Doanh nghiệp bất động sản vẫn tin tưởng vào tiềm năng thị trường dù phải đối mặt với nhiều khó khăn?
BÀI LIÊN QUAN
Thủ tướng Chính phủ: Cho vay, giải ngân nhanh chóng dự án bất động sản đủ điều kiệnHuế “lọt vào mắt xanh” của giới đầu tư bất động sản sau khi được hàng loạt “đại gia” rót vốnYếu tố khiến thị trường bất động sản công nghiệp miền Bắc “sôi động”Bà Lê Thị Thanh Hằng đã có những chia sẻ về câu chuyện thị trường và tình hình doanh nghiệp rằng nhìn chung tâm lý thị trường đang không có nhiều yếu tố khả quan gây ảnh hưởng đến các giao dịch bất động sản.
Bên cạnh những khó khăn về tín dụng, những bất ổn về địa chính trị ở giai đoạn hiện tại ở một số nơi trên thế giới đã tác động xấu đến chuỗi cung ứng toàn cầu và nền kinh tế của nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Theo đó, lĩnh vực bất động sản cũng nằm trong chuỗi dây chuyền chịu ảnh hưởng.
Giá nguyên vật liệu và chi phí nhân công hiện nay đều đang gia tăng, gây nên sức ép tăng giá cho các chủ đầu tư bất động sản. Bên cạnh đó, thanh khoản kém cũng khiến nhiều nhà đầu gặp khó về dòng tiền, đang trong tình trạng chấp nhận chiết khấu bán cắt lỗ hoặc ở tình trạng gồng lỗ. Nhìn chung, tâm lý thị trường đang không có nhiều yếu tố khả quan và có nhiều người làm nghề môi giới đang chật vật trong ngành.
Có thể làm đứt gãy chuỗi khó khăn của thị trường bất động sản vào năm 2023?
Lạm phát tại Việt Nam hiện đã trong tầm kiểm soát, quá trình đô thị hóa cũng tăng nhanh với tỷ lệ 36% dân số tại đô thị. Theo các chuyên gia, trong một vài năm tới thì thị trường bất động sản vẫn còn rất nhiều tiềm năng.Bất động sản TP. Hồ Chí Minh: Nửa năm siết tín dụng đánh sập “sức đề kháng” của doanh nghiệp
Trong hai năm Covid - 19 thị trường bất động sản dường như chỉ trực chờ sôi động vì niềm tin của người dân đều đặt vào loại hình đầu tư này. Nhưng sau “cú quay xe” về việc thắt chặt tín dụng vào bất động sản, lãi suất tăng nóng khiến thị trường đột ngột giảm nhiệt và nhanh chóng rơi vào trạng thái trầm lắng.Tín hiệu đảo chiều của thị trường bất động sản và kinh nghiệm từ quá khứ
Các chuyên gia cho rằng với các yếu tố liên quan đến lãi suất, tín dụng và chính sách thì có thể hy vọng rằng tín hiệu đảo chiều của thị trường bất động sản sẽ diễn ra vào cuối năm 2023, đầu 2024.Thế nhưng, bà Hằng cho rằng thị trường ở mỗi giai đoạn có những điều kiện khách quan khác biệt. Ví dụ, ở thời điểm hiện tại, chúng ta chỉ vừa mới bước qua thời đại dịch Covid 10 và căng thẳng địa chính trị tại một số khu vực trên toàn cầu khiến nền kinh tế rơi vào khó khăn và bất động sản cũng chịu những ảnh hưởng tiêu cực không mong đợi. Bên cạnh đó, lãi suất cho vay ở giai đoạn 2011-2013 có khi lên tới 20-25%.
Hiện nay, mức lãi suất cho vay ở giai đoạn tới được cho là sẽ ở mức thấp hơn nhiều so với giai đoạn 2011-2013 vì các cơ quan chức năng đã có thêm nhiều kinh nghiệm từ thực tế quản lý, điều hành.
Thị trường bất động sản Việt Nam xét về dài hạn vẫn có một số lợi thế nổi bật. Với những ưu thế có được từ xu hướng dịch chuyển nguồn cung toàn cầu, Việt Nam đã và đang duy trì được khả năng thu hút nhiều doanh nghiệp nước ngoài lớn, đem lại sức cầu cho phân khúc bất động sản văn phòng, công nghiệp hay văn phòng dịch vụ.
Cùng với đà hồi phục tích cực của nền kinh tế, việc mở cửa đường bay quốc tế trở lại khiến số lượng du khách nước ngoài dần đông đảo trở lại, tạo động lực lớn thúc đẩy phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng. Đối với phân khúc bất động sản nhà ở, trợ lực mạnh mẽ đến từ những yếu tố như dân số trẻ, nhu cầu ở thực cao và tốc độ đô thị hóa nhanh.
Theo bà Hằng, thị trường bất động sản vẫn sẽ duy trì hướng phát triển lành mạnh và bền vững hơn. Điều này vừa đến từ biện pháp quản lý vĩ mô của cơ quan chức năng có thẩm quyền vừa xuất phát từ quá trình số hóa được áp dụng triển khai mạnh mẽ và cả sự lớn mạnh hơn của toàn bộ thực thể tham gia vào thị trường.
Bà Hằng cho biết: “Đối với VietnamGroove, tương tự như nhiều doanh nghiệp khác, chúng tôi vừa phải linh động, vừa phải tìm giải pháp cân đối dòng tiền sao cho hiệu quả, thắt chặt chi tiêu để vượt qua những trở ngại ở giai đoạn hiện nay”.
CEO VietnamGroove khi được hỏi về kỳ vọng đối với sự thay đổi cho thị trường bất động sản đã cho rằng doanh nghiệp tin tưởng và hy vọng các cơ quan có thẩm quyền sẽ nhanh chóng có giải pháp hiệu quả để khai thông vốn tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi để thị trường sôi động trở lại. Ngoài ra, thị trường cũng sẽ có được sự minh bạch hơn về thông tin, tạo cơ sở quan trọng giúp thúc đẩy sự phát triển ổn định hơn của bất động sản, gia tăng sự đóng góp với nền kinh tế nói chung.
Theo chia sẻ của ông Phạm Lâm, Chủ tịch DKRA Vietnam, khá nhiều doanh nghiệp bất động sản hiện nay đã đơn giản hóa bộ máy vận hành, có nhiều công ty giảm tới 60-70% nhân sự. Số nhân sự còn lại chuyển sang giảm lương hay làm CTV. Các công ty môi giới chứng kiến doanh thu đang giảm mạnh, mức trung bình giao dịch rơi vào khoảng 20% so với trung bình hàng tháng/ theo dự án.
Ông Lâm cũng kiến nghị ngân hàng nhà nước nới room tín dụng cho những chủ đầu tư dự án cùng hỗ trợ chính sách cho những người dân mua nhà lần đầu tiên. Đó cũng là giải pháp để các doanh nghiệp môi giới được tiếp cận nguồn vốn.
Phó Chủ tịch Hội môi giới BĐS cũng đề xuất thông qua một số Hiệp hội, cơ quan quản lý nhà nước để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp môi giới được nhận phí môi giới như thỏa thuận.
Ông Lâm nhấn mạnh: “Nhìn vào diễn biến của thị trường hiện tại, có thể thấy thị trường đang đem đến nhiều cơ hội đầu tư, mua ở cho những ai có tiền mặt sẵn sàng chọn những dự án có pháp lý hoàn chỉnh. Do đó, cơ hội cho các nhà môi giới bền chí vẫn còn lớn”.
Theo đánh giá của ông Neil MacGregor, Giám đốc Điều hành Savills Việt Nam, thặng dư thương mại của Việt Nam cho thấy sự khả quan, đồng tiền khá mạnh và chỉ số CPI cũng như lạm phát trong tầm kiểm soát so với tình hình chung trên toàn cầu. Điều này chỉ ra rằng thị trường bất động sản trong những năm tới có tiềm năng lớn.
Chuyên gia Savills nhấn mạnh rằng: “Chúng ta đang ở trong thời kỳ với những chỉ số về nhân khẩu học lạc quan. Đó là động lực giúp gia tăng chi tiêu trong nước, nhu cầu nhà ở, chi tiêu bán lẻ và sự tăng trưởng của tầng lớp trung lưu… Xu hướng này được dự báo sẽ tiếp tục duy trì trong 20 năm tới, và dân số hay lượng lượng lao động cũng sẽ phát triển ở khoảng thời gian đó”.
Ngoài ra, ông Neil cũng cho rằng sự chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam vẫn đang diễn ra mạnh mẽ. Nhiều nhà đầu tư cho thấy rõ sự quan tâm cho dù nền kinh tế toàn cầu nói chung vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Savills cho biết thị trường vẫn thường xuyên nhận được sự quan tâm từ nhà đầu tư ngoại ở mọi phân khúc và xu hướng dự báo sẽ tiếp tục duy trì.