meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Hậu COVID-19, doanh nghiệp bia trở lại “đường đua”

Thứ hai, 07/11/2022-07:11
Trong quý 3/2022, nhiều doanh nghiệp ngành bia đã có lãi lớn khi mà mức tiêu thụ đã dần hồi phục hậu dịch bệnh COVID-19.

Thị trường bia đã dần sôi động trở lại tại Việt Nam

Theo ghi nhận, trong quý 3/2022, nhiều doanh nghiệp ngành bia đã ghi nhận được những tín hiệu tích cực về doanh thu cũng như lợi nhuận so với cùng kỳ. Và cũng vì quý 3 năm 2021 là thời điểm mà dịch bệnh COVID-19 bùng phát nên nhiều tỉnh thành ở trên cả nước đã phải thực hiện việc giãn cách xã hội. 

Có thể thấy được một điều rằng, trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi và các ngành nghề, trong đó có ngành bia đều đã tăng trưởng nhanh chóng mặt trở lại sản xuất và kinh doanh. Mặc dù vậy thì mức độ cạnh tranh và phân hóa giữa các doanh nghiệp bia cũng ngày càng trở nên rõ nét. 


Thị phần ngành bia ở Việt Nam trong năm 2021
Thị phần ngành bia ở Việt Nam trong năm 2021

Cụ thể, thị trường bia Việt Nam được thống trị bởi nhóm 4 hãng lớn lần lượt đó là Heineken, Sabeco, Carlsberg và Habeco. Và theo như nghiên cứu của của MB Securities cho thấy, trong năm 2021, 4 hãng này đã chiếm đến 94,4% thị phần ngành bia của Việt Nam. Trong đó, đứng đầu là Heineken với 44,4% thị phần và Sabeco xếp ở vị trí thứ hai với 33,9%.

Và từng hãng cũng sẽ hoạt động theo các vùng miền khác nhau, cụ thể như Sabeco có thị trường chủ lực ở miền Nam còn Habeco là ở miền Bắc và Carlsberg lại chiếm ưu thế ở miền Trung bởi nhà máy sản xuất bia của công ty đặt tại Huế.

Lúc đầu, Heineken chiếm ưu thế ở thị trường miền Nam với phân khúc cao cấp và cận cao cấp nhưng sau đó thì đã dần dần mở rộng mạng lưới phân phối đến khắp các tỉnh thành và chú trọng ở các tỉnh - thành phố lớn cũng như hướng đến người dùng trẻ trung, năng động. 


Doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp ngành bia trong quý 3/2022
Doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp ngành bia trong quý 3/2022

Quý 3/2022, lợi nhuận nhiều doanh nghiệp tăng bằng lần

Theo như thống kê kết quả kinh doanh của 13 doanh nghiệp trên sàn đều ghi nhận được mức doanh thu tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2021. Theo đó, 8 doanh nghiệp có mức lợi nhuận tăng trưởng và hai công ty có mức lợi nhuận đi lùi, 3 doanh nghiệp báo lỗ quý 3. 

Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco - Mã chứng khoán: SAB) đã ghi nhận được mức doanh thu thuần là 8.635 tỷ đồng còn lợi nhuận sau thuế là khoảng 1.395 tỷ đồng trong quý 3/2022, so với cùng kỳ tăng lần lượt 102%, 196%. Trong đó, biên lợi nhuận gộp cũng ghi nhận tăng từ mức 27% lên mức 31%. 


Lợi nhuận sau thuế của Sabeco và Habeco
Lợi nhuận sau thuế của Sabeco và Habeco

Phía doanh nghiệp cũng cho rằng doanh thu cao hơn năm ngoái khi mà cả nước đã thoát được khỏi tình trạng đóng cửa cũng như nhu cầu tiêu dùng đã tăng lên. Và vì cùng kỳ năm ngoái, thời gian này một số tỉnh thành đã thực hiện việc giãn cách xã hội, đặc biệt là ở Thành phố Hồ Chí Minh bị phong tỏa từ hồi cuối tháng 7 cho đến đầu tháng 10. 

Chứng khoán SSI cho biết, doanh thu bán bia của Sabeco tăng bởi mở lại các kênh tiêu dùng tại chỗ cũng như sức khỏe thương hiệu cũng đã được cải thiện, Sau đại dịch thì trong bối cảnh lạm phát gia tăng, Sabeco đã giành cho mình được thị phần trong phân khúc phổ thông từ đó giúp cho việc giảm khoảng cách thị phần đối với đối thủ cạnh tranh lớn và ở đây là Heineken. 


Doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp ngành bia trong 9 tháng đầu năm 2022
Doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp ngành bia trong 9 tháng đầu năm 2022

Còn Sabeco cũng đặt mục tiêu về doanh thu là 34.719 tỷ đồng còn lợi nhuận sau thuế ghi nhận là 4.581 tỷ đồng cho năm 2022. Như thế, sau ba quý kinh doanh của năm 2022 thì doanh nghiệp này đã hoàn thành được 72% kế hoạch về doanh thu và 97% mục tiêu về lợi nhuận của cả năm. 

Trong năm 2022, doanh nghiệp này cũng đã hoàn thành được việc mở rộng hai nhà máy đó là Nhà máy bia Lâm Đồng với mức công suất là 100 triệu lít/năm cùng Nhà máy bia Quảng Ngãi với công suất là 250 triệu lít/năm, so với trước đây mức này đã tăng gần gấp đôi. 

Như thế, việc mở rộng này cũng sẽ có thể đáp ứng được mức tăng trưởng dự kiến của doanh nghiệp trong thời gian hai năm sắp tới. Tổng công suất của Sabeco ghi nhận là hơn 2 tỷ lít/năm. Mặc dù vậy thì trong suốt thời gian 2 năm qua, các nhà máy đều đã hoạt động ở mức 60 - 80% công suất thiết kế bởi ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. 

Còn đối với Công Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco – Mã chứng khoán: BHN) cũng đã ghi nhận được mức doanh thu thuần trong quý 3 là đạt 2.440 tỷ đồng còn lợi nhuận sau thuế là khoảng 1.395 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước tăng 72%. Biên lợi nhuận gộp trong quý 3/2022 cũng đã được cải thiện từ mức 26% lên mức 29%.

Như vậy, nếu như đặt lên bàn cân so sánh với Sabeco thì doanh thu của Habeco chỉ bằng 1/4  còn lợi nhuận sau thuế là bằng ⅙ cũng có biên lợi nhuận thấp hơn so với các đối thủ khác. 


trong quý 3/2022, nhiều doanh nghiệp ngành bia đã ghi nhận được những tín hiệu tích cực về doanh thu cũng như lợi nhuận so với cùng kỳ và cũng vì quý 3 năm 2021 là thời điểm mà dịch bệnh COVID-19 bùng phát nên nhiều tỉnh thành ở trên cả nước đã phải thực hiện việc giãn cách xã hội
trong quý 3/2022, nhiều doanh nghiệp ngành bia đã ghi nhận được những tín hiệu tích cực về doanh thu cũng như lợi nhuận so với cùng kỳ và cũng vì quý 3 năm 2021 là thời điểm mà dịch bệnh COVID-19 bùng phát nên nhiều tỉnh thành ở trên cả nước đã phải thực hiện việc giãn cách xã hội

Trong năm 2022, Habeco đã đặt mục tiêu doanh thu đạt mức 6.605 tỷ đồng còn lợi nhuận sau thuế gần 221 tỷ đồng. Theo đó, sau thời gian 3 quý hoạt động thì doanh nghiệp này cũng đã hoàn thành được 90% kế hoạch về doanh thu và 19% kế hoạch về lợi nhuận của cả năm. 

Ngoài những khó khăn chung của các doanh nghiệp kinh doanh ngành bia thì Habeco còn chịu nhiều sức ép từ các đối thủ cạnh tranh ví dụ như Sabeco và Heineken khi mà hai doanh nghiệp này đang đặc biệt chú trọng vào các chương trình thúc đẩy bán hàng đối với các sản phẩm phổ thông - đây chính là phân khúc thị trường chính của Habeco. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

9 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

9 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

9 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

9 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước