meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Việt Nam chờ "bùng nổ" đơn hàng khi Trung Quốc mở cửa

Thứ tư, 28/12/2022-12:12
Có thể thấy, thông tin Trung Quốc sẽ mở cửa biên giới và bỏ cách ly sau khi hạ cấp độ phòng chống COVID-19 vào ngày 8/1/2023 đang được kỳ vọng sẽ có thể tạo lực đẩy cho thị trường gạo và hải sản xuất khẩu của Việt Nam.

Mặt hàng gạo và hải sản sẽ bứt phá

Sở hữu lợi thế đặc biệt về sản xuất và vị trí địa lý gần với Trung Quốc, dự báo xuất khẩu và hải sản sẽ có thể bùng nổ đơn hàng khi mà nước này chính thức mở cửa biên giới từ ngày 8/1/2023. Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) - ông Nguyễn Như Cường cũng đặt kỳ vọng khi hoạt động giao thương trên toàn biên giới Việt Nam - Trung Quốc khôi phục trở lại thì xuất khẩu nhiều mặt hàng của Việt Nam sang nước này cũng sẽ được tác động mạnh mẽ. 

Chi tiết, sản phẩm gạo nếp xuất khẩu bị sụt giảm liên tiếp trong thời gian 2 năm chắc chắn cũng sẽ được khôi phục trở lại khi mà nhu cầu chế biến các sản phẩm từ gạo nếp của Trung Quốc là vô cùng lớn. Bên cạnh đó thì Việt Nam đang hưởng lợi từ chính sách hạn chế xuất khẩu cũng như đánh thuế gạo của Ấn Độ - đây là nước xuất khẩu gạo lớn nhất với sản lượng mỗi năm ghi nhận trên 20 triệu tấn.


Sản phẩm gạo nếp xuất khẩu bị sụt giảm liên tiếp trong thời gian 2 năm chắc chắn cũng sẽ được khôi phục trở lại khi mà nhu cầu chế biến các sản phẩm từ gạo nếp của Trung Quốc là vô cùng lớn
Sản phẩm gạo nếp xuất khẩu bị sụt giảm liên tiếp trong thời gian 2 năm chắc chắn cũng sẽ được khôi phục trở lại khi mà nhu cầu chế biến các sản phẩm từ gạo nếp của Trung Quốc là vô cùng lớn

Tuy nhiên, ông Nguyễn Như Cường cũng lưu ý rằng Trung Quốc bây giờ không còn là thị trường dễ tính như trước. Họ cũng có yêu cầu cao về chất lượng cũng như mẫu mã, chủng loại gạo. Đối với lúa thì Việt Nam đang sở hữu cho mình bộ giống trải đều chất lượng từ thấp, trung cho đến cao cấp nhằm phục vụ cho phân khúc thị trường khác nhau. Ông Nguyễn Như Cường nhấn mạnh rằng: “Chúng tôi cũng luôn khuyến cáo nông dân, doanh nghiệp với xuất khẩu gạo sang Trung Quốc bây giờ phải trồng cũng như bán những loại họ cần chứ không phải bán loại gạo mình đang có, ào ào như trước đây nữa”. 

Giám đốc truyền thông, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) - bà Lê Hằng cho biết, khi mà Trung Quốc mở cửa biên giới, dự báo đơn hàng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc mở cửa biên giới, dự báo đơn hàng xuất khẩu sang thị trường tỷ dân này cũng sẽ bùng nổ giống như các thị trường EU, Mỹ khi mở cửa trở lại sau dịch bệnh COVID-19 vào các năm 2020, 2021. 

Còn cá tra, tôm, mực,... của Việt Nam đều là những sản phẩm thủy sản có lượng xuất khẩu tăng mạnh vào Trung Quốc. Bà Hằng cũng nhấn mạnh, thị trường Trung Quốc cũng đã có nhiều thay đổi tiệm cận với các thị trường trung cũng như cao cấp, người tiêu dùng cũng đặc biệt quan tâm đến các sản phẩm thủy sản chất lượng cao, tốt cho sức khỏe nhưng cũng có nguồn gốc rõ ràng, thuận lợi trong việc truy xuất nguồn gốc. Cũng từ năm 2018, Trung Quốc cũng đã đưa nhiều quy định mới trong việc nhập khẩu hàng hóa, trong đó có thủy sản. Đến năm 2021, các quy định được cụ thể hóa trong Lệnh 248, Lệnh 249 chính là sự thông báo chính thức của Tổng cục Hải quan Trung Quốc yêu cầu các doanh nghiệp ở những thị trường xuất khẩu phải thực hiện.

Bà Hằng cũng nói thêm rằng: “Sau thời gian đầu bỡ ngỡ thì đến nay các doanh nghiệp đều tuân thủ các quy định của Trung Quốc. Thủy sản Việt Nam vào được các thị trường khó tính như EU, Mỹ,... thì thị trường Trung Quốc không phải là trở ngại lớn. Tuy nhiên các doanh nghiệp vẫn phải theo sát diễn biến từ thị trường Trung Quốc để có thể kịp thời nắm bắt và thực hiện các quy định điều chỉnh sau khi nước này đã phải thay đổi cấp độ chống dịch bệnh COVID-19. Chúng tôi cũng kỳ vọng rằng sự bùng nổ xuất khẩu thủy sản vào thị trường Trung Quốc tới đây sẽ có thể bù đắp được sự sụt giảm đơn hàng bởi suy thoái kinh tế ở thị trường các nước G7”. 


Sau thời gian 3 năm gián đoạn bởi vì dịch bệnh thì ngày 9/12, Vietnam Airlines cũng đã công bố nối lại đường bay thương mại thường lệ giữa Việt Nam và Trung Quốc
Sau thời gian 3 năm gián đoạn bởi vì dịch bệnh thì ngày 9/12, Vietnam Airlines cũng đã công bố nối lại đường bay thương mại thường lệ giữa Việt Nam và Trung Quốc

Sẽ nối lại nhiều đường bay đến Trung Quốc

Cục trưởng Cục Hàng không Đinh Việt Thắng cho biết, dự kiến ngày 28/12 Cục sẽ họp bàn với các hãng về công tác chuẩn bị khi mà Trung Quốc tiến hành mở cửa trở lại. Ông Thắng cho hay: “Tinh thần sẽ mở nhiều nhất có thể theo các đường bay đã có trước dịch”. Thời điểm trước đó, Trung Quốc chính là một trong những thị trường quốc tế nhộn nhịp đường bay nhất với Việt Nam. Riêng Vietnam Airlines khai thác nhiều nhất với các đường bay nối Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh với Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Thâm Quyến, Thành Đô, Ma Cao, Hồng Kông,... cùng với tần suất ghi nhận khoảng 30 chuyến/tuần. Trong đó thì đường bay Hà Nội - Quảng Châu, Thượng Hải, Bắc Kinh cũng có tần suất lớn nhất và đông khách nhất với 5 chuyến/tuần mỗi đường. Mặc dù vậy thì các đường bay này đều đã đóng cửa đầu năm 2020 sau khi mà dịch COVID-19 bùng phát cùng với chính sách phòng chống dịch bệnh của cả hai nước. 

Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) - ông Nguyễn Như Cường nhấn mạnh rằng: “Cục Trồng trọt sẽ phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng, doanh nghiệp trong thu thập thông tin nhu cầu cụ thể về số lượng cũng như chủng loại gạo Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu để có thể khuyến cáo nông dân hay đưa vào trong kế hoạch chỉ đạo sản xuất ở các địa phương; trồng tập trung theo những vùng nguyên liệu lớn để doanh nghiệp dễ thu mua, chế biến xuất khẩu”. 


Còn cá tra, tôm, mực,... của Việt Nam đều là những sản phẩm thủy sản có lượng xuất khẩu tăng mạnh vào Trung Quốc
Còn cá tra, tôm, mực,... của Việt Nam đều là những sản phẩm thủy sản có lượng xuất khẩu tăng mạnh vào Trung Quốc

Sau thời gian 3 năm gián đoạn bởi vì dịch bệnh thì ngày 9/12, Vietnam Airlines cũng đã công bố nối lại đường bay thương mại thường lệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Trong giai đoạn đầu, hãng cũng sẽ nối lại 3 đường bay bao gồm TP. Hồ Chí Minh - Quảng Châu, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh - Thượng Hải. Cùng với việc nối lại đường bay thường lệ đến Trung Quốc thì TP. Hồ Chí Minh cũng đã khôi phục hầu hết các điểm đến quốc tế từ đó nâng tổng số chuyến khai thác trên toàn mạng quốc tế của hãng lên đến hơn 600 chuyến/tuần, tương đương với 70% tần suất khai thác trước dịch. Thời điểm trước đó vào ngày 6/12, Bamboo Airways cũng đã mở đường bay thẳng đầu tiên từ Hà Nội đến Thiên Tân, cũng như dự kiến sẽ khôi phục thêm một số đường bay khác đến Trung Quốc trong thời gian tới.

Chính động thái này của các hãng hàng không khi mà Trung Quốc tiến hành nới lỏng dần chính sách phòng chống dịch trước khi đi đến mở cửa toàn bộ với mục đích sẽ đón đầu được làn sóng từ một trong những thị trường khách du lịch và đầu tư, thương mại lớn nhất. Mặc dù vậy thì Trưởng ban Truyền thông Vietnam Airlines - ông Đặng Anh Tuấn thì việc mở rộng các đường bay quốc tế đi và đến Trung Quốc thì vẫn cần chờ đợi thêm.

Vào năm 2022, thị trường du lịch quốc tế Việt Nam đã phục hồi chậm hơn dự kiến khi chỉ đón được 2,9 triệu khách so với kế hoạch dự kiến 5,5 triệu lượt khách. Và một trong những nguyên nhân chính đó là các thị trường Đông Bắc Á ví dụ như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,... vốn chiếm ghi nhận tới 80% khách quốc tế trước dịch vẫn chưa được phục hồi. Với việc Trung Quốc chính thức mở cửa trở lại, các hãng cũng đều kỳ vọng sẽ thúc đẩy nhanh sự phục hồi của cả thị trường hàng không cũng như du lịch quốc tế trong thời gian tới.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

4 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

5 ngày trước