meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Dự kiến đầu tư 22,5 tỷ USD xây dựng 500 km metro tại TP Hồ Chí Minh 

Thứ sáu, 19/05/2023-21:05
Theo Viện Nghiên cứu Quy hoạch và Phát triển TP Hồ Chí Minh (PDI), mạng lưới metro của thành phố có tổng chiều dài khoảng 300 - 500 km, sẽ phủ kín tuyến Vành đai 2 cho vùng lõi của thành phố. Đặc biệt, dự án đầu tư xây dựng mạng lưới metro theo mô hình hệ thống giao thông công cộng (Dự án TOD) và sẽ không dùng nguồn vốn ODA. 

Ngầm hóa hệ thống metro của thành phố

Theo Vneconomy, nhằm chuẩn bị nội dung cho hội thảo “Các giải pháp quản lý phát triển hệ thống giao thông công cộng (TOD) trong quy hoạch xây dựng TP Hồ Chí Minh” sắp diễn ra, ngày 16/5/2023 Sở Quy hoạch – Kiến trúc TP Hồ Chí Minh  đã có Công văn số 1739/SQHKT-QHC gửi các sở, ban, ngành, viện, các trường đại học Kiến trúc và Việt Đức để lấy ý kiến đóng góp cho báo cáo Dự án TOD.

Nội dung trong dự thảo báo cáo của PDI cho biết, (TOD) tại TP Hồ Chí Minh hiện nay đã và đang tồn tại nhiều bất cập. Nguyên nhân chính của vấn đề chính là việc kinh doanh bất động sản. Các nhà đầu tư bất động sản được hưởng trọn toàn bộ lợi ích khi giá đất tăng lên nhờ hạ tầng giao thông phát triển và đầu tư bằng vốn nhà nước. Ví dụ, giá một căn hộ tại khu đô thị cao cấp tại Thủ Thiêm năm 2019 có giá khoảng 7.000 USD/m2 thì đến năm 2022 đã tăng lên 10.000 USD/m2, mức giá đất tăng lên là nhờ dự án cầu Thủ Thiêm 2 (cầu Ba Son) khánh thành và đưa vào sử dụng. 


Tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).
Tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Các quảng cáo về dự án bất động sản hầu hết đều đề cập đến sự thuận lợi khi gần các tuyến đường bộ, đường sắt đô thị (metro) đã và sẽ được mở rộng qua các khu đô thị này. Có thể thấy tốc độ mở rộng không gian đô thị của Thành phố bị cuốn theo cơn sốt bất động sản. 

“Phát triển giao thông công cộng trên mặt đất và ở trên cao là một sai lầm lớn trong định hướng chiến lược phát triển của Thành phố”, báo cáo PDI xác định, đồng thời nhấn mạnh rằng “Hệ quả của việc lập quy hoạch giao thông theo dẫn dắt của nhà tài trợ ODA là không khách quan”.

PDI cho rằng, hệ thống giao thông đường bộ tránh giao cắt trong nội đô và đường sắt đô thị nổi chiếm nhiều diện tích đất giải tỏa đền bù, làm mất cảnh quan đô thị, giảm sức cạnh tranh của TP Hồ Chí Minh với các thành phố khác.Từ những phân tích, lý giải về sự bất cập còn tồn tại trong việc phát triển hệ thống giao thông công cộng và đô thị, PDI đề xuất xây dựng hệ thống đường sắt đô thị đồng bộ tại vùng lõi của TP Hồ Chí Minh đến trước năm 2035 nhằm chỉnh trang và phát triển đô thị hiệu quả theo mô hình TOD. 


Tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) có 2,6km đi ngầm, qua 3 nhà ga.
Tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) có 2,6km đi ngầm, qua 3 nhà ga.

Theo đó, PDI đề xuất quy hoạch tổng thể hệ thống đường sắt đô thị ngầm có tổng chiều dài khoảng 300 - 500km phủ kín đường vành đai 2 cho vùng lõi TP, mỗi hướng tính từ trung tâm TP đi qua các khu vực đông dân cư đô thị cũ và mới (khoảng cách giữa các nhà ga từ 1- 1,2 km). Tuyến metro ngầm sẽ kết hợp với quy hoạch phát triển các khu đô thị tổng hợp theo mô hình TOD, hiện đại, đa chức năng khép kín, khai thác không gian ngầm gắn với nhà ga tàu điện ngầm. 

Đầu tư theo hình thức PPP (đối tác công - tư) 

PDI nhận định, các dự án hạ tầng giao thông, đặc biệt là metro tại Việt Nam trong thời gian quan hầu hết bị đội vốn rất nhiều và chậm tiến độ, dẫn đến thiệt hại kinh tế xã hội vô cùng lớn. 

Nguyên nhân do nước chủ nhà chính là chủ đầu tư dự án không làm chủ được tiến độ giải ngân vốn đầu tư. Dự án kéo dài 5 - 14 năm sẽ đội vốn đầu tư, đến năm 2050 sẽ không hoàn thành được mục tiêu quy hoạch. Việc sử dụng vốn vay ODA ràng buộc mua sắm không cạnh tranh, thiếu minh bạch, cơ chế áp đặt làm mất quyền tự chủ của Việt Nam. 


Giếng trời lấy sáng (toplight) thuộc khu vực nhà ga Trung tâm Bến Thành của tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).
Giếng trời lấy sáng (toplight) thuộc khu vực nhà ga Trung tâm Bến Thành của tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Bên cạnh đó việc một vài tuyến metro trên mặt đất và trên cao hiện chưa có hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn và khép kín của vùng lõi thành phố nên số lượng phương tiện cá nhân vẫn chưa được giảm xuống. 

Do đó, đề xuất đầu tư xây dựng tuyến metro của TP Hồ Chí Minh theo hình thức PPP. Ông Bùi Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, dể thu hút được nhà đầu tư tham gia dự án metro theo hình thức này, thành phố đã nghị về cơ chế, chính sách phát triển hạ tầng giao thông, thí điểm mô hình TOD gắn với quy hoạch đô thị vùng phụ cận các nhà ga thuộc các tuyến metro. 

Đầu tư 45 triệu USD cho mỗi km metro ngầm

Báo cáo của PDI cho rằng cần đầu tư hệ thống metro ngầm khép kín của TP Hồ Chí Minh toàn bộ bằng hình thức đối tác công tư theo 3 hợp phần của dự án gồm đường hầm - đường ray; đầu máy toa xe - hệ thống điều hành; nhà ga.

Hợp phần 1, đường hầm - đường ray sẽ sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Tại hợp phần này thực hiện khoan và lắp đặt đường ống bê tông, đường hầm, đường ray cùng các thiết bị kỹ thuật do nhà nước ứng vốn đầu tư ban đầu từ nguồn thu đấu giá quyền sử dụng đất TOD (50 - 70 năm). Dự kiến hợp phần 1 có đơn giá 45 triệu USD/km, như vậy với khoảng 500 km sẽ cần 22,5 tỷ USD. 


Tàu chạy thử đoạn đi ngầm của tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).
Tàu chạy thử đoạn đi ngầm của tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Hợp phần 2 là phần đầu máy, toa xe và hệ thống điều hành, vận hành, bảo dưỡng. Dự kiến tổng chi phí hợp phần 2 là 6,4 tỷ USD. Hợp phần này dùng vốn tư nhân, thu hồi vốn và lãi thuần túy từ phí bán vé (giá vé giả sử là 1-1,5 USD/hành khách).

Hợp phần 3 là nhà ga - đô thị vệ tinh TOD dùng vốn tư nhân. Nhà đầu tư bất động sản được lựa chọn qua đấu giá đất phát triển khu đô thị tổng hợp hiện đại đa chức năng. Cụ thể, quy hoạch chỉ cho phép xây cao tầng, đô thị nén tại các nhà ga metro ngầm nhờ năng lực vận tải lớn, giải tỏa giao thông… Mỗi TOD sẽ bao gồm nhà ga - đô thị vệ tinh. Trong đó có khu chung cư ở tầng trên, các dịch vụ công cộng: Trường học, y tế; hoạt động thể thao, giải trí công cộng; trung tâm thương mại tổng hợp… Nếu trên toàn tuyến metro chọn được 300 địa điểm để làm TOD thì diện tích bình quân mỗi TOD là 7,5 ha.

Dự kiến quy hoạch mạng lưới metro tại TP Hồ Chí Minh sẽ được triển khai từ đầu năm 2025 đến tháng 12/2035. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Chuyên gia: Vàng là kênh đầu tư kém hiệu quả nhất trong giai đoạn hiện nay

Những điểm cần lưu ý về bảo lãnh ngân hàng đối với nhà ở hình thành trong tương lai

Đất đấu giá Hoài Đức hạ nhiệt: Dân đầu cơ đang dần "cạn vốn"?

Mức độ quan tâm tìm kiếm chung cư Hà Nội giảm 47%: Nhiều nhà đầu tư đã nhanh chân "chốt lời”?

Nghịch lý về giá nhà ở xã hội giá ngang nhà thương mại

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

Sân pickleball mọc lên ồ ạt, đầu tư không còn “hái ra tiền”

Tin mới cập nhật

Chuyên gia: Vàng là kênh đầu tư kém hiệu quả nhất trong giai đoạn hiện nay

17 giờ trước

Đất đấu giá Hoài Đức hạ nhiệt: Dân đầu cơ đang dần "cạn vốn"?

17 giờ trước

Những điểm cần lưu ý về bảo lãnh ngân hàng đối với nhà ở hình thành trong tương lai

17 giờ trước

Mức độ quan tâm tìm kiếm chung cư Hà Nội giảm 47%: Nhiều nhà đầu tư đã nhanh chân "chốt lời”?

1 ngày trước

Nghịch lý về giá nhà ở xã hội giá ngang nhà thương mại

1 ngày trước