meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Doanh nghiệp đang mong chờ gì vào Hội nghị bất động sản ngày 17/2?

Thứ năm, 16/02/2023-15:02
Nhiều doanh nghiệp bất động sản đang hồi hộp chờ đợi một động thái rõ ràng và quyết liệt từ những nhà điều hành liên quan tới các quyết định cho vay, giãn nợ,... 

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh, sáng ngày 17/2, Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về việc thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững.

Tham gia hội nghị có các đại diện những bộ, ngành và cơ quan liên quan. Phía các doanh nghiệp kinh doanh và phát triển bất động sản có sự góp mặt của: Tập đoàn Vingroup, CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc NOVA (Novaland), CTCP Đầu tư Bất động sản Toàn Cầu (GP.INVEST), CTCP Hưng Thịnh Land, CTCP Đầu tư IMG, Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp - TNHH MTV (Becamex IDC Bình Dương).


Doanh nghiệp bất động sản vẫn còn nhiều đề xuất lên các nhà quản lý
Doanh nghiệp bất động sản vẫn còn nhiều đề xuất lên các nhà quản lý

Một số công ty có tên trong danh sách trên trước đó đã tham dự Hội nghị về công tác tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản được Ngân hàng Nhà nước tổ chức vào sáng ngày 8/2. Cuộc họp kết thúc với những đề xuất nêu ra đối với ngành ngân hàng như nới thêm room cho vay bất động sản, giãn nợ, giảm lãi suất, giữ nguyên nhóm nợ, không phân biệt hệ số rủi ro… 

Theo đó, Tổng Giám đốc CTCP Vinhomes (Mã: VHM) - Ông Phạm Thiếu Hoa đề xuất Ngân hàng Nhà nước xem xét quy định hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn để giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư. Đại diện Vinhomes đã đề nghị Ngân hàng Nhà nước cùng các ngân hàng thương mại làm rõ về những quy định, tháo gỡ vướng mắc về mục đích vay vốn và hình thức giải ngân tại văn bản hướng dẫn. 

Ông Hoa nói: “Các ngân hàng nên có biện pháp tháo gỡ về cơ chế liên quan tới việc xếp loại và kiểm soát cho vay trong lĩnh vực bất động sản; Bổ sung vào các cơ chế chính sách đặc thù cho những nhà đầu tư lớn, các dự án đầy đủ pháp lý có tính trọng điểm, tránh để tình trạng cào bằng. Cùng với đó, những biện pháp giảm dần lãi suất nhằm hỗ trợ khả năng tài chính cho người dân và cả chủ đầu tư”. 

Phụ trách tư vấn Dự án tái cấu trúc cho CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, Mã: NVL) - Bà Đỗ Thị Phương Lan đề xuất NHNN xem xét cho những tập đoàn bất động sản tái cấu trúc nợ, giãn nợ trong thời gian 24 - 36 tháng. Đề nghị NHNN với vai trò lãnh đạo những tổ chức tín dụng, tài chính, ngân hàng thương mại với tư cách là các nhà đầu tư chuyên nghiệp xem xét về giải pháp giúp tháo gỡ doanh nghiệp hoàn thiện nghĩa vụ với trái chủ. 


NHNN xem xét về giải pháp giúp tháo gỡ doanh nghiệp hoàn thiện nghĩa vụ với trái chủ
NHNN xem xét về giải pháp giúp tháo gỡ doanh nghiệp hoàn thiện nghĩa vụ với trái chủ

Phó Chủ tịch Tập đoàn Hưng Thịnh kiêm Tổng giám đốc Hưng Thịnh Land - Ông Lê Trọng Khương đề nghị NHNN và các bộ ngành xem xét và đưa ra phương án hỗ trợ vốn tín dụng cho doanh nghiệp có thể duy trì hoạt động và phát triển trong bối cảnh hiện nay. Điều này giúp doanh nghiệp có thêm vốn đầu tư mới để phát triển lành mạnh và các nhà đầu tư trái phiếu có thể trở lại thị trường. 

“Trước bối cảnh này, các trái chủ đang lo lắng về việc doanh nghiệp có tồn tại được hay không, có bán được sản phẩm không… Vì vậy, đề xuất lên Ngân hàng Nhà nước nới lỏng room và cơ cấu lại nhóm nợ” - Ông Khương nói. 

Còn với nhà đầu tư nước ngoài, theo đại diện công ty CTCP Phát triển Công nghiệp BW (BWID, công ty liên kết của Becamex IDC), các ngân hàng rất thận trọng về vấn đề tài trợ vốn cho hoạt động M&A, gồm cả chuyển nhượng vốn góp, mua cổ phần. Nếu NHNN đã cấp tín dụng cho hoạt động mua dự án thì không nên hạn chế cho vay để góp vốn và mua cổ phần. Thay vào đó cần tập trung vào việc quản lý bản chất của các giao dịch. 

Ngoài ra, đại diện của BWID cũng kiến nghị làm rõ các quy định về mục đích được phép vay nước ngoài, vì doanh nghiệp FDI trong giai đoạn đầu đầu tư trước khi nhận giấy phép đăng ký kinh doanh và chứng nhận đầu tư, thường sử dụng các khoản vay ngắn hạn từ nước ngoài. Tuy nhiên, dự thảo về Thông tư liên quan tới việc vay và trả nợ nước ngoài đang hạn chế mục đích cho vay ngắn hạn đối với những hoạt động đầu tư BĐS. 

Về các thủ tục hành chính, BWID cho biết họ đã gặp nhiều thách thức khi xin giấy phép cũng như hoàn tất các thủ tục. “Việc xây dựng nhà xưởng, nhà kho của chúng tôi thông thường sẽ trong thời gian từ 12 - 18 tháng. Tuy nhiên công ty cũng cần chuẩn bị một khoảng thời gian tương ứng để chuẩn bị và nhận được các giấy phép” - Theo đại diện của BWID.


Nguồn vốn tín dụng hiện tại không còn đáp ứng được nhu cầu lớn của các doanh nghiệp
Nguồn vốn tín dụng hiện tại không còn đáp ứng được nhu cầu lớn của các doanh nghiệp

Ghi nhận cho thấy, bên cạnh vấn đề về pháp lý đã nói tới từ nhiều năm nay thì đa số kiến nghị của các doanh nghiệp địa ốc đều tập trung vào vốn tín dụng. Về vấn đề này, trao đổi với người viết, Chuyên gia kinh tế TS. Vũ Đình Ánh nhận định, chính sách của nhà điều hành cũng mới là một phần, vấn đề chính là ở việc cho vay của các ngân hàng. Cùng với đó vẫn phải khẳng định lại một lần nữa rằng, ngân hàng đã dành nguồn vốn rất lớn cho lĩnh vực bất động sản, thậm chí còn vượt cả các chỉ tiêu về an toàn vốn. 

Tín dụng cho lĩnh vực này ngày trước chỉ khoảng từ 12 - 15%, nhưng hiện tại đã chiếm tới trên 20%. Vì vậy, không thể nói rằng thiếu nguồn vốn tín dụng, mà chỉ là nó không còn đáp ứng được nhu cầu lớn của các doanh nghiệp. Theo đó, nguyên nhân một phần lớn do chính bản thân các doanh nghiệp triển khai dự án một cách bất chấp nên không thể cơ cấu lại nguồn vốn. Cuối cùng quay ra đề xuất ngân hàng bơm thêm vốn là không hợp lý. 

“Trật tự xử lý những khó khăn trước tiên phải là cơ cấu lại thị trường địa ốc, sau đó mới nói tới câu chuyện cơ cấu lại nguồn vốn tín dụng hoặc trái phiếu doanh nghiệp” - TS. Vũ Đình Ánh nhìn nhận. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Chuyên gia dự báo, đầu tư căn hộ cho thuê sẽ tiếp tục tăng trưởng

Thị trường chung cư cuối năm: Môi giới liên tục mời bán giá cao nhưng chủ yếu "hỏi để đấy"

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "nằm im" trong cuộc đua phục hồi

Cho vay mua nhà dự kiến sẽ tăng trưởng 15% trong năm 2025

Hà Nội: Năm 2025 nguồn cung căn hộ bất ngờ giảm nhẹ

4.000 căn nhà ở xã hội sắp “đổ bộ” thị trường: Giá nhà Hà Nội sẽ hạ nhiệt vào cuối năm 2025?

Đề xuất phá sản doanh nghiệp yếu kém: Nguy cơ lớn với các “chúa chổm” bất động sản

Hà Nội: Chung cư chưa có sổ giá cao nhưng không còn hấp dẫn như trước

Tin mới cập nhật

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

14 giờ trước

Chuyên gia dự báo, đầu tư căn hộ cho thuê sẽ tiếp tục tăng trưởng

14 giờ trước

Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm từ năm 2025

14 giờ trước

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

14 giờ trước

Các quỹ ETF tiền điện tử giảm gần 700 triệu USD do Fed cắt giảm lãi suất

1 ngày trước