meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Hội nghị tín dụng bất động sản: Các giải pháp còn chung chung, chưa đi đến cùng vấn đề

Thứ sáu, 10/02/2023-08:02
Chia sẻ với phóng viên sau Hội nghị tín dụng bất động sản của Ngân hàng Nhà nước, TS Nguyễn Văn Đính cho rằng, thị trường bất động sản hiện nay đang lâm vào “trọng bệnh”, nhưng các giải pháp đưa ra tại hội nghị còn chung chung, chưa đi đến cùng vấn đề.

Khó khăn bủa vây bất động sản

Những khó khăn về vốn và pháp lý tiếp tục đeo đẳng doanh nghiệp từ 2022 đến đầu 2023 và dự kiến sẽ trầm trọng hơn trọng thời gian tới.

Dù mới đầu năm, doanh nghiệp bất động sản không phải lo lắng vấn đề room tín dụng, nhưng chính sách của Ngân hàng Nhà nước vẫn nhất quán là thắt chặt đối với phân khúc rủi ro, đầu cơ. Chưa kể, lãi tình hình lãi suất cao, khách hàng cũng ngần ngại trong việc ra quyết định vay mua nhà, đầu tư.

Đặc biệt, từ ngày 1/10/2022, Thông tư 22/2019/TT-NHNN đã giới hạn tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của các ngân hàng, giảm từ 37% xuống 34% và tháng 10/2023 sẽ tiếp tục giảm còn 30%. Điều này khiến các doanh nghiệp đã khó lại thêm khó.

Ngoài ra, áp lực đối với doanh nghiệp vẫn rất lớn từ việc không phát hành được trái phiếu doanh nghiệp (trong khi lượng trái phiếu đáo hạn sắp tới lớn) do niềm tin của nhà đầu tư xuống thấp và các quy định chặt chẽ trong Nghị định 65 bó hẹp cả phía cung lẫn phía cầu. Do đó, vấn đề nguồn vốn là thách thức rất lớn của nhiều doanh nghiệp bất động sản ở thời điểm hiện nay.


Những khó khăn về vốn và pháp lý tiếp tục đeo đẳng doanh nghiệp từ 2022 đến đầu 2023 và dự kiến sẽ trầm trọng hơn trọng thời gian tới.
Những khó khăn về vốn và pháp lý tiếp tục đeo đẳng doanh nghiệp từ 2022 đến đầu 2023 và dự kiến sẽ trầm trọng hơn trọng thời gian tới.

Theo các đơn vị nghiên cứu, xu hướng thị trường bất động sản quý 1/2023, nguồn cung mới ước giảm 80% so với cùng kỳ năm trước. Đồng thời, nhu cầu đầu tư trong quý 1 không có đột biến, tỷ lệ khách hàng giữ tiền chờ đợi thời điểm phù hợp để đầu tư ước chiếm đến 88.7%.

Trước tình hình trên, nhiều doanh nghiệp lo lắng về nguy cơ phá sản, vỡ nợ trái phiếu và lo bị thôn tính dự án với giá rẻ. Doanh nghiệp bất động sản “vỡ” có thể kéo theo sự khó khăn chung của hàng loạt doanh nghiệp lĩnh vực khác và khu vực tài chính. Các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản đã được cơ quan chức năng triển khai và một loạt hội nghị của các bộ, ngành về tháo gỡ khó khăn tín dụng cho doanh nghiệp bất động sản. Trong đó, ngày 8/2, hội nghị tín dụng bất động sản được tổ chức để lắng nghe những khó khăn của doanh nghiệp.

Tại hội nghị, Ngân hàng Nhà nước cho biết dư nợ tín dụng của lĩnh vực bát động sản cuối năm là 2,58 triệu tỉ đồng, tăng khoảng 24% so với năm 2021 - mức cao nhất 5 năm qua với tỷ lệ nợ xấu 1,81%. Đồng thời, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú tái khẳng định Ngân hàng Nhà nước chưa từng chỉ đạo siết chặt tín dụng bất động sản, mà chỉ yêu cầu kiểm soát chặt cấp vốn cho các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro trong bất động sản.

“Các giải pháp chưa rõ ràng”

Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên sau hội nghị, TS Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng, các doanh nghiệp chưa bày tỏ được hết những khó khăn của họ. Nhưng với những khó khăn đã nêu và phần giải đáp của đại diện các bộ, ngành, ông Đính cho rằng, các giải pháp còn khá chung chung, chưa đi đến cùng vấn đề và chưa thực sự quyết liệt.

“Tôi khẳng định tình hình thị trường bất động sản hiện nay đang lâm vào “trọng bệnh”, các vướng mắc lớn nhất là pháp lý, tín dụng. Chúng tôi cũng đồng ý ngân hàng thắt chặt tiền tệ, nhất là trong bối cảnh vĩ mô nhiều biến động như hiện nay, nhưng hàng nghìn dự án phải đình trệ do không có vốn, rất nhiều ngành nghề bị ảnh hưởng theo”, ông Đính nói. Theo chuyên gia này, cần nhanh chóng có giải pháp vì điều này không chỉ mỗi doanh nghiệp bất động sản ảnh hưởng mà còn kéo theo sự đình trệ của sản suất, ảnh hưởng tới hàng triệu lao động.

“Chúng ta thấy rằng ngoài việc nguồn cung sụt giảm rất mạnh so với các năm trước thì việc giao dịch, mua bán trên cả nước cũng sụt giảm mạnh. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là không có tiền trên thị trường. Khi đó doanh nghiệp không phát triển được dự án mà người dân cũng không có tiền để mua. Giải pháp để tháo gỡ vấn đề này chưa thỏa đáng”, ông Đính nêu.


TS Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam
TS Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam

Về lãi suất, ông Đính cho rằng chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước đang thực hiện là đúng với kỹ thuật. “Chúng ta nâng lãi suất, bơm ít tiền để chống lạm phát, đảm bảo tỷ giá nhưng nhà điều hành cũng cần nhìn thêm các khía cạnh khác. Nếu giữ lạm phát mà hoạt động của doanh nghiệp suy kiệt thì chúng ta sẽ không gỡ được. Một số quốc gia cũng chấp nhận mức độ lạm phát nào đó để thúc đẩy kinh tế thì chúng ta cũng cần xem xét”, ông Đính nêu.

Một lãnh đạo doanh nghiệp khác tại Hà Nội cho biết hội nghị lần này “có vẻ là cuộc gặp ghi nhận, lắng nghe khó khăn và các kiến nghị của doanh nghiệp”, tuy nhiên, ông hy vọng sau hội nghị lần này, Thủ tướng, các bộ, ngành sẽ có những giải pháp quyết liệt hơn để giải quyết những vấn đề của ngành bất động sản, giúp thị trường bất động sản vượt qua khó khăn.

Doanh nghiệp này cũng đánh giá cao việc các ngân hàng giảm lãi suất. Theo ông, nếu lãi suất quá cao thì doanh nghiệp không thể chịu được và người dân cũng không mạnh dạn mua nhà, đầu tư, thị trường sẽ tiếp tục đình trệ. Vị này cũng mong muốn doanh nghiệp bất động sản được đối xử công bằng hơn trong tiếp cận vốn ngân hàng, bởi vì doanh nghiệp bất động sản hiện đang phải vay vốn ngân hàng với lãi suất cao.

Ông Nguyễn Anh Quê, Chủ tịch Tập đoàn G6 cho rằng rất nhiều doanh nghiệp, nhân sự, nhà đầu tư bất động sản kỳ vọng vào hội nghị của Ngân hàng Nhà nước. Ông Quê hy vọng sau hội nghị này vấn đề vốn cho thị trường sẽ được khơi thông.


Ông Nguyễn Anh Quê, Chủ tịch Tập đoàn G6
Ông Nguyễn Anh Quê, Chủ tịch Tập đoàn G6

Ông Quê cho hay, hai vấn đề được quan tâm nhất là lãi suất và giải pháp khơi thông nguồn vốn vì từ quý 2.2022 nền kinh tế có dấu hiệu nghẽn vốn khi người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư không vay được hoặc không dám vay do lãi suất tăng cao từ 13.5-15%, chưa kể kèm theo phải mua gói bảo hiểm.

“Hiện nay tình hình lạm phát thế giới đang có dấu hiệu hạ nhiệt và FED đã có dấu hiệu dừng tăng lãi suất. Đây là tín hiệu tốt để Ngân hàng Nhà nước ra chính sách khơi thông nguồn vốn, bơm tiền vào thị trường và hạ lãi suất”, ông Quê nêu.

Theo đó, doanh nghiệp này mong Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh có lộ trình mức lãi suất cho vay xuống 9-10.5%/năm, lãi suất huy động xuống 6-7%/năm, để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn và người dân rút tiền gửi ngân hàng đầu tư, sản xuất, kinh doanh. Nếu nguồn tiền không được lưu thông, lãi suất tăng cao dẫn đến nguy hại cho nền kinh tế, doanh nghiệp phá sản, yếu ớt, nợ xấu ngân hàng tăng cao, không đạt mục tiêu tăng trưởng.

Hoài Phong
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

Chuyên gia dự báo, đầu tư căn hộ cho thuê sẽ tiếp tục tăng trưởng

Thị trường chung cư cuối năm: Môi giới liên tục mời bán giá cao nhưng chủ yếu "hỏi để đấy"

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "nằm im" trong cuộc đua phục hồi

Cho vay mua nhà dự kiến sẽ tăng trưởng 15% trong năm 2025

Hà Nội: Năm 2025 nguồn cung căn hộ bất ngờ giảm nhẹ

4.000 căn nhà ở xã hội sắp “đổ bộ” thị trường: Giá nhà Hà Nội sẽ hạ nhiệt vào cuối năm 2025?

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

1 giờ trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

1 giờ trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

1 giờ trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

1 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước