Đây là thời điểm tốt để quay lại với những phân khúc BĐS bị “quên lãng” vì Covid - 19
Theo Nhịp sống Kinh tế, số liệu của Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch cho thấy trong quý I/2022, khách quốc tế tới Việt Nam đạt khoảng 91.000 lượt, tăng 89,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường khách du lịch nội địa nhận nhiều tín hiệu tích cực khi lượng khách ước đạt 26,1 triệu lượt. Trong 3 tháng đầu năm ghi nhận tổng thu từ du lịch ước đạt 111,2 nghìn tỷ đồng. Các chuyên gia đều nhận định, những tin tốt từ ngành du lịch sẽ mở cửa cho thị trường bất động sản nghỉ dưỡng khôi phục.
Bài toán về vốn “đánh đố” chủ đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng
Sau 2 năm “án binh bất động” vì dịch bệnh Covid-19, bất động sản nghỉ dưỡng đang đứng trước cơ hội chuyển mình bứt phá mạnh mẽ khi Việt Nam mở cửa đón du khách quốc tế. Tuy nhiên, bài toán về vốn để phát triển dự án đang khiến cho các chủ đầu tư vô cùng đau đầu.Bất động sản nghỉ dưỡng là gì? Tiềm năng và thách thức của loại hình đầu tư này
Bất động sản nghỉ dưỡng là gì? Tiềm năng và thách thức của loại hình đầu tư nàyNgay sau khi đại dịch Covid 19 qua đi phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng được đánh giá là phân khúc hồi phục mạnh mẽ nhất trên thị trường.Lưu ý khi đầu tư biệt thự nghỉ dưỡng tránh rủi ro
Biệt thự nghỉ dưỡng là loại hình dành cho những nhà đầu tư có nguồn vốn lớn, đối với những nhà đầu tư nhỏ không nên tham gia vào thị trường này để tránh thiệt hại.Thực tế, bất động sản nghỉ dưỡng trước đó được xem là kênh đầu tư tiềm năng và có sự phát triển bền vững. Nhất là trong giai đoạn hiện tại khi ngành du lịch đang chứng kiến những sự hồi phục mạnh mẽ. Bên cạnh đó, mặt bằng giá bán loại hình này của Việt Nam còn khá thấp so với các nước cùng khu vực như Philippin, Indonesia, Malaysia,... cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới. Đáng chú ý, sắp tới đây có khả năng Dự thảo cấp sổ đối với loại hình condotel, officetel sẽ được áp dụng (dự kiến bổ sung điều 32a vào nghị định 43/2014/NĐ-CP).
Ngoài ra, Chính phủ đang có tầm nhìn định hướng phát triển cụ thể, rõ ràng để phát triển ngành du lịch trong trung và dài hạn: Theo Nghị quyết 08-NQ/TW; Quyết định 147-QĐ/TTg, tầm nhìn đến năm 2025, ngành du lịch phấn đấu đón ít nhất 35 triệu lượt khách quốc tế và đạt ít nhất 50 triệu lượt vào năm 2030. Năm 2022 mục tiêu đón trên 5 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 60 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ du lịch 400.000 tỷ đồng
Trong 3 tháng đầu năm, bất động sản nghỉ dưỡng đã có những điểm sáng mới, nổi bật với phân khúc nhà phố, shophouse nghỉ dưỡng đã đạt số liệu tăng trưởng mạnh về nguồn cung và lượng tiêu thụ lần lượt tăng gấp 12,4 lần và 14,6 lần so với cùng kỳ năm 2021.
Tuy vẫn phải giải quyết nhiều trở ngại, khó khăn tới từ những yếu tố khách quan và chủ đạo như: Chính sách Zero-Covid của Trung Quốc; Bất ổn chính trị quốc tế; Bất cập trong công tác cấp sổ đỏ cho condotel và officetel,... đều đã làm chậm trễ quá trình phát triển của ngành du lịch và thị trường bất động sản nghỉ dưỡng.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định, với tầm nhìn trung và dài hạn thì ngành du lịch Việt Nam hay thị trường bất động sản nghỉ dưỡng có thể lạc quan hơn trong thời gian tới. Bởi, trong tương lai, bất động sản nghỉ dưỡng được xác định là một trong các phân khúc chủ đạo sẽ dẫn dắt thị trường bất động sản. Nguyên nhân vì 4 động lực chính đã tác động lên sự phục hồi của thị trường này là:
Thứ nhất, du lịch đã khởi động lại và ghi nhận các bước tăng trưởng mới. Kể từ cuối năm 2021 tới nay, việc được tự do di chuyển trong điều kiện bình thường mới đã giúp thị trường du lịch nội địa nóng lên nhanh chóng. Đồng thời, ngay khi Chính phủ mở lại toàn bộ đường bay quốc tế từ giữa tháng 3/2022 cùng với chính sách hộ chiếu vắc xin đã mang đến nhiều cơ hội hơn cho bất động sản nghỉ dưỡng quay lại đường đua. Điểm rơi của loại hình này dự kiến bắt đầu từ quý II/2022.
Thứ hai, bất động sản nghỉ dưỡng đang có nhiều sự biến đổi tích cực ở một số phân khúc như biệt thự, nhà phố, shophouse nghỉ dưỡng trong quý I/2022 cùng nguồn cung và lượng tiêu thụ tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2021. Những thị trường truyền thống như Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc,... được dự đoán sẽ phục hồi và có sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn.
Thứ ba, hiện Chính phủ và các đơn vị liên quan đang nỗ lực hoàn thiện các quy định của Luật Đầu tư 2020 và Luật Đất đai 2013 liên quan đến pháp lý của bất động sản du lịch. Điều này sẽ tạo cơ sở để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư. Đây cũng được xem là một nền tảng vững chắc thúc đẩy tốc độ phát triển cũng như củng cố thêm niềm tin của khách hàng, nhà đầu tư đối với loại hình này.
Thứ tư, trong giai đoạn 2020 - 2021 vừa qua, thị trường bất động sản và ngành du lịch Việt Nam đã chứng kiến sự gia nhập của nhiều chủ đầu tư giàu tiềm lực và kinh nghiệm tài chính cùng với các dự án quy mô lớn lên tới hàng nghìn hecta.
Không chỉ vậy, vượt qua những ảnh hưởng đến từ đại dịch Covid - 19, thị trường Việt Nam vẫn đón nhận nhiều thương hiệu quốc tế 4 - 6 sao phát triển tại những trung tâm du lịch. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú, tạo thêm sức hấp dẫn cho dự án, thu hút khách du lịch quốc tế tới Việt Nam trong thời gian tới.
Không chỉ nhận những tín hiệu tích cực về du lịch mà tiến độ hoàn thiện thủ tục pháp lý được công bố trong những tháng qua hay các yếu tố về chính sách và kinh tế vĩ mô của Nhà nước như gói hỗ trợ phục hồi kinh tế 350.000 tỷ của Chính Phủ được phân bổ ngân sách đầu tư phát triển trên cơ sở hạ tầng, giao thông,... đã và đang mở ra nhiều cơ hội tiềm năng cho phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng nói riêng và thị trường bất động sản nói chung cùng tăng trưởng sôi động trở lại.
Ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam nhận định, nhiều điểm du lịch sau thời gian đình trệ do đại dịch đang khao khát được hoạt động trở lại, phục vụ du khách trong và ngoài nước. Nhờ lực đẩy từ các chính sách kinh tế tạo ra lực đẩy mạnh cho phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng bật tăng trở lại sau hai năm “ngủ đông”. Đáng chú ý, nếu so sánh về giá, những bất động sản nghỉ dưỡng tại các dự án đang rẻ hơn so với loại hình chung cư hay đất vùng ven đô trong thời gian qua. Đây chính là lý do để phân khúc này hấp dẫn và thu hút các nhà đầu tư trở lại.