meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Doanh nghiệp "chật vật" xoay xở khi tỷ giá tăng

Thứ ba, 08/11/2022-13:11
Có thể thấy, các doanh nghiệp xuất khẩu nhập khẩu sản xuất hàng cuối năm và lễ, Tết đang gặp tình trạng khó khăn khi mà giá nhập nguyên liệu tăng bởi ảnh hưởng tỷ giá, đơn hàng giảm bởi vì đối tác gặp khó khăn.

Doanh nghiệp lùi đơn hàng, giảm sản lượng

Là một doanh nghiệp có tên tuổi trong lĩnh vực xuất khẩu thực thực phẩm đông lạnh, hoành thánh và chả giò,... sang các thị trường khó tính như Nhật Bản, Châu  u nhưng Tổng Giám đốc Công ty CP Thực phẩm Agrex Sài Gòn - ông Phạm Hải Long, trong suốt thời gian 10 năm qua, chưa bao giờ thời điểm cuối năm doanh nghiệp phải giảm công suất như lúc này. Hiện nay công ty cũng chỉ hoạt động khoảng 60 - 65% công suất. Nguyên nhân là đồng USD tăng giá. 

Và dù Công ty Agrex Sài Gòn đa số sử dụng nguồn nguyên liệu nội địa để làm món ăn nhưng vẫn phải nhập khẩu bột mì ở trong quá trình sản xuất. Và trong thời gian qua, giá bột mì nhập khẩu đã tăng thêm 40 - 50% từ mức 500 - 600 USD/tấn lên mức 1.000 USD/tấn. Như thế, doanh nghiệp nhập khẩu đã phải bỏ gấp đôi số tiền để nhập khẩu nguyên liệu. Hiện nay giá USD đã tăng cao thêm khoảng 2.000 đồng/USD so với thời điểm năm 2021 và đã tiếp tục gây ra áp lực tài chính lên doanh nghiệp. Và nếu như nhập 100 tấn bột mì thì doanh nghiệp sẽ lỗ 200 triệu đồng bởi tỷ giá tăng. 



Có thể thấy, các doanh nghiệp xuất khẩu nhập khẩu sản xuất hàng cuối năm và lễ, Tết đang gặp tình trạng khó khăn khi mà giá nhập nguyên liệu tăng bởi ảnh hưởng tỷ giá, đơn hàng giảm bởi vì đối tác gặp khó khăn
Có thể thấy, các doanh nghiệp xuất khẩu nhập khẩu sản xuất hàng cuối năm và lễ, Tết đang gặp tình trạng khó khăn khi mà giá nhập nguyên liệu tăng bởi ảnh hưởng tỷ giá, đơn hàng giảm bởi vì đối tác gặp khó khăn

Ông Long chia sẻ rằng, khó khăn chồng khó khăn khi mà tất cả các chi phí đầu vào đều tăng nhưng đơn hàng xuất khẩu lại giảm bởi người tiêu dùng ở các nước đang tiến hành thắt chặt chi tiêu. Và theo như kế hoạch thì các đơn hàng đã ký cũng sẽ xuất khẩu vào tháng 10 này nhưng đều nhận được yêu cầu dời sang tháng 12.

Giám đốc chuỗi siêu thị Hải sản Hoàng Gia - ông Trần Văn Trường cho hay, mỗi tháng công ty đã tiến hành nhập khẩu hải sản từ gần 10 nước như Mỹ, Canada, Hàn Quốc, Úc,… Cụ thể, các hợp đồng nhập khẩu chủ yếu được thanh toán bằng USD. Và khi tỷ giá thay đổi đã tác động ngay đến kết quả kinh doanh của công ty. Cũng theo đó, tỷ giá tăng như vừa qua, ước tính mỗi tháng công ty của ông đã phải mất thêm vài tỷ đồng bởi chênh lệch về tỷ giá. Trong khi đó thì công ty lại chưa dám điều chỉnh tăng giá bán hàng hóa bởi vì sức mua tương đối thấp và phải gồng gánh thêm phần chi phí tăng thêm. 

Đại diện Công ty may Minh Quang (quận Tân Bình) - ông Trần Văn Quang cho biết, giá tỷ USD tăng cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình sản xuất, kinh doanh của công ty bởi vì ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả hàng hóa đầu vào khi mà đơn vị phải tiến hành nhập khẩu phần lớn nguyên phụ liệu. Ông Quang đưa ra lo ngại rằng: “Với mức tăng tỷ giá vừa qua thì chúng tôi phải nhập nguyên liệu đầu vào tăng tương ứng nhưng lại không thể tăng giá của nguyên liệu, thành phẩm bán ra bởi vì đối tác không chấp nhận. Chúng tôi chỉ còn cách chấp nhận giảm lợi nhuận để có thể giữ mối quan hệ làm ăn lâu dài với khách hàng nhưng không biết có thể cầm cự được bao lâu nếu như giá USD cứ tiếp tục đà tăng trong thời gian sắp tới”. 

Theo Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước TP. Hồ Chí Minh - ông Nguyễn Ðức Lệnh, lãi suất và tỷ giá tăng cũng sẽ có tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đến doanh nghiệp nhưng đây cũng chỉ là những khó khăn trong ngắn hạn. Việc giữ ổn định về kinh tế vĩ mô và kìm giữ lạm phát vô cùng quan trọng và là sự lựa chọn ưu tiên. Bởi lẽ chỉ có ổn định kinh tế vĩ mô và kìm giữ lạm phát thì mới có thể đảm bảo được giá trị tăng trưởng cũng như giá trị của sản xuất kinh doanh. 


Khó khăn chồng khó khăn khi mà tất cả các chi phí đầu vào đều tăng nhưng đơn hàng xuất khẩu lại giảm bởi người tiêu dùng ở các nước đang tiến hành thắt chặt chi tiêu
Khó khăn chồng khó khăn khi mà tất cả các chi phí đầu vào đều tăng nhưng đơn hàng xuất khẩu lại giảm bởi người tiêu dùng ở các nước đang tiến hành thắt chặt chi tiêu

Kiến nghị những giải pháp để giúp cho doanh nghiệp

Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TP. Hồ Chí Minh - bà Lý Kim Chi cho biết, giá hàng hóa đầu vào sản xuất đồng loạt tăng đã đẩy chi phí sản xuất tăng từ 20 - 30%. Điều này cũng đã có tác động lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp ngành lương thực, thực phẩm cũng như ảnh hưởng đến kế hoạch chuẩn bị hàng tết. 

Bà Chi nói rằng: “Hiệp hội cũng đã kiến nghị Uỷ ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động và cải thiện môi trường đầu tư cũng như cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư, kinh doanh và hạ tầng hậu cần, kho vận,… với mục đích giúp cho doanh nghiệp có thể tiết kiệm thời gian, chi phí từ đó dễ dàng tiếp cận vốn vay với mức lãi suất phù hợp, giữ vững hoạt động sản xuất trong bối cảnh chi phí đầu vào tăng cao”. 



Nếu như doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính và không phải vay USD thì phần hưởng lợi từ chênh lệch cũng không là bao sau khi đã trừ đi các chi phí đang tăng giá khác như phí vận chuyển và phí nguyên vật liệu
Nếu như doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính và không phải vay USD thì phần hưởng lợi từ chênh lệch cũng không là bao sau khi đã trừ đi các chi phí đang tăng giá khác như phí vận chuyển và phí nguyên vật liệu

Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh - ông Phạm Ngọc Hưng nhận định rằng, biến động về tỷ giá có ảnh hưởng rất lớn khi có hơn 70% doanh nghiệp có hợp đồng mua bán với các đối tác nước ngoài cùng 100% cước vận chuyển thanh toán bằng USD. Đồng USD cũng tăng giá và doanh nghiệp xuất khẩu đã được hưởng lợi khi không phải nhập khẩu nguyên liệu sản xuất. Nhưng vấn đề ở đây là hầu hết các doanh nghiệp sản xuất đều phải nhập khẩu nguyên phụ liệu và chi trả bằng USD. 

Ông Hưng nói rằng, nếu như doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính và không phải vay USD thì phần hưởng lợi từ chênh lệch cũng không là bao sau khi đã trừ đi các chi phí đang tăng giá khác như phí vận chuyển và phí nguyên vật liệu. Trái lại, nếu như phải vay USD từ ngân hàng để nhập khẩu nguyên liệu rồi mới xuất khẩu thì có thể sẽ lỗ nếu như đơn hàng giảm.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Công viên nghìn tỷ ở TP. Vũng Tàu sắp khởi công, diện mạo Bãi Sau được "lột xác"

Long An: Lộ diện nhà đầu tư duy nhất nhắm dự án khu dân cư gần 11.000 tỷ

Tin mới cập nhật

Rút khỏi dự án khách sạn, Viconship dự chi gần 2.200 tỷ để "ôm trọn" Cảng Nam Hải Đình Vũ

10 giờ trước

Lãi suất tăng trở lại nhưng kênh tiền gửi vẫn khó hấp dẫn

10 giờ trước

“Ôm” đất nông nghiệp chờ đền bù: Cẩn trọng “vỡ mộng, bỏng tay”

10 giờ trước

Đăng ký mua vàng online rồi "xù": Người dân không còn mặn mà với vàng?

10 giờ trước

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

10 giờ trước