meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

F0 tăng chóng mặt, thị trường nhà đất rơi vào thế khó

Thứ sáu, 04/03/2022-13:03
Đang trong trạng thái “bình thường mới” và nhen nhóm khởi sắc trở lại, thị trường bất động sản như bị dội gáo nước lạnh trước việc số ca F0 Covid-19 tăng chóng mặt.

“Buồn đến nẫu ruột!”

Đó là chia sẻ của một môi giới bất động sản khi trải lòng về tình hình kinh doanh trong bối cảnh số ca F0 tăng chóng mặt tại khắp các địa phương trên địa bàn cả nước. Tương đối nhạy bén trước diễn biến thị trường, không ngại lăn lộn khắp các hang cùng ngõ hẻm để “săn đất”, nhiều năm qua, anh Lê Văn Giang – một môi giới bất động sản tại Vĩnh Phúc đã dần “đổi đời” từ đất. Giang kể, vốn là nhân viên một ngân hàng thương mại tại thành phố Phúc Yên nhưng thấy có “duyên” với đất, anh đã chuyển hẳn sang làm đất, và kiếm được nguồn thu nhập khủng từ công việc này.

Theo chia sẻ của Giang, trong vòng ít năm trở lại đây, phân khúc đất dự án, nhà ở thấp tầng trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, Phúc Yên (Vĩnh Phúc) diễn ra khá sôi động. Những khu vực xung quanh các dự án lớn đang được triển khai của Tập đoàn TMS, Sông Hồng Thủ Đô, Tập đoàn Phúc Sơn… đang “nóng” lên từng ngày. Thế nhưng, giữa lúc say sưa bên những dự án mới, từ thời điểm đầu năm 2022 đến nay, Giang và những môi giới bất động sản khác như bị “dội gáo nước lạnh” do Covid-19.


Các ca F0 tăng chóng mặt, dẫn đến thị trường bất động sản rơi vào thế khó.
Các ca F0 tăng chóng mặt, dẫn đến thị trường bất động sản rơi vào thế khó.

Giang cho biết, vài tuần nay, hàng loạt khách hàng thiện chí đi xem dự án đều báo hủy lịch vì trở thành F0. “Anh em buồn đến nẫu cả ruột! Phải mất rất nhiều công sức, thậm chí chi phí quảng cáo mới tiếp cận được một khách hàng. Để “Set” được một buổi đưa khách đi xem dự án, anh em môi giới phải bỏ ra rất nhiều mồ hôi, công sức. Thế nhưng, khi đã chốt xong xuôi lại bị con Covid-19 làm hỏng hết”, Giang chua chát.

Câu chuyện của Giang cũng là tình cảnh chung của rất nhiều môi giới cá nhân, doanh nghiệp bất động sản và nhà đầu tư hiện nay. Không ít kế hoạch mở bán, ra hàng, giới thiệu sản phẩm, tham quan dự án… được “set up” từ nhiều tháng trước bất đắc dĩ phải hoãn lại hoặc hủy bỏ vì diễn biến ngày càng phức tạp của đại dịch.

Theo ghi nhận, số ca F0 tại các tỉnh phía Bắc đang tăng chóng mặt. Mặc dù xác định thích ứng an toàn, chấp nhận sống chung với dịch nhưng không thể phủ nhận số ca F0, F1 tăng cao khiến cuộc sống, tình hình kinh doanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Anh Hiển – nhân viên một sàn môi giới bất động sản tại Hà Nội cho hay, khách liên tục gọi điện báo cancel lịch làm dân môi giới “sốt hết cả ruột”. Khách hàng giải thích, do trở thành F0 hoặc tiếp xúc với F0 nên họ phải cách ly ở nhà. Một số khách thì dời lịch, nhưng có nhiều khách chưa biết ngày nào mới hồi âm lại.

Thậm chí, theo anh Hiển, nhiều môi giới cũng thành F0, có những công ty 1/3 đến 1/2 nhân sự bị F0, F1 dẫn đến công việc đình trệ, không thể tiếp tục công việc. Nhiều khách hàng hẹn đi xem căn hộ nhưng môi giới cũng đang “sống dở chết dở”. “Năm 2022 tưởng dịch sẽ được kiểm soát, thị trường nhen nhóm trở lại, giờ cứ tình trạng này cánh môi giới bọn mình xác định sẽ còn nghỉ Tết dài”, Hiển chia sẻ thêm.

Bao giờ “qua cơn bĩ cực”?

Có một thực tế cần nhìn nhận, đợt bùng phát dịch Covid-19 từ sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 đã gây ra hậu quả nặng nề cho xã hội với hàng triệu người lây nhiễm. Kinh tế Việt Nam ở giai đoạn này cũng không tránh khỏi chao đảo, nhiều ngành đứt gãy chuỗi cung ứng, sản xuất, trong đó bất động sản cũng không ngoại lệ.
Dẫn chứng về điều này, ông Nguyễn Chí Nghĩa, Phó Tổng giám đốc Đất Xanh Miền Bắc cho hay: “Tổng sản phẩm chào bán trên thị trường Hà Nội đạt 5.886 sản phẩm, lượng giao dịch đạt 1.745, tỷ lệ hấp thụ trung bình đạt 29,6%”. Số liệu trên cho thấy, nguồn cung bất động sản tiếp tục nằm ở mức thấp so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu là sản phẩm chung cư, chiếm đến 87,3%. Trong khi đó, căn hộ bình dân ngày càng khan hiếm, cả quý 3 chỉ đạt 3,5 % tổng cung và nằm ở xa khu trung tâm.

Tại địa bàn các tỉnh phía Nam, tình trạng cũng không sáng sủa hơn là bao. Từng là tâm dịch của cả nước ở thời điểm giữa năm 2021, nguồn cung đất nền tại thị trường lớn bật nhất cả nước giảm mạnh, chỉ tương đương khoảng 4% so với quý trước.

Cùng diễn biến, ghi nhận của Hội Môi giới bất động sản Khánh Hòa, thị trường khu vực này rất ít giao dịch vì chịu ảnh hưởng dịch bệnh. Các hoạt động kinh doanh bị gián đoạn từ tháng 7/2021, thời điểm dịch bệnh bùng phát nghiêm trọng tại các tỉnh phía Nam. Trong khi đó, thị trường Ninh Thuận, Bình Thuận có đôi chút khởi sắc khi hoạt động chào bán diễn ra sôi động hơn với các dòng sản phẩm thấp tầng, đất nền tại Ninh Thuận và các dòng sản phẩm nghỉ dưỡng tại Bình Thuận.

Mặc dù thực tại đang vô cùng khó khăn nhưng các nhà đầu tư, giới chuyên gia vẫn lạc quan kỳ vọng “qua cơn bĩ cực tới hồi thái lai” của thị trường bất động sản. Với dư địa còn tương đối dồi dào, lực cản Covid-19 sẽ không “níu giữ” được đà tăng của thị trường thời gian tới. Số ca F0, F1 tăng nhanh, tuy nhiên với độ phủ vắc xin đạt tỷ lệ gần như tuyệt đối, những trường hợp ca bệnh trở nặng xu hướng giảm mạnh… giúp nhà đầu tư có niềm tin vào sự thích ứng an toàn của thị trường tới đây.


Dù bối cảnh dịch bệnh khó khăn, nhiều nhà đầu tư vẫn lạc quan với thị trường bất động sản thời gian tới
Dù bối cảnh dịch bệnh khó khăn, nhiều nhà đầu tư vẫn lạc quan với thị trường bất động sản thời gian tới

Đặc biệt, gói phục hồi và kích thích tăng trưởng kinh tế vừa được Quốc hội thông qua tháng 1/2022 được coi là bệ đỡ cho nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản nói riêng. Nói như nhận định của Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển, gói 350.000 tỷ là tin tốt cho thị trường bất động sản. Theo ông, nó sẽ góp phần kích thích tiêu dùng, cải thiện sức mua, thúc đẩy nhu cầu sở hữu nhà đất để ở lẫn đầu tư của người dân.

Lạc quan về thị trường trong giai đoạn tới, chuyên gia Đinh Thế Hiển đánh giá, năm 2022 thị trường bất động sản cũng sẽ hội tụ nhiều cơ hội do “cú hích” từ giải ngân đầu tư công và các gói kích thích kinh tế được bơm ra. Bên cạnh đó, trước những dấu hiệu không chắc chắn của chứng khoán, bất động sản sẽ vẫn được đánh giá là kênh đầu tư an toàn, mang lại lợi nhuận cao của của nhóm nhà đầu tư có vốn dài hạn.

Dưới góc độ cơ quan quản lý Nhà nước, đại diện Cục Quản lý Nhà và Thị trường bất động sản cũng đưa ra nhận định tương đối lạc quan: “Nhiều người phải "cất tiền" chờ Covid-19 mới mua nhà. Thậm chí, mua bất động sản đôi khi lại là mục tiêu của nhiều người trong dịch bệnh. Hiện nay nhiều chính sách đang được đẩy mạnh để trợ lực cho thị trường bất động sản. Đây sẽ là tín hiệu tốt cho cả nhà bán lẫn người mua”.

Hoàng Anh
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

Sân pickleball mọc lên ồ ạt, đầu tư không còn “hái ra tiền”

Thúc đẩy chuyển đổi dự án để tăng nguồn cung NOXH

Huyện Hoài Đức tiếp tục đấu giá đất tại khu Lòng Khúc: Kịch bản nào sẽ xảy ra?

Chuyên gia dự báo, thị trường bất động sản sẽ bật lên sau 3-4 năm nữa

Đề xuất đánh thuế bất động sản thứ hai: Lo ngại những "phản ứng ngược"!

Dự án NOXH đầu tiên tại Quảng Ninh có mức giá "dễ chịu", nhiều căn dưới 600 triệu đồng

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

22 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

22 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

22 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

22 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước