Giá nhà đất trên tuyến Lê Văn Lương bỗng tăng giá sau kết quả thanh tra
Giá nhà vẫn ở mức cao
Theo Tiền Phong, kết luận thanh tra của Thanh tra Bộ Xây dựng cho thấy, có hàng chục dự án, công trình đang được Sở Quy hoạch - Kiến trúc đã điều chỉnh trái phép theo hướng nâng tầng, tăng phòng, tăng mật độ xây dựng, “phù phép” từ đất đơn chức năng thành đa chức năng, chất tải tùy tiện. Sau đó, Sở Xây dựng, UBND cấp quận… đã cấp phép để các dự án xây dựng bừa bãi, buông lỏng công tác quản lý sốt một thời gian dài đã góp phần “băm nát” quy hoạch tại khu vực Lê Văn Lương - Tố Hữu. Có thể nói, loạt dự án căn hộ tại tuyến đường này đều “dính” sai phạm.
Chẳng hạn như dự án Thành An Tower với quy hoạch ban đầu là 5 tầng nhưng đã tăng lên 30 tầng; Starcity tăng tầng cao trung bình 18,5 tầng thành 27 tầng; HACC1 Time Tower tăng trung bình từ 7,2 tầng thành 25 tầng; Hà Nội Center Point cũng tăng thêm cả chục tầng với mật độ xây dựng từ 26% lên 25%;...
Làm sao để khắc phục lỗi quy hoạch Tố Hữu – Lê Văn Lương?
Là một trong những tuyến đường huyết mạch quan trọng của cửa ngõ phía tây của Thủ đô Hà Nội. Tuyến đường Lê Văn Lương – Tố Hữu đã bị biến thành con đường đau khổ bởi những lỗi quy hoạch và triển khai quy hoạch kéo dài hàng chục năm. Khi sự đã rồi, làm sao để khắc phục, sửa chữa những hậu quả do những lỗi này gây ra?Cẩn trọng chôn vốn khi "ôm đất' chờ quy hoạch đường Vành đai 3, Vành đai 4
Gần đây, trên các diễn đàn nhà đất xuất hiện nhiều hội nhóm rủ nhau mua đất tại các khu vực được cho là sẽ có đường vành đai 3 TP Hồ Chí Minh và Vành đai 4 Hà Nội đi qua để chờ cơ hội tăng giá.Điều chỉnh quy hoạch: "Đừng làm lợn lành thành lợn què"
Quy hoạch chính là tương lai, nếu chúng ta có một quy hoạch tốt và thực hiện triển khai quy hoạch tốt thì chúng ta sẽ có một tương lai tốt. Người làm quy hoạch phải có tầm nhìn chiến lược và tâm trong sáng.Trước những thông tin sai phạm này, nhiều ý kiến cho rằng giá bất động sản trên trục đường Lê Văn Lương có thể giảm. Theo khảo sát thực tế, bất chấp những thông tin sai phạm thì giá bán các căn hộ tại khu vực này hiện tại vẫn đang rất cao. Thậm chí, kể cả những dự án đã đi vào hoạt động trong nhiều năm vẫn có mức giá cao so với mặt bằng chung.
Cụ thể, giá bán căn hộ tại chung cư Golden Palm dao động từ 43 - 53 triệu đồng/m2; Starcity đang có giá bán từ 36 - 40 triệu đồng/m2; Handiresco có giá bán dao động 44 - 47 triệu đồng/m2; Chung cư Ban cơ yếu chính phủ trong khoảng 37- 43 triệu đồng/m2; Hà Nội Center Point là 45 - 50 triệu đồng/m2,... Có thể thấy, mức giá này đã tăng trung bình khoảng 5%, cá biệt có những dự án tăng 10% so với năm 2021.
Trong đó, một số dự án cao cấp trên trục đường Lê Văn Lương khi mở bán trong đợt đầu có giá trung bình từ 60 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, sau khi công bố kết luận của Thanh tra Bộ Xây dựng, giá bán các căn hộ đã hoàn thiện tại đây đã tăng lên hơn 70 triệu đồng/m2. Đối với các căn hộ xây thô thì được giảm khoảng 6 triệu đồng/m2.
Thanh khoản nhỏ giọt
Môi giới một dự án vừa mở bán nhưng đã bị Thanh tra Bộ Xây dựng nhắc tên vì vi phạm quy định nâng tầng, người này khẳng định: “Những dự án quy mô lớn, phân khúc cao cấp như này phải có pháp lý đầy đủ, cộng với việc chủ đầu tư có uy tín, thương hiệu rồi thì khách hàng cứ yên tâm. Nếu đọc kỹ những bài viết về việc nâng tầng sai quy định của dự án, có thể thấy, Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội trước đó đã phê duyệt cho chủ đầu tư và phía chủ đầu tư chỉ thực hiện theo phê duyệt. Vì vậy, khi mua căn hộ của dự án này, chắc chắn khách hàng sẽ nhận được sổ đỏ, không phải lo lắng gì về sai phạm”.
Xét về tính thanh khoản, nhiều môi giới ghi nhận, tuy mặt bằng giá chung của các dự án trên tuyến Lê Văn Lương không giảm nhưng khả năng thanh khoản đã giảm đáng kể từ khi có thông tin sai phạm.
Trong khi đó, một môi giới khác cho biết, những khách hàng mà anh ta đang “chăm sóc” khi nghe được những thông tin sai phạm quy hoạch trên truyền thông thì đều đã quay lưng với các dự án tại đây. Một số khác thì ngừng mua và chuyển sang tìm hiểu tại những dự án ở nơi khác vì lo ngại sẽ không đảm bảo pháp lý và không được cấp sổ đỏ tại những dự án có sai phạm.
Theo một chuyên gia pháp lý của công ty CP truyền thông Luật Việt Nam, trường hợp người dân mua các căn hộ tại những dự án xây dựng trái phép sẽ gặp phải nhiều vấn đề rủi ro pháp lý như: Không được bàn giao căn hộ như mong muốn vì công trình đã bị phá dỡ (Theo khoản 15 Điều 16 Nghị định 16/2022 về vi phạm quy định về trật tự xây dựng thì công trình xây dựng trái phép sẽ bị buộc phá dỡ); Hợp đồng đã ký kết giữa bên mua và bên bán bị vô hiệu, với trường hợp này thì khách hàng sẽ được hoàn trả số tiền theo hợp đồng ký với chủ đầu tư để mua căn hộ…
“Đồng thời, khách hàng sẽ được bồi thường thiệt hại trong trường hợp này. Tuy nhiên, để được bồi thường thì khách hàng sẽ phải mất thời gian và chi phí để thực hiện các thủ tục khiếu nại, khiếu kiện lên cơ quan chức năng. Tuy nhiên, còn phải phân tích từng trường hợp cụ thể mới có thể đưa ra nhận định đúng nhất” - Vị chuyên gia pháp lý này cho biết.
Vừa qua, Thanh tra Bộ Xây dựng đã ban hành Kết luận Thanh tra số 39/KL-TTr về việc Thanh tra Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, chủ đầu tư dự án, công trình, tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác quy hoạch xây dựng, điều chỉnh quy hoạch xây dựng, quản lý xây dựng theo quy hoạch được duyệt tại khu vực hai bên tuyến đường Lê Văn Lương, Tố Hữu, Nguyễn Thanh Bình, khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính.
Kết luận đã chỉ rõ hàng loạt sai phạm trong công tác điều chỉnh quy hoạch xây dựng, quản lý xây dựng theo quy hoạch được duyệt tại hầu hết công trình thuộc khu vực này. Theo đó, các dự án được lập, chấp thuận tổng mặt bằng, phương án kiến trúc tỷ lệ 1/500, rồi điều chỉnh nhiều lần (có dự án 5 lần điều chỉnh) nhưng không được công bố công khai, dẫn đến tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trong quản lý đô thị không biết để quản lý, giám sát thực hiện theo quy định của Luật Xây dựng 2003, Luật Xây dựng 2014, Luật Quy hoạch đô thị 2009.