TS. Cấn Văn Lực: Ngân hàng Nhà nước cần linh hoạt về hạn mức tăng trưởng tín dụng
BÀI LIÊN QUAN
Dragon Capital: Định giá cổ phiếu đã giảm xuống mức thấp trong lịch sử, NHNN có thể tăng lãi suất vào quý 4 và đầu năm sauSức mạnh nội tại có thể giúp FPT vượt qua giai đoạn cổ phiếu công nghệ gặp khó trước xu hướng tăng lãi suấtLãi suất ngân hàng tăng cao: Thanh khoản sụt giảm, nhà đầu tư BĐS chấp nhận "cắt lỗ" khi người mua "ép giá"Trong năm nay, phía Ngân hàng Nhà nước cho biết vẫn sẽ tiếp tục giữ mục tiêu tăng trưởng tín dụng là 14%, không nới thêm để ổn định lãi suất, thị trường tiền tệ cùng với thị trường ngoại hối và hoạt động của hệ thống tổ chức tín dụng nhằm điều hành chính sách tiền tệ nói chung. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước phải giải bài toán với nhiều yếu tố khác nhau cùng với mục tiêu là phải kiểm soát được tình trạng lạm phát, đảm bảo an toàn đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng, đảm bảo thanh khoản cho thị trường tiền tệ và ngoại hối.
Bên cạnh đó, room tín dụng được bổ sung cho một số ngân hàng thương mại phân bổ và rải đều ở mức từ 0,7% đến 4% tùy theo xếp hạng của các ngân hàng theo các tiêu chí như: Mức độ an toàn vốn, thanh khoản, kết quả hoạt động kinh doanh, chất lượng điều hành, việc thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước về giảm lãi suất cho vay và hỗ trợ tổ chức tín dụng yếu kém…
Dù đã nới room tín dụng, Ngân hàng Nhà nước vẫn kiên định với việc duy trì tăng trưởng tín dụng cả năm ở mức 14%. Từ lĩnh vực cho vay có thể thấy, nhu cầu vay để mua bất động sản vẫn đang dẫn dắt dòng chảy tín dụng; trong khi đó cho vay đến những nhà phát triển bất động sản lại bị hạn chế bởi chính sách. Nhu cầu vốn cho hoạt động thương mại đang phục hồi mạnh, những lĩnh vực còn lại dù nhu cầu tín dụng cũng đã phục hồi nhưng có phần chậm hơn. Dựa vào bức tranh tín dụng chung cùng với triển vọng phục hồi của nền kinh tế có thể thấy, nhiều tổ chức kinh tế vẫn đang đánh giá nhu cầu tín dụng trong nền kinh tế thời gian tới vẫn ở mức cao.
Trong hầu hết thời gian của quý 3 và quý cuối năm nay, việc siết room tín dụng đã ảnh hưởng phần nào đến kế hoạch kinh doanh cũng như mở rộng của nhiều doanh nghiệp trong khoảng thời gian này. Liên quan đến vấn đề trên, ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng nhận định: “Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh room tín dụng cho các ngân hàng thương mại phù hợp và kịp thời, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng rà soát, xem xét, đầu tư cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, có phương án kinh doanh”.
Các chuyên gia cũng đã có phân tích sâu hơn về vấn đề này và cho rằng, việc ổn định hoạt động của hệ thống tổ chức tín dụng trong hơn 10 năm quá đã có những hiệu quả đáng kể, góp phần kiểm soát được lạm phát và ổn định thị trường tiền tệ cũng như ngoại hối. Trước thời điểm năm 2011, tăng trưởng tín dụng luôn ở mức cao trên 30%. Tuy nhiên, trong vòng 10 năm trở lại đây, Ngân hàng Nhà nước luôn cố gắng điều hành tăng trưởng tín dụng ở trong khoảng 12 cho đến 14%. Nguyên nhân bởi, nếu như nới lỏng hơn, điều này sẽ gây áp lực lên tỷ giá và gây nguy cơ chảy máu vốn. Việc tăng tín dụng lên 14% không phải là quá nới lỏng nhưng cũng không quá thắt chặt.
Chính vì thế, chuyên gia kinh tế, PGS.TS Nguyễn Văn Công nhận định: “Đây là một quyết định (của Ngân hàng Nhà nước) rất thận trọng, tăng cho một số ngân hàng cụ thể nhưng vẫn kiên định với mục tiêu 14% so với mục tiêu ban đầu. Ngân hàng Nhà nước nhận thấy không có ổn định vĩ mô, không có ổn định của hệ thống tài chính, đặc biệt là hệ thống ngân hàng thì không thể phát triển bền vững được. Nếu chúng ta quá thận trọng trong tăng trưởng tín dụng, doanh nghiệp sẽ gặp khó trong tăng trưởng kinh tế trong những tháng cuối năm”.
TS. Cấn Văn Lực: Cần linh hoạt về hạn mức tăng trưởng tín dụng
Theo TS. Cấn Văn Lực - thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, Ngân hàng Nhà nước cần linh hoạt về mức hạn mức tăng trưởng tín dụng. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng không nên quá lo ngại về vấn đề lạm phát mà siết thị trường tín dụng trong khi vẫn có thể tận dụng được cơ hội để phục hồi. Trong năm nay, nhu cầu vốn tín dụng được nhận định sẽ tăng trưởng cao, bởi gắn với nhu cầu thực nhiều hơn so với trước nhờ nền kinh tế phục hồi trong khi sản xuất kinh doanh cũng không ngừng được đẩy mạnh. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng đang có nhu cầu vốn để đẩy mạnh hoạt động.
Ngoài ra, thanh khoản của hệ thống ngân hàng thời điểm hiện tại hoàn toàn vẫn còn nằm trong khả năng kiểm soát, trong khi đó dòng vốn trung và dài hạn chảy vào hệ thống các ngân hàng đang ngày càng mạnh hơn. Đây là những yếu tố giúp cho Ngân hàng Nhà nước cảm thấy yên tâm hơn khi xem xét về việc nới room tín dụng.
Cụ thể, liên quan đến vấn đề này, TS. Cấn Văn Lực nhận định: “Trong năm nay, tín dụng tăng trưởng tương đối nhanh, đặc biệt khi so sánh với năm 2019 - trước khi xảy ra đại dịch. Tuy nhiên trong năm nay, nhu cầu về vốn là tương đối lớn khi kinh tế phục hồi cùng với giá cả tăng lên, các cơ hội mới cũng xuất hiện nhiều hơn liên quan đến đầu tư và tiêu dùng. Chúng ta cần hiểu rằng, bối cảnh kinh tế của năm nay khác với các thời kỳ khác, chính vì thế nhu cầu vốn của doanh nghiệp cần là chính đáng”.
Đáng chú ý, bà Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng từng nhấn mạnh rằng, một trong số những yêu cầu lớn nhất của thời điểm hiện tại chính là kiểm soát lạm phát và ổn định vĩ mô. Từ đầu năm nay, Ngân hàng Nhà nước đã đặt ra chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng là khoảng 14%, thế nhưng đến giữa tháng 9, tăng trưởng tín dụng đã đến con số 10.47%. Do đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ phân bổ phần hạn mức còn lại cho những tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh tốt và ổn định, lành mạnh, có những hệ số an toàn cao. Bên cạnh đó, Ngân hàng Thế giới (WB) cùng với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã đưa ra cảnh báo, tỷ lệ tín dụng/GDP của Việt Nam hiện nay chiếm đến 124% và đang thuộc nhóm cao nhất thế giới.
Nếu như tốc độ tăng trưởng tín dụng Việt Nam lên 2,5 lần GDP, điều này sẽ khiến nền kinh tế trở nên bất ổn. Đây chính là nguyên nhân mà mức tăng trưởng tín dụng phải được tính toán một cách thận trọng, ở mức phù hợp để có thể ổn định kinh tế vĩ mô.