meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Diễn biến hiện tại của 3 dòng vốn chính của thị trường bất động sản

Thứ bảy, 29/10/2022-19:10
Tín dụng bất động sản vẫn trên đà tăng cao, tuy nhiên chủ yếu là cho vay tiêu dùng và tự sử dụng. Trong khi đó, khối lượng trái phiếu phát hành của các doanh nghiệp địa ốc ghi nhận sự sụt giảm mạnh. 

Ba dòng vốn chủ đạo của bất động sản Việt Nam là tín dụng ngân hàng, trái phiếu doanh nghiệp và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ở thời điểm hiện tại, hai trong 3 dòng vốn này lại bị siết chặt. 

Tăng trưởng tín dụng trong 9 tháng đầu năm 2022 đạt khoảng 11%, đây là mức cao nhất trong nhiều năm nay. Trong đó, dòng vốn rót vào thị trường bất động sản đã tăng gần 15,7% so với cùng kỳ. 


Hai trong 3 dòng vốn chủ đạo đang bị siết chặt
Hai trong 3 dòng vốn chủ đạo đang bị siết chặt

Số liệu này được Bà Nguyễn Thị Hồng - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nêu trong báo cáo được gửi lên Quốc hội về thực hiện Nghị quyết của Quốc hội liên quan tới chất vấn.

Theo đó, tính đến cuối tháng 9/2022, tín dụng đạt khoảng 11,6 tỷ đồng, tăng cấp xỉ là 11% so với cuối năm ngoái. Đây là mức tăng cao nhất so với cùng kỳ nhiều năm nay, phù hợp với tình hình kinh tế hiện tại.

Cơ cấu tín dụng tập trung vào lĩnh vực ưu tiên, kinh doanh, sản xuất, còn lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cũng được kiểm soát chặt chẽ. Chẳng hạn, tín dụng vào lĩnh vực nông, lâm, thủy sản tăng khoảng 7,6%; Công nghiệp xây dựng xấp xỉ 7,45; Thương mại dịch vụ tăng 11,34%. Một số lĩnh vực khác như nông nghiệp, nông thôn có mức ghi nhận mức tín dụng tăng gần 9,3%; Xuất khẩu tăng khoảng 2,7%; Công nghiệp hỗ trợ tăng 11,6%... 

Còn theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tính tới cuối tháng 8/2022, tín dụng chảy vào lĩnh vực bất động sản tăng khoảng 15,7% so với cuối năm ngoái, chiếm 20,92% tổng dư nợ tín dụng trên toàn hệ thống. Trong đó, tín dụng cho mục đích vay tự sử dụng tăng 20,14%; Tín dụng cho doanh nghiệp bất động sản tăng 7,35%. 

Dư nợ tín dụng đối với bất động sản tính đến hết tháng 8/2022 là gần 2,4 triệu tỷ đồng. Trong đó, chủ yếu tới từ tự tiêu dùng, tự sử dụng, kinh doanh bất động sản chỉ chiếm 1/3. 

Bộ Xây dựng dẫn số liệu từ Ngân hàng nhà nước, cho biết đến ngày 31/8, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản là 777.235 tỷ (tính tới ngày 30/6/2022 là 784.575 tỷ).

Cụ thể, dư nợ tín dụng với những dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án phát triển nhà ở là 185.406 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 23,85% tổng dư nợ tín dụng dành cho các hoạt động kinh doanh bất động sản. 

Diễn biến hiện tại của 3 dòng vốn chính của thị trường bất động sản - ảnh 2

Dư nợ tín dụng dành cho những dự án văn phòng (cao ốc) cho thuê là 42.193 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 5,4% tổng dư nợ tín dụng đối với các hoạt động kinh doanh BĐS. 

Dư nợ tín dụng dành cho những dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất là 37.151 tỷ đồng, tỷ lệ là 4,8% tổng dư nợ tín dụng đối với các hoạt động kinh doanh bất động sản. 

Dư nợ tín dụng dành cho những dự án khu du lịch, khu sinh thái, khu nghỉ dưỡng là 35.802 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 4,6% tổng dư nợ tín dụng của các hoạt động kinh doanh bất động sản. 

Dư nợ tín dụng dành cho những dự án nhà hàng, khách sạn là 56.403 tỷ đồng, tỷ lệ là 7,25% tổng dư nợ tín dụng của các hoạt động kinh doanh bất động sản. 

Dư nợ tín dụng đối với cho vay xây dựng, sửa chữa nhà ở để bán, cho thuê lại đạt 143.452 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ là 18,45% tổng dư nợ tín dụng của các hoạt động kinh doanh bất động sản. 

Dư nợ tín dụng đối với cho vay mua quyền sử dụng đất là 77.311 tỷ đồng, tỷ lệ đạt 9,95% tổng dư nợ tín dụng của các hoạt động kinh doanh bất động sản. 

Dư nợ tín dụng dành cho đầu tư kinh doanh bất động sản khác là 199.517 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 25,7% tổng dư nợ tín dụng của các hoạt động kinh doanh bất động sản. 

Liên quan tới việc huy động vốn thông qua kênh trái phiếu, số liệu của Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA), trong quý III vừa qua ghi nhận nhóm xây dựng và bất động sản có giá trị phát hành giảm nhiều nhất. 

Trong đó, nhóm bất động sản ghi nhận tổng giá trị phát hành là 5.020 tỷ đồng, giảm 93,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, nhóm bất động sản phát hành riêng lẻ ghi nhận 49.710 tỷ đồng trái phiếu, chiếm 20% tổng giá trị phát hành (giảm khoảng 61% so với cùng kỳ). Trong đó, Công ty Cổ phần Tập Đoàn Đầu Tư Địa Ốc Nova có mức phát hành nhiều nhất với 9.857 tỷ đồng; Thứ 2 là Công ty Cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Eagle Side đạt 3.930 tỷ đồng. Lãi suất phát hành trung bình nhóm này đạt khoảng 10,35%/năm. 


Tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài bằng 84,7% so với cùng kỳ
Tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài bằng 84,7% so với cùng kỳ

Đối với nguồn vốn FDI, thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, tính tới ngày 20/9/2022, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trên 18,7 tỷ USD, bằng 84,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nguồn vốn đầu tư đăng ký mới giảm đi, nhưng cả vốn đầu tư điều chỉnh cùng góp vốn mua cổ phần đang tiếp tục tăng so với cùng kỳ. 

Ngành kinh doanh bất động sản xếp vị trí thứ 2 khi có tổng vốn đầu tư đạt hơn 3,5 tỷ USD, chiếm gần 19% tổng vốn đầu tư đăng ký (tính tới ngày 20/6/2022 hơn 3,15 tỷ USD), tăng mạnh so với con số 1,8 tỷ USD của cùng kỳ năm ngoái. 

Bộ Xây dựng cho biết, nhiều tổ chức quốc tế đã đánh giá Việt Nam là một điểm sáng về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, lượng vốn đầu tư quốc tế vào các ngành và lĩnh vực bất động sản sẽ tiếp tục được cải thiện khi Việt Nam và những nước khác trở lại trạng thái bình thường sau đại dịch. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

Đất đấu giá “hạ nhiệt” nhưng vẫn bán chênh cả tỷ đồng

Lãi suất “ghìm cương” nhà ở xã hội

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

4 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

5 ngày trước