meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Doanh nghiệp bất động sản sẽ đối mặt với kịch bản nào?

Thứ hai, 03/07/2023-17:07
Khảo sát của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARs) cho thấy sẽ có khoảng 43% doanh nghiệp hội viên có thể trụ được tới hết năm 2023 nếu thị trường tiếp tục khó khăn.

Theo TTXVN, dữ liệu của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARs) và các Hội viên là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bất động sản chỉ ra rằng có tới 23% doanh nghiệp chỉ có thể tiếp tục hoạt động đến hết quý III năm nay và khoảng 43% trụ được tới hết năm nếu tình hình thị trường vẫn còn gặp khó khăn.

Nhiều khả năng thị trường bất động sản sẽ phải đón nhận tình trạng nhiều đối tượng và doanh nghiệp đầu tư ra đi nếu không tìm được lối thoát nhanh chóng. Theo cảnh báo từ các chuyên gia, điều đó sẽ gây nên nguy cơ mất việc làm, ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống và an sinh xã hội.


Không tìm được lối thoát kịp thời, nhiều doanh nghiệp sẽ không tiếp tục trụ nổi
Không tìm được lối thoát kịp thời, nhiều doanh nghiệp sẽ không tiếp tục trụ nổi

Số liệu từ Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy số lượng doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thành lập mới trong 6 tháng đầu năm 2023 chỉ có 2.179 đơn vị, giảm đến 58,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặt khác, số doanh nghiệp địa ốc giải thể là 654 đơn vị, tăng đến 21,6% so với cùng kỳ năm 2022.

Theo phân tích của Chủ tịch VARs, thị trường bất động sản từ giữa tháng 5/2022 đến nay vẫn chịu nhiều khó khăn do tác động từ nhiều nguyên nhân khách quan như dịch bệnh, tăng trưởng kinh tế giảm… Bên cạnh đó là nguyên nhân chủ quan do những chính sách thắt chặt về trái phiếu doanh nghiệp, tín dụng, cùng với nút thắt về pháp lý khi triển khai dự án chưa được tháo gỡ tận gốc…

Những yếu tố đó khiến thị trường bất động sản rơi vào ảm đạm. Từ cuối năm 2022, lãi suất ở mức cao rồi giảm nhẹ từ đầu năm tới nay, tuy vậy vẫn ở ngưỡng cao với khả năng chịu đựng của các doanh nghiệp.

Khi sức ép chi phí tài chính tăng cao, còn dòng tiền khan hiếm do không huy động được vốn, không đủ điều kiện vay vốn tín dụng, hay không bán được hàng khiến doanh nghiệp bất động sản ngày càng lao đao.

Không chỉ tác động đến đối tượng tham gia thị trường, tình trạng khó khăn triền miên còn kéo theo sự sụt giảm của nhiều ngành nghề liên quan khác.

Bởi lẽ, thực tế cho thấy có 15% tỷ trọng GDP quốc gia đến từ lĩnh vực bất động sản. Bên cạnh đó, lĩnh vực này còn có sức lan tỏa tới 40 ngành nghề chủ chốt cho nền kinh tế như chứng khoán, ngân hàng, tài chính, du lịch, bảo hiểm, nông nghiệp, xây dựng… Thị trường địa ốc có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến chuỗi sản xuất và tình trạng ổn định kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội, tăng trưởng, việc làm…

Doanh nghiệp bất động sản sẽ đối mặt với kịch bản nào? - ảnh 2

Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã tung ra nhiều chính sách giúp doanh nghiệp hoãn, giãn các khoản nợ… Thế nhưng, dẫu vậy thì sức khỏe của doanh nghiệp địa ốc vẫn yếu và chưa thể hồi phục. Theo các chuyên gia, giải pháp là chính các doanh nghiệp phải tự cứu lấy mình, không để xảy ra việc “chết chìm” trong đống tài sản như ở giai đoạn trước đó.

Thế nhưng, để làm điều đó, doanh nghiệp cần xem lại nguồn lực, kiểm tra các dự án đang có, bán một phần hay toàn bộ dự án để giảm sức ép chi phí. Họ chỉ nên giữ lại những dự án tiềm năng mà doanh nghiệp có thể triển khai, kêu gọi đầu tư, liên kết, bán toàn bộ hay một phần dự án không tiếp tục triển khai. Theo đó, mới có dòng tiền để tái thiết lập bộ máy và triển khai những dự án khả thi.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm nhà đầu tư, khách hàng, và liên hệ qua đơn vị chuyên nghiệp nhằm hỗ trợ liên kết với các đối tác có nhu cầu mua lại hay hợp tác đầu tư dự án.

Các chuyên gia cho biết doanh nghiệp cũng cần hạ kỳ vọng, thậm chí sẵn sàng bán lỗ để sớm đạt được thỏa thuận. Ngoài ra, cũng cần xem xét việc tiếp tục giữ lại dự án, gồng gánh chi phí để rồi có nguy cơ đối mặt với tình trạng phá sản.

Theo ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC), một số doanh nghiệp không có cách nào chi trả do khả năng hạn chế nhưng muốn làm nhiều. Vì xây dựng có liên quan chặt chẽ với bất động sản nên doanh nghiệp xây dựng cũng chịu tác động nghiêm trọng khi bất động sản “yếu”.

Theo VARs, có nhiều doanh nghiệp hiện nay chỉ vì cố cầm cự, đã rơi vào tình cảnh “lãi mẹ đẻ lãi con” với khoản nợ tiền lãi lớn gấp nhiều lần so với nợ gốc.

Doanh nghiệp bất động sản sẽ đối mặt với kịch bản nào? - ảnh 3

Trong hơn 2 năm nay, thị trường vẫn chứng kiến các hoạt động M&A tăng dần. Nhằm tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường, cải thiện biên lợi nhuận của mảng kinh doanh mà một số doanh nghiệp lớn đã chia mạnh tay cho M&A. Nhiều nhóm nhà đầu tư sẵn tiền thậm chí cũng đang tìm kiếm cơ hội. Họ sẵn sàng rót vốn vào những dự án khả thi.

Trong số đó, không thể không nhắc tới dòng vốn từ các nhà đầu nước ngoài đã và sẽ đổ bộ vào Việt Nam trong giai đoạn tới. Hầu hết những nhà đầu tư này đều nhắm tới các dự án có pháp lý hoàn thiện nhằm tránh rủi ro. Đó là cơ hội cho các chủ đầu tư đang có nhiều dự án “sạch” có thể bán hay hợp tác nhằm tạo giá trị lợi ích cho đôi bên.

Hướng đi này có thể giúp doanh nghiệp tránh tình trạng giải thể, sụp đổ khi xoay sở được dòng tiền trả nợ, ngoài ra cũng mang tới dòng tiền để họ tiếp tục thực hiện các dự án khác.

Thế nhưng, theo các chuyên gia, cơ quan chức năng cần tiếp tục cải thiện khung pháp lý và chính sách khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài tới Việt Nam đầu tư để dòng vốn ngoại tiếp tục chảy mạnh và có thể trở thành động lực lớn cho thị trường. Bên cạnh đó là giải pháp tháo gỡ khó khăn và nút thắt pháp lý một cách triệt để cho hàng loạt các dự án chưa đủ điều kiện chuyển nhượng. Trong đó, dành sự ưu tiên cho các dự án cấp thiết và phù hợp đối với nhu cầu của thị trường.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đất DHT là gì? Người dân có nên đầu tư vào đất DHT hay không?

Chung cư tiếp tục dẫn đầu giao dịch trên thị trường bất động sản

Ồ ạt bỏ cọc sau khi trúng giá cao: Chuyên gia đề xuất "thuốc đặc trị"

Đưa tình trạng ngập úng vào tiêu chí định giá đất: Một số “khu nhà giàu” có trở nên bớt "nóng"?

“Tắc” hồ sơ đất đai: Ai sẽ chịu trách nhiệm?

Đất TSC là gì? Đất TSC có được cấp sổ đỏ hay không?

Đất RSX là gì? Điểm đặc biệt trong quy định sử dụng đất RSX

Thanh khoản bất động sản nghỉ dưỡng tiếp tục chạm đáy trong tháng 8

Tin mới cập nhật

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

1 ngày trước

Tòa nhà chọc trời cao tầng nhất TP. HCM "soán ngôi" Landmark 81: Tựa cây tre vươn dài và sở hữu một khu rừng lơ lửng trên không

1 ngày trước

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

1 ngày trước

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

1 ngày trước

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

1 ngày trước