Những bất động sản nào tại TP. HCM hưởng lợi nhờ tuyến Vành đai 3, ga Metro…?
Ưu tiên phát triển hệ thống hạ tầng giao thông
Năm 2022, TP. Hồ Chí Minh đã tập trung các nguồn lực, cố gắng triển khai thêm nhiều dự án giao thông trọng điểm nhằm tạo sức bật cho mục tiêu phục hồi và phát triển kinh tế. Theo đó, những dự án nổi bật như đường Vành đai 3 TP.HCM, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) được đặt lên ưu tiên hàng đầu.
Cụ thể, dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh có tổng chiều dài là 76,34 km: Đoạn qua TP. HCM dài 47,51 km; Đồng Nai dài 11,26 km; Bình Dương dài 10,76 km; Long An dài 6,81 km. Điểm đầu tuyến đường giao với cao tốc Bến Lức - Long Thành (thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai); Điểm cuối giao với cao tốc Bến Lức - Long Thành (thuộc huyện Bến Lức, tỉnh Long An). Với tổng số vốn cung cấp cho dự án lên tới 75.378 tỷ đồng thì đây được đánh giá là công trình giao thông quan trọng hàng đầu, mang tính chất liên kết giao thông giữa các địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Vành đai 3 tạo động lực phát triển vùng TP Hồ Chí Minh
Đã 11 năm trôi qua kể từ khi dự án đường Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh được phê duyệt chủ trương đầu tư, đến nay có thể nói không thể trì hoãn đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 thêm nữa.Công bố và bàn giao chỉ giới đường đỏ tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội
Chỉ giới đường đỏ tuyến đường Vành đai 4 đi qua 3 huyện ngoại thành gồm Hoài Đức, Đan Phượng, Mê Linh.Chuyên gia: Đề án thu phí vào nội đô sẽ khiến BĐS bên trong vành đai 3 biến động
100 trạm thu phí vào nội đô sẽ được dựng thành một vòng tròn khép kín ở các cung đường hướng tâm, cửa ngõ thủ đô. Đây là thông tin được đưa ra tại Đề án Thu phí phương tiện cơ giới vào vào một số khu vực trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trước thông tin này, một số người dân đã có động thái.Theo đánh giá của giới chuyên gia, tuyến đường Vành đai 3 thể hiện vai trò quan trọng trong việc kết nối tới các khu công nghiệp, sân bay, cảng biển, kết nối vùng miền, gia tăng tốc độ lưu thông hàng hóa, mở ra triển vọng phát triển các khu đô thị mới…
Trong khi tuyến metro số 1 đã bắt đầu khởi công từ năm 2012 với tổng vốn đầu tư hơn 43.700 tỷ đồng. Dự án nắm vai trò quan trọng đối với hệ thống giao thông của TP. HCM, giúp gia tăng sự kết nối liên vùng, tăng sự văn minh và hiện đại hơn. Đây cũng là tiền đề để toàn khu vực Đông Sài Gòn phát triển dài hạn.
Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng miền Nam - Ông Nguyễn Thanh Hải nhận định, các dự án metro số 1, đường Vành đai 3… không chỉ tác động lên các tỉnh, thành đi qua mà còn giúp thay đổi cả những địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Những công trình trên đang tác động lên hơn 30 đô thị mới và cũ trên địa bàn, ảnh hưởng đến toàn mạng lưới giao thông và thị trường bất động sản, nhà ở.
"Các địa phương cần xác định về trọng tâm để phát triển đô thị, bởi phải giải quyết chỗ ở cho 30 triệu dân (trong đó 80% là dân ở đô thị) trong tương lai" - Ông Hải cho biết.
Bất động sản đang đuổi theo hạ tầng giao thông
Các dự án phát triển hạ tầng, cầu đường khi được xây dựng tới đâu là bất động sản "sốt" tới đó. Đây chính là thực trạng của thị trường diễn ra trong nhiều năm nay. Các thông tin về quy hoạch, đầu tư vào dự án cơ sở hạ tầng giao thông đã tác động khá mạnh lên thị trường bất động sản nói chung cùng kế hoạch, chiến lược của các doanh nghiệp nói riêng.
Như vậy, giá trị bất động sản hoàn toàn có nguy cơ đóng băng vì hạ tầng. Tuy nhiên cũng có thể tăng mạnh nhờ vào hạ tầng. Tổng hợp số liệu từ các đơn vị nghiên cứu thị trường, có thể thấy tới 70 - 80% nguồn cung mở bán dự án bất động sản mới tại TP. Hồ Chí Minh hiện nay nằm cách xa trung tâm từ 5 - 10km và đang có xu hướng tập trung xung quanh những dự án giao thông trọng điểm của khu vực.
"Điều quan trọng là những tuyến đường mới mở, các tiện ích xã hội đầy đủ giúp người dân có nhiều lựa chọn hơn trong việc di chuyển hay chọn nơi học cho con cái. Khi người dân nội đô có xu hướng ly tâm sẽ kéo dãn mật độ dân cư về các khu ngoại ô, những loại hình dịch vụ cũng theo đó dịch chuyển" - Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam Nguyễn Hoài An cho hay.
Trên thực tế, hàng loạt dự án bất động sản được đầu tư xây dựng và tạo thành khu vệ tinh xung quanh tuyến Vành đai 3. Chẳng hạn như dự án MT Eastmark City của chủ đầu tư Công ty Điền Phúc Thành. Dự án này có vị trí nằm ngay mặt tiền đường Trường Lưu (TP. Thủ Đức), tiếp giáp với đường Lò Lu và dự án Vành đai 3.
Một dự án khác là khu đô thị mới Đông Tăng Long quy mô 159ha, đang xây dựng rất rầm rộ trong thời gian gần đây. Dự án sẽ cung cấp các sản phẩm là nhà phố liền kề, những tuyến đường nội bộ cũng đang dần hoàn thiện. Khu đô thị nằm đối diện dự án MT Eastmark City qua trục đường Nguyễn Duy Trinh. Hai dự án này đều chỉ cách khu đô thị Vinhomes Grand Park khoảng 5km.
Trên trục dọc tuyến Vành đai 3 qua TP. Thủ Đức hiện nay xuất hiện nhiều dự án bất động sản với các sản phẩm phong phú đến từ các "ông lớn" trong ngành như Vinhomes, Novaland, CityLand…
Trong khi đó, tuyến metro số 1 sau gần 10 năm khởi công thì nay tuy vẫn chưa đi vào hoàn thiện nhưng cũng tạo ra làn sóng đầu tư bất động sản xung quanh. Kể từ năm 2016, quanh tuyến metro đã xuất hiện hơn 30 dự án địa ốc.
Một số cái tên phải kể đến như Vinhomes Golden Rivers, Centennial Saigon (quận 1); Vinhomes Central Park, Saigon Luxury, City Garden, The Madison, Sunwah Pearl, Saigon Pearl, The Manor… (quận Bình Thạnh); Gateway Thảo Điền, Nassim Thảo Điền, Masteri Thảo Điền, Masteri An Phú, Thảo Điền Pearl, TDH Phúc Thịnh Đức, Saigon Gateway, First Home Premium, Lavita Garden… (TP. Thủ Đức).
Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM Lê Hoàng Châu cho rằng, đường giao thông phát triển tới đâu, công tác đô thị sẽ phát triển tới đó và tăng trưởng mạnh nhờ vào kết nối giao thông thuận lợi.
Tuy nhiên, theo ông Châu, đối với các nhà đầu tư cá nhân, không phải cứ mua gần mặt đường lớn là sẽ có lời. Xung quanh phải có khu dân cư, khu đô thị thì giá trị đất mới thực sự tăng trưởng, bất động sản được nâng lên. Bởi vậy, nhà đầu tư nên cân nhắc kỹ về bài toán đầu tư phù hợp, nhất là trong trường hợp sử dụng đòn bẩy tài chính.