sau đây nhé!

Giải đáp giá gốc là gì?

Giá gốc là gì? Giá gốc là giá ban đầu của nó và được tính bao gồm những loại chi phí liên quan như phí mua, chi phí vận chuyển, sản xuất….theo quy định của pháp luật. giá ban đầu của nó và được tính bao gồm những loại chi phí liên quan như phí mua, chi phí vận chuyển, sản xuất….theo quy định của pháp luật.

Hiểu theo một góc độ khác, giá gốc còn là một cách gọi vốn hay giá nguyên thủy, giá lịch sử. Đây là giá thực tế phát sinh khi các giao dịch phát sinh trong doanh nghiệp tạo ra đối tượng tính giá. Ngoài ra, giá gốc còn được hiểu là giá cả hợp lý của sản phẩm tại thời điểm tính giá đó.


Khái niệm giá gốc là gì?
Khái niệm giá gốc là gì?

Đặc trưng của giá gốc

Đặc trưng đầu tiên phải kể đến là giá gốc trên thị trường được sử dụng phổ biến tại các thời điểm khác nhau khi giao dịch mua bán xảy ra dựa trên lý thuyết doanh nghiệp hoạt động liên tục. Đây cũng là kết quả của trường phái lý thuyết thực thể và rất thích với xu hướng thận trọng của kế toán hiện nay. 

Giá gốc được xem như một loại bằng chứng, đảm bảo độ tin cậy cũng như tính khả thi tối đa khi các bằng chứng chứng minh giao dịch đã thực sự xảy ra và hoàn thành.

Mặc dù vậy, tuy nhiên tại một số thời điểm, hoàn cảnh nhất định, giá gốc sẽ không thể phát huy được tính hữu ích của chúng trong các nghiệp vụ kế toán. Một số trường hợp kế toán phải dùng các loại giá khác nhau để tính thay vì sử dụng giá gốc như: Kế toán phá sản, giải thể, hợp nhất, chuyển đổi loại hình kinh doanh,...


Đặc trưng của giá gốc
Đặc trưng của giá gốc

Nguyên tắc giá gốc

Nguyên tắc ghi nhận giá gốc theo tiêu chuẩn VAS số 1

Nguyên tắc ghi nhận giá gốc là gì? theo VAS - chuẩn mực kế toán số 1 như sau: 

  • Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc.
  • Giá gốc của tài sản sẽ được tính dựa trên số tiền đã trả, phải trả của tài sản đó. Hoặc được tính dựa vào giá trị hợp lý tại thời điểm mà tài sản đó được ghi nhân.
  • Giá gốc của tài sản không được phép thay đổi, ngoại trừ khi có những quy định mới trong chuẩn mực kế toán.

Lưu ý: Nguyên tắc ghi nhận giá gốc: Khi phát sinh nghiệp vụ kinh tế liên quan đến vấn đề mua bán tài sản cố định, nguyên - vật liệu,... thì giá trị sẽ được tính theo giá gốc, tuyệt đối không tính theo giá thị trường, và cộng với những chi phí khác có liên quan trước khi đưa chúng vào sử dụng như chi phí vận chuyển, chi phí kho bãi….(không tính thuế VAT).


Nguyên tắc ghi nhận giá gốc theo VAS
Nguyên tắc ghi nhận giá gốc theo VAS

Nguyên tắc giá gốc

Theo nguyên tắc giá gốc, mọi tài sản phải được kế toán dựa trên giá gốc, và được tình dựa trên khoản tiền mà doanh nghiệp phải thanh toán hoặc đã thanh toán. Hoặc giá gốc được tính dựa trên giá trị hợp lý của tài sản vào thời điểm chúng được ghi nhận, không có bất kỳ sự thay đổi nào nếu không có sự thay đổi trong các quy định về chuẩn mực kế toán (theo VAS 01).

Nguyên tắc giá gốc sẽ không hoạt động đơn lẻ một mình, mà nó sẽ hoạt động song song cùng với nguyên tắc hoạt động liên tục. Hai nguyên tắc này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nguyên tắc giá gốc có được thực hiện hay không phụ thuộc vào nguyên tác liên tục. 

Bởi, chỉ khi doanh nghiệp hoạt động một cách liên tục, các giao dịch phát sinh thì nguyên tắc giá gốc mới được ghi nhận và ngược lại. Trường hợp, tổ chức doanh nghiệp dừng hoạt động, phá sản thì nguyên tắc giá gốc sẽ không còn hiệu lực mà không được tiếp tục áp dụng nữa.

Trong hoàn cảnh này, mọi tài sản của doanh nghiệp sẽ bị đem đi bán nhằm mục đích trả nợ hoặc sẽ bị ngân hàng, chủ nợ đến xiết nợ. Đây cũng là lý do mọi tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm này sẽ được định giá và được tính theo giá thị trường lúc này. Thường thì giá trị tài sản sẽ không cao như giá gốc nữa và nguyên tắc giá gốc không được áp dụng trong trường hợp này.


Nguyên tắc giá gốc trong kinh doanh
Nguyên tắc giá gốc trong kinh doanh

Giá gốc của tài sản là gì? 

Thông thường, khi xác định giá gốc tài sản, thường chia làm 3 thời điểm đó là giá gốc tại thời điểm ghi nhận ban đầu, giá gốc tài sản sau thời điểm ghi nhận ban đầu và cuối cùng là giá gốc tài sản tại thời điểm lập báo cáo kế toán.

Thời điểm ghi nhận ban đầu

Giá gốc là gì tại thời điểm ghi nhận ban đầu? 

  • Đây là tài sản mua về, phát sinh các chi phí mua bên ngoài. Giá gốc của tài sản chính là giá cả mà phát sinh giao dịch tạo ra tài sản gồm các chi phi mua, chi phí liên quan thỏa mãn các điều kiện ghi nhận tài sản.
  • Đây là dạng tài sản hình thành dựa trên việc cho thuê tài chính hoặc giao dịch trả chậm. Giá gốc tài sản sẽ được ghi nhận theo giá thị trường tại thời điểm này hoặc ghi nhận chiết khấu theo các dòng tiền từ tương lai.
  • Dòng tiền hình thành từ các giao dịch trao đổi như: nhận vốn góp, biếu tặng, tài trợ,...
  • Các khoản thu từ việc cho vay, cho thuê tài chính, bán hàng trả góp,...

Giá gốc là gì tại thời điểm ghi nhận ban đầu?
Giá gốc là gì tại thời điểm ghi nhận ban đầu?

Sau thời điểm ghi nhận ban đầu 

Loại thứ hai là giá gốc tài sản sau thời điểm ghi nhận ban đầu. Lúc này, giá trị của hàng hóa, tài sản giảm hơn do quá trình tiêu dùng trong hoạt động sản xuất của đơn vị hoặc giảm do việc thu hồi nợ.

Kế toán vẫn phải tiến hành ghi nhận các giá trị giảm đi của tài sản, trên cơ sở sử dụng giá và kỹ thuật tính giá hợp lý và thích hợp. Theo đó, giá gốc của tài sản sau thời điểm ghi nhận ban đầu thì vẫn là giá gốc tại thời điểm trước đó.

Thời điểm lập báo cáo kế toán 

Thời điểm này, giá gốc tại thời điểm lập báo cáo kế toán vẫn là giá gốc tại thời điểm ban đầu. Tuy nhiên, giá gốc của tài sản có thể tăng hoặc giảm trong kỳ, theo công thức như sau:

Giá gốc tài sản cuối kỳ = Giá gốc tài sản đầu kỳ + Giá gốc tài sản trong kỳ - Giá gốc tài sản giảm trong kỳ. 


Giá gốc tại thời điểm lập báo cáo kế toán
Giá gốc tại thời điểm lập báo cáo kế toán

Tổng kết 

Qua bài viết trên, chúng ta đã tìm hiểu chi tiết về vấn đề giá gốc là gì. Mong rằng với những chia sẻ trên, các bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích cho kho tàng kiến thức của mình nhé!

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

1 ngày trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

1 ngày trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

1 ngày trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

1 ngày trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

1 ngày trước