EU bất đồng, chưa thể thống nhất được mức giá trần cho dầu của Nga
BÀI LIÊN QUAN
Nền kinh tế toàn cầu chịu thiệt hại lớn từ cuộc khủng hoảng dầu dieselTổng nguồn cung xăng dầu năm 2023 tăng bao nhiêu?Thị trường dầu mỏ toàn cầu bắt lệch sóng Trung QuốcTheo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh, các nền kinh tế lớn nhất của phương Tây hồi giữa năm đã thống nhất áp trần giá với dầu của Nga. Họ cam kết sẽ đưa ra thỏa thuận chi tiết vào đầu tháng tới.
Việc áp giá trần nhằm mục đích hạn chế doanh thu của điện Kremlin, nhưng không gây căng thẳng thêm cho kinh tế toàn cầu, không làm gián đoạn nguồn cung năng lượng thêm.
CNN đưa tin rằng, thế nhưng khi hạn chót đến gần, các quốc gia phương Tây vẫn chưa nhất trí về một giá trần.
Thông tin từ một cuộc họp của giới chức châu Âu cho thấy mức trần giá với dầu thô của nga có thể là 65-70 USD/ thùng.
Tuy nhiên, do con số này quá sát với giá dầu của Nga hiện nay nên vẫn gây nhiều tranh cãi. Điều này có nghĩa rằng nguồn cung năng lượng sẽ không bị gián đoạn nhiều, và tổn thất với Nga cũng không lớn.
Khủng hoảng năng lượng tại châu Âu có gây ảnh hưởng tới Việt Nam?
Tại nhiều nước châu Âu, giá điện đã tăng lên mức kỷ lục, gấp 10 lần năm ngoái. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là vì khủng hoảng năng lượng. Vậy, Việt Nam liệu có tránh được những tác động do giá nguyên liệu toàn cầu tăng cao?Xe điện Trung Quốc có thể chiếm 18% thị phần xe điện châu Âu trong 3 năm tới
Xe điện Trung Quốc ngày càng được người dân châu Âu ưa chuộng. Theo dự đoán của Fitch Solutions, đến năm 2025 cứ 6 xe điện được bán ra ở châu Âu sẽ có 1 chiếc là đến từ các thương hiệu Trung Quốc.Giá khí đốt tại châu Âu giảm gần đáy: Thương nhân để tàu trôi dạt ngoài bờ chờ giá phục hồi
Khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) đã giảm giá tới 70% so với cuối tháng 8 vì châu Âu đã lấp đầy các kho dự trữ và thời tiết không còn quá khắc nghiệt. Việc này khí thị trường năng lượng lại rơi vào thế khó mới.Theo bà Helima Croft, trưởng bộ phận chiến lược hàng hoá tại RBC Capital Markets, mức giá trần mà phương Tây đề xuất ở thời điểm này thực ra là nhằm hạ nhiệt lạm phát mà không phải siết doanh thu của Nga.
Hồi đầu tháng 11, giá một thùng dầu Urals của Nga là 70 USD, thấp hơn 24 USD so với dầu Brent chuẩn quốc tế.
Mặt khác, nếu phương Tây hạ mức trần thấp hơn, cuộc khủng hoảng năng lượng có thể trở nên tồi tệ hơn, nhất là khi Nga trả đũa.
Giá nhiên liệu có thể nhảy vọt giữa lúc các quốc gia Đức, Mỹ, Nhật Bản đang nỗ lực chống lạm phát, nếu Nga giảm sản lượng nhiều hơn dự kiến.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 24/11 cho biết kế hoạch áp trần giá dầu của phương Tây sẽ khiến thị trường năng lượng chịu tổn thất nghiêm trọng.
Mức trần giá nào thì hợp lý?
Chủ tịch Uỷ ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cho biết bà tự tin về việc châu Âu sẽ nhanh chóng chốt được trần giá dầu với các đối tác lớn. Tổng thống Mỹ Joe Biden thì cho hay cuộc thỏa thuận đang diễn ra.
Tuy vậy, cuộc tranh luận vẫn tiếp diễn, chỉ ra tính phức tạp của việc áp trần giá dầu Nga.
Phương Tây muốn đạt thỏa thuận trước ngày 5/12, khi lệnh cấm vận của EU với dầu Nga có hiệu lực. Đó là vì gói trừng phạt của châu Âu cũng gồm lệnh cấm các doanh nghiệp trong khu vực dùng dịch vụ bảo hiểm và hàng hải cho các tàu chở dầu của Nga.
Quy định này sẽ khiến Trung Quốc hay Ấn Độ - các khách hàng lớn của Nga khó có thể tiếp tục nhập khẩu triệu thùng dầu mỗi ngày. Đa số các công ty bảo hiểm trong lĩnh vực vận chuyển dầu mỏ đều có trụ sở tại Anh hoặc EU.
Thực tế cho thấy, áp trần giá là không dễ dàng. Ba Lan cùng các quốc gia Đông Âu muốn đưa ra mức trần giá thấp hơn vì họ nghĩ rằng chi phí sản xuất của Nga rất thấp, mà không lên tới mức 75-70 USD/ thùng.
Bởi vậy, đặt ra mức trần cao như vậy sẽ giúp Nga có thể thu lợi nhuận từ việc bán dầu thô ra thị trường quốc tế.
Hãng tư vấn Rystad Energy ước tính rằng chi phí sản xuất của Nga dao động từ 20-50 USD/ thùng dầu.
Ngoài ra, Nga dự đoán các lô dầu của quốc gia này sẽ được bán với giá trung bình 70 USD/ thùng vào năm sau. Điện Kremlin có thể tiếp tục chi tiêu ngân sách như kế hoạch nếu các nhà buôn của Nga vẫn có thể bán dầu ở mức giá đó.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gợi ý rằng giá trần nên ở khoảng 30 USD/ thùng.
Tuy nhiên, Nga có thể giảm sản lượng để đáp trả nếu trần giá quá thấp. Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết thị trường có thể đảo lộn vì xuất khẩu dầu thô năm nay của Nga ước đạt 9,7 triệu thùng/ ngày, cao hơn cùng kỳ.