meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Doanh nghiệp Mỹ vẫn lặng lẽ rời Trung Quốc dù quốc gia tỷ dân nỗ lực mở cửa trở lại

Chủ nhật, 01/01/2023-06:01
Các chuyên gia đưa ra nhận định rằng các doanh nghiệp Mỹ vẫn rời khỏi Trung Quốc vì nhiều lý do dù nền kinh tế quốc gia tỷ dân đã nỗ lực mở cửa.

Cuộc tranh luận sôi nổi

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh, bà Coni Lefferts - Giám đốc của công ty đóng gói Creative Packaging Solutions đã phải chật vật vì sự chậm trễ trong quá trình sản xuất của Trung Quốc vì chính sách Zero Covid.

Từ đầu tháng 12, Bắc Kinh đã nới lỏng các quy định chống dịch. Đó cũng là lúc vị doanh nhân đã thở phào nhẹ nhõm. Dự kiến, công ty của bà sẽ tiếp tục vận hành những nhà máy mà họ đã xây dựng trong nhiều năm qua tại Trung Quốc.

Bà Lefferts mong rằng sự thay đổi bất ngờ trong chiến lược chống Covid của Bắc Kinh sẽ không khiến hoạt động sản xuất và vận chuyển của các đối tác gặp nhiều gián đoạn.


Nhiều doanh nghiệp Mỹ âm thầm rời Trung Quốc vì nhiều lý do
Nhiều doanh nghiệp Mỹ âm thầm rời Trung Quốc vì nhiều lý do

Chia sẻ với South China Morning Post (SCMP), bà nói: “Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với Trung Quốc, miễn là các nhà máy hay người dân nước này vẫn muốn hợp tác với các doanh nghiệp Mỹ”.

Thế nhưng, về dài hạn, doanh nghiệp Mỹ đang có một cuộc tranh luận sôi nổi về vấn đề an ninh chuỗi cung ứng. Doanh nghiệp phải cân nhắc về hoạt động tại Trung Quốc trong bối cảnh tâm lý chống nước này ngày càng tăng lên tại Mỹ.

Theo bà Lefferts, Creative Packaging có thể sẽ cân nhắc chuyển dây chuyển đến một nơi khác không phải Trung Quốc nhưng có khả năng sản xuất một mặt hàng với cùng chất lượng, tiêu chuẩn, chi phí và thời gian như quốc gia này.

Bà nói: “Không có gì chắc chắn rằng chúng tôi sẽ mãi ở Trung Quốc”.

Lời nói của bà Lefferts đã chỉ ra quan điểm của nhiều chuyên gia. Theo họ, việc Bắc Kinh nỗ lực lớn để mở cửa trở lại nền kinh tế sẽ không thể ngăn được quyết định rời đi của các doanh nghiệp vốn đang muốn đa dạng hóa sản xuất tới các quốc gia khác ngoài Trung Quốc.

Theo các nhà phân tích, quá trình rời khỏi chính sách Zero Covid của Trung Quốc có thể không giúp hồi phục nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ngay lập tức, cho dù quốc gia này đã đặt trọng tâm đẩy mạnh tăng trưởng kinih tế trong năm sau.

Các tổ chức vận động hành lang cho doanh nghiệp châu Âu và Mỹ từng đưa ra cảnh báo rằng các đợt phong tỏa kéo dài và lặp lại của Trung Quốc đã khiến niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp quốc tế đối với “công xưởng toàn cầu” bị sụt giảm nghiêm trọng.

Doanh nghiệp Mỹ vẫn lặng lẽ rời Trung Quốc dù quốc gia tỷ dân nỗ lực mở cửa trở lại - ảnh 2

Bởi vậy, một số doanh nghiệp đã trì hoãn hay hủy bỏ kế hoạch đầu tư vào thị trường Trung quốc. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất riêng, ngày càng có nhiều công ty đang tìm kiếm các điểm đến mới. Mới đây, đối tác sản xuất lớn của Apple - Foxconn đã đổ 500 triệu USD vào Ấn Độ.

Mặc dù không ít tổ chức hoan nghênh quyết định nới lỏng chiến lược chống dịch của Bắc Kinh vào đầu tháng 12, nhưng các doanh nghiệp cũng không khỏi lo lắng khi thấy số ca nhiễm tăng vọt và hệ thống y tế địa phương bị quá tải.

Rời đi vì nhiều lý do

Ông Arthur Kroeber thuộc công ty tư vấn kinh tế Gavekal Dragonomics chia sẻ với SCMP rằng: “Dù định hướng mở cửa nền kinh tế của Trung Quốc là rất rõ ràng, tất cả sẽ rất nhiễu loạn”.

Vị chuyên gia thận trọng nói: “Nền kinh tế của Trung Quốc sẽ không hồi phục nhanh chóng”.

Ông Kroeber cho biết doanh nghiệp cần chờ đợi nhiều tháng sau khi Trung Quốc mở cửa trở lại nhằm đánh giá trạng thái bình thường mới của quốc gia này trước khi có quyết định đầu tư bổ sung. Ở một mặt khác, nhà phân tích Douglas Barry thuộc Hội đồng Kinh doanh Mỹ-Trung trao đổi với SCMP cho biết các doanh nghiệp Mỹ đang chờ đợi những tín hiệu mới từ Trung Quốc. Họ không chỉ quan tâm đến những hạn chế Covid mà còn về vấn đề chi tiêu tiêu dùng, biến động trong môi trường địa chính trị hay vấn đề nợ nần của ngành bất động sản.

Theo ông Dan Harris của hãng luật Harris Bricken, nỗ lực trấn an nhà đầu tư của chính phủ Trung Quốc cũng những thay đổi trong chính sách chống dịch không đủ khả năng để khiến doanh nghiệp Mỹ xem xét lại việc rời đi.

Ông Harris cho hay: “Các doanh nghiệp Mỹ muốn rời khỏi Trung Quốc bởi lẽ họ không còn tin rằng quốc gia tỷ dân vẫn là nơi phù hợp cho việc phát triển kinh doanh. Họ cũng lo ngại về mối quan hệ giữa quốc gia này với phần còn lại”. Ông cũng cho biết thêm những doanh nghiệp gặt hái được nhiều lợi nhuận tại Trung Quốc cũng đang nỗ lực giảm bớt sự góp mặt tại quốc gia này để kiểm soát rủi ro có thể xảy ra.

Doanh nghiệp Mỹ vẫn lặng lẽ rời Trung Quốc dù quốc gia tỷ dân nỗ lực mở cửa trở lại - ảnh 3

Vị chuyên gia đã dự báo về một bức tranh trầm lắng của các doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở sản xuất tại Trung Quốc trong năm 2023. Ông cho biết Trung Quốc vẫn đang thiếu vaccine tốt và khả năng miễn dịch của người Trung Quốc còn kém.

Nhà kinh tế Noah Barkin của Rhodium Group tại thị trường Trung Quốc cho biết thêm về tính chất khó lường và rủi ro khi kinh doanh tại quốc gia tỷ dân đều không đổi thay sau những chuyển biến trên mặt trận chống dịch gần đây.

Ông bày tỏ rằng: “Các chính sách mới có thể hỗ trợ phần nào cho doanh nghiệp nước ngoài tại Trung Quốc, tuy nhiên chúng không thể chặn lại xu hướng đa dạng hóa nguồn cung đã xảy ra trong vài năm nay”.

Theo ông Barkin, các doanh nghiệp nghiên cứu đầu tư sang các nước khác khi đứng trước phản ứng của Bắc Kinh với đại dịch. Tuy nhiên, đó cũng không phải là động lực duy nhất.

Ông lý giải rằng: “Một vai trò nào đó thuộc về tình trạng chính trị hóa môi trường kinh doanh, căng thẳng địa chính trị, tăng trưởng chững lại của Trung Quốc, trong đó có cả nguy cơ xung đột tại đảo Đài Loan”.

Theo nhà kinh tế Kroeber của Gavekal Dragonomics, xung đột tại Ukraine cùng với các lệnh trừng phạt mà phương Tây áp đặt vào Nga đã khiến không ít doanh nghiệp đánh giá rủi ro lâu dài tại Trung Quốc, nhất là khi Washington liên tục ban hành lệnh trừng phạt Bắc Kinh.

Ông Kroeber nhấn mạnh rằng: “Một số nhận định chỉ ra rủi ro kinh doanh tại Trung Quốc sẽ không kết thúc, khiến doanh nghiệp chuyển một phần dây chuyền sản xuất ra ngoài nước này”.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước