Giá lương thực toàn cầu vẫn sẽ tăng cao trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm và chi phí năng lượng tăng cao
BÀI LIÊN QUAN
Việt Nam tiếp tục nằm trong nhóm 30 nền kinh tế xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất toàn cầu Điểm danh 10 hãng ô tô điện vốn hóa lớn nhất toàn cầu có thể là đối thủ của VinFastLàn sóng sa thải nhân sự lan rộng trên toàn cầuTheo Nhịp sống thị trường, giá lương thực đạt mức kỷ lục vào đầu năm nay, đã làm gia tăng tình trạng mất an ninh lương thực và căng thẳng xã hội. Ngoài ra, cũng đã gây sức ép lên ngân sách của các chính phủ đang phải vật lộn với hóa đơn nhập khẩu lương thực tăng cao và giảm khả năng tài trợ thêm cho bảo trợ xã hội đối với những người dễ bị tổn thương nhất.
Lúa mì và gạo là những mặt hàng lương thực được dự báo khó có thể bổ sung vào lượng hàng tồn kho đã cạn kiệt, ít nhất là trong 6 tháng đầu năm sau. Mặt khác, những loại cây trồng sản xuất dầu ăn cũng đang phải chịu ảnh hưởng từ thời tiết bất lợi tại khu vực Đông Nam Á và Mỹ Latin.
Doanh nghiệp nhập khẩu lương thực chật vật vì USD tăng giá
Tại nhiều châu lục, các nhà nhập khẩu thực phẩm đang phải vật lộn để gom đồng USD nhằm tất toán hợp đồng. Trong khi đồng USD chưa thể kết thúc đà tăng, một cuộc khủng hoảng lương thực quy mô lớn có thể sẽ xảy ra trên toàn cầu.IMF có động thái mới hỗ trợ thế giới đối phó với tình trạng mất an ninh lương thực
Trong bối cảnh giá cả tăng cao trên toàn cầu, Quỹ Tiền tệ quốc tế cũng đã phê duyệt một cơ chế cho vay khẩn cấp mới nhằm hỗ trợ các quốc gia để đối phó với tình trạng mất an ninh lương thực.Lạm phát lương thực tại châu Âu: Giá bánh mì đang đạt ngưỡng kỷ lục
Không quá ngạc nhiên khi chi phí lương thực cùng với giá năng lượng tăng cao cũng khiến lạm phát tăng theo. Đặc biệt, tình trạng lạm phát tại EU trong tháng 8 đã cao kỷ lục, ở mức 9,1% trong khi tháng 9 là 10%. Như một hệ quy chiếu, mục tiêu cùng với nhiệm vụ của Ngân hàng Trung ương tại châu Âu là phải giữ cho lạm phát ở mức thấp nhất có thể."Thế giới cần những vụ mùa kỷ lục, để có thể đáp ứng được nhu cầu trên toàn cầu. Tuy nhiên, nếu chúng ta nhìn vào triển vọng sản xuất ngũ cốc và hạt có dầu trên toàn cầu ở giai đoạn này, dường như điều đó rất khó xảy ra”, theo Ole Houe, Giám đốc dịch vụ tư vấn tại công ty môi giới nông nghiệp IKON Commodities ở Sydney.
Dù giá tương lai ngô, lúa mì và dầu cọ đã giảm từ mức cao kỷ lục, tuy nhiên giá trên thị trường bán lẻ vẫn tăng và nguồn cung thiếu hụt được cho là sẽ tiếp tục đẩy giá tăng lên trong năm sau.
Chi phí nhập khẩu thực phẩm 2022 ước đạt 2.000 tỷ đô
Trên khắp thế giới, hàng triệu người đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực, nhất là những nước nghèo hơn tại châu Á và châu Phi, ở đó nạn đói và suy dinh dưỡng vẫn chưa hoàn toàn được giải quyết.
Các quốc gia nghèo đói sẽ buộc phải cắt giảm chi tiêu vì chi phí nhập khẩu thực phẩm năm 2022 chắc chắn sẽ đạt mức cao kỷ lục gần 2.000 tỷ USD.
Vào tháng 3, giá hợp đồng lúa mì tương lai Chicago đã tăng lên mức cao nhất trong lịch sử là 13,64 USD /giạ sau khi cuộc xung đột tại Ukraine xảy ra. Kết quả đã khiến nguồn cung tại thị trường giảm, vốn đã chịu tác động mạnh từ thời tiết xấu và những hạn chế hậu đại dịch.
Trong vòng 10 năm, giá đậu tương và giá ngô đã tăng lên mức cao nhất, trong khi giá dầu cọ thô chuẩn Malaysia tăng lên mức cao kỷ lục hồi tháng 3.
Giá lúa mì đến này đã giảm xuống mức trước cuộc chiến tranh và dầu cọ cũng giảm giá khoảng 40%. Tuy nhiên, giá lương thực vẫn có nguy cơ tăng mạnh trở lại trong bối cảnh vẫn còn những lo ngại về suy thoái kinh tế thế giới, các hạn chế Covid 19 của Trung Quốc và nhiều vấn đề khác.
Dẫu giá lúa mì, dầu cọ, và ngô tương lai đã giảm từ mức cao kỷ lục, tuy nhiên giá trên thị trường bán lẻ vẫn tăng và nguồn cung khan hiếm. Do đó. thị trường lương thực đầu năm sau được cho là sẽ gặp rất nhiều trở ngại.
Triển vọng ảm đạm
Điều đáng nói là những tuần gần đây tại Úc xảy ra lũ lụt trong khi đây là quốc gia xuất khẩu lúa mì lớn thứ 2 toàn cầu. Điều đó đã khiến vụ mùa màng đang chuẩn bị thu hoạch chịu thiệt hại nặng nề.
Bên cạnh đó, vụ thu hoạch lúa mì tại Argentina cũng giảm 40% vì hạn hán nghiêm trọng. Vụ mùa đông cũng có thể đối mặt với sản lượng thấp nhất kể từ năm 2012 vì thiếu mưa tại vùng đồng bằng Mỹ.
Do đó, dự báo cho thấy nguồn cung lúa mì toàn cầu sẽ giảm trong nửa đầu năm sau.
Giá gạo dự kiến vẫn sẽ tiếp tục ở mức cao khi nhà cung cấp lớn nhất thế giới - Ấn Độ vẫn không thay đổi mức thuế xuất khẩu áp đặt vào đầu năm 2022.
Một thương nhân tại Singapore cho biết: “Ở đa số các quốc gia xuất khẩu khá ít, ngoại trừ Ấn Độ, gạo đều có sẵn. Tuy nhiên, Ấn Độ đã áp thuế xuất khẩu để giảm doanh số bán hàng. Thị trường sẽ biến động mạnh theo chiều tăng nếu chúng ta gặp cú sốc sản xuất ở bất kỳ nước xuất khẩu hay nhập khẩu hàng đầu nào”.
Triển vọng vụ thu hoạch vào đầu năm 2023 với đậu tương và ngô tại Nam Mỹ cũng không mấy khả quan. Gần đây, tình trạng khô hạn tại một số nơi ở Brazil - nước xuất khẩu đậu hàng đầu thế giới đã góp phần khiến lo ngại tăng thêm.
Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết nguồn cung trong nước của quốc gia này đối với những loại cây trồng chính như đậu tương, lúa mì ngô dự kiến sẽ tiếp tục duy trì ổn định vào năm sau.
Tuy nhiên, cơ quan này cũng dự báo rằng nguồn cung ngô của Mỹ sẽ giảm xuống mức thấp nhất trong 10 năm trước vụ thu hoạch năm 2023. Cùng với đó, dự trữ lúa mì cuối kỳ được cho là sẽ ở mức thấp nhất trong 15 năm, và dự trữ đậu tương sẽ ở mức thấp nhất trong 7 năm.
Loại dầu ăn được tiêu thụ nhiều nhất trên toàn cầu - dầu cọ đang chịu tác động bởi các cơn bão nhiệt đới trên khắp khu vực Đông Nam Á. Ngoài ra, chi phí phân bón cao cũng gây nên sản lượng dầu sẽ ít đi.
Thế nhưng, ngũ cốc có giá cao hơn đã phần nào khuyến khích người nông dân trồng nhiều cây ngũ cốc hơn tại một số quốc gia, đáng chú ý như Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil.
Ông Ole cho hay: “Dù người dân trên toàn cầu đã nỗ lực cải thiện năng suất, trồng nhiều loại cây hơn, tuy nhiên có vẻ như sản lượng vẫn sẽ giảm vì thời tiết bất lợi cùng nhiều yếu tố khác. Do đó, sản lượng đầu năm 2023 khó có thể đủ nhằm bổ sung cho nguồn cung đã bị cắt giảm”.