meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

E ngại giá đất quá cao, các nhà đầu lần lượt tư rút khỏi Hà Nội

Thứ bảy, 26/02/2022-09:02
Dù thị trường bất động sản Hà Nội vẫn luôn "hot" nhưng các nhà đầu tư đang có xu hướng rời khỏi nội đô. Nhiều chuyên gia cho rằng, việc này sẽ giảm tải áp lực tăng giá khu nội thành cũng như tránh được tình trạng "sốt" đất.

Mới đây, Savills Việt Nam vừa tổ chức sự kiện “Thị trường Bất động sản Việt Nam 2022 – Góc nhìn mới”. Tại sự kiện, các chuyên gia đã đánh giá về việc năm 2022, là một năm mới đầy tích cực đối với thị trường bất động sản Hà Nội. Thị trường này sẽ tiếp tục hồi phục sau đại dịch Covid - 19 và đang đứng trước cơ hội tăng trưởng mới.

Savills Việt Nam đã có những phân tích mới nhất, mỗi khu vực tại Hà Nội sẽ sở hữu những tiềm năng phát triển khác nhau. Trong đó, các quận/ huyện ngoại thành Hà Nội có tiềm năng phát triển hơn cả. Trong năm 2022 này, đây cũng là xu hướng đầu tư tập trung tại phân khúc bất động sản nhà ở và văn phòng.

Cụ thể tại thị trường nhà ở, sự kiện đưa ra thông tin về nguồn cung dự kiến trong tương lai tập chung chủ yếu từ những dự án nằm tại các quận/ huyện lân cận và vùng ngoại thành. Còn đối với thị trường chung cư, các dự án khu vực ngoại thành trong năm qua đã đóng góp 30% vào nguồn cung cho thị trường chung cư. Dự kiến vào những năm tới, các dự án chung cư ở 5 huyện sắp quy hoạch lên quận sẽ cung cấp cho thị trường nhiều sản phẩm hơn nữa, chiếm khoảng 27% nguồn cung. 

Ngoài ra, nguồn cung cho thị trường biệt thự, nhà ở liền kề sẽ đến chủ yếu từ huyện xa trung tâm thành phố. Đang dẫn đầu là huyện Đan Phượng, tiếp theo là huyện Hoài Đức và huyện Đông Anh. Với phân khúc văn phòng, nghiên cứu của Savills cho thấy sự đa dạng trong đối tượng khách thuê và được phân bổ tại nhiều địa điểm khác nhau.

Xét về vị trí địa lý, khảo sát cho thấy, trong khi nhiều doanh nghiệp của khối FIRE bao gồm tài chính, bảo hiểm, bất động sản đang có xu hướng tập trung nhiều tại khu vực trung tâm và nội thành Hà Nội; Khối sản xuất và ICT (công nghệ thông tin) là nhóm khách thuê tập chung chủ yếu ở khu vực phía Tây. 


Ảnh: minh họa
Ảnh: minh họa

Tuy nhiên, trong 2 năm gần đây đã diễn ra xu hướng chuyển dịch địa điểm của nhiều tổ chức như FIRE và văn phòng chính phủ sang các khu vực phía Tây Hà Nội. Các chuyên gia nhận xét, ngay khi trở lại làm việc sau thời gian giãn cách đã khiến nhu cầu thuê văn phòng tăng cao, giúp các hoạt động cho thuê phục hồi nhanh chóng vào năm 2022. Các ngành như sản xuất, FIRE, ICT sẽ là động lực chính.

Tại thị trường bán lẻ trong năm 2021, thị trường bất động sản cao cấp có vị trí trung tâm đang hoạt động rất sôi nổi thì các tòa nhà nằm ngoài trung tâm đang khá khó khăn để lấp đầy. Dự kiến trong 3 năm tới đây, nguồn cung tại khu trung tâm sẽ có thêm 5.000 m2 sàn, đáp ứng một phần tình trạng khan hiếm nguồn cung ở thời điểm hiện tại. Ở phía Tây, được cung cấp thêm 10.000 m2 diện tích sàn khi dự án QMS Tower sẽ được phát triển vào năm 2022 và Taisei Tower vào năm 2024.

Theo các chuyên gia của Savills, trong năm 2022 sẽ cải thiện tối đa tình trạng trống mặt bằng nhờ các yếu tố quan trọng. Thứ nhất, các khách thuê quy mô lớn và nhiều thương hiệu quốc tế đang mở rộng kinh doanh sẽ giúp lấp đầy mặt bằng nhanh chóng. Thứ hai, người dân đang có xu hướng chi tiêu hàng ngày ở mức cao hơn. Theo số liệu được cung cấp bởi McKinsey & Company, năm 2030, Việt Nam đón những đối tượng có mức tiêu dùng cao đạt ngưỡng chi tiêu hơn 70 USD/ ngày.

Bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc Cấp cao Bộ phận Tư vấn và Nghiên cứu Savills Hà Nội đưa ra ý kiến, một số thành phố lớn phát triển như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đang diễn ra giai đoạn dịch chuyển đầu tư sang các khu vực vùng ven và lân cận. Một trong nhiều lý do dẫn đến hiện tượng này là khi bất động sản nội thành đang có mức giá bán rất cao. Như vậy, khả năng sinh lời trong tương lai sẽ thấp đi buộc các nhà đầu tư phải di chuyển khỏi khu vực này để tìm cơ hội mới tại những quận/ huyện ngoài trung tâm như Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Phòng. Nhờ vậy, áp lực tăng giá ở nội thành cũng được giảm đi, tránh hiện tượng bị đầy cao giá trị so với thực tế.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

Đất đấu giá “hạ nhiệt” nhưng vẫn bán chênh cả tỷ đồng

Lãi suất “ghìm cương” nhà ở xã hội

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước