Data Warehouse là gì? Những điều cần biết về kho dữ liệu
BÀI LIÊN QUAN
Master data là gì? Phương pháp giúp quản trị Master data đạt hiệu quả caoData driven là gì? Vai trò của data driven trong xây dựng chiến lược marketingIn-memory databases là gì? Ưu điểm và nhược điểm của In-memory databasesĐịnh nghĩa về Data Warehouse?
Data warehouse hay kho dữ liệu là một hệ thống được sử dụng để lưu trữ dữ liệu, thông tin đến từ nhiều nguồn tổng hợp, nhiều môi trường khác nhau như: phần mềm bán hàng, nhân sự, kế toán, báo cáo marketing, dữ liệu của khách hàng hay hệ thống lõi của ngân hàng,… giúp tăng cường tối đa hiệu suất của các truy vấn, tìm kiếm cho báo cáo và phân tích.
Một Data Warehouse thường sẽ bao gồm những yếu tố như sau:
- Một hệ thống cơ sở dữ liệu quan hệ để có thể giám sát, lưu trữ và quản lý dữ liệu thông tin.
- Giải pháp trích xuất, tải xuống và thực hiện việc biến đổi ELT để chuẩn bị các dữ liệu cho quy trình phân tích.
- Khả năng phân tích thống kê các thông tin dữ liệu, báo cáo và thực hiện khai thác dữ liệu.
- Các công cụ hỗ trợ phân tích thông tin dữ liệu khách hàng để có thể trực quan hóa và trình bày các thông tin dữ liệu dành cho người dùng doanh nghiệp.
- Các ứng dụng sử dụng để phân tích khác, phức tạp hơn tạo ra những thông tin có thể hành động bằng cách áp dụng hệ thống khoa học dữ liệu và thuật toán trí thông minh nhân tạo AI hoặc những tính năng đồ thị và không gian cho phép thực hiện nhiều loại phân tích dữ liệu hơn ở trên một quy mô lớn.
Data Warehouse có phương thức hoạt động như thế nào?
Data Warehouse có nguyên tắc hoạt động như là một kho lưu trữ trung tâm nơi mà các thông tin đến từ một hoặc là nhiều nguồn thông tin dữ liệu khác nhau. Dữ liệu sẽ được cập nhật vào trong kho dữ liệu từ hệ thống các giao dịch và các kho cơ sở dữ liệu có sự liên quan khác.
Dữ liệu có thể là/được:
- Cấu trúc
- Bán cấu trúc
- Dữ liệu phi cấu trúc
Dữ liệu được xử lý, chuyển đổi và nhập vào để người dùng có thể dễ dàng xem, truy cập các dữ liệu đã qua xử lý trong Data Warehouse thông qua những công cụ hỗ trợ như Business Intelligence, SQL client và bảng tính. Data Warehouse sẽ tổng hợp, hợp nhất thông tin đến từ nhiều nguồn thông tin khác nhau vào trong cùng một hệ thống cơ sở dữ liệu toàn diện.
Bằng cách thống nhất tất cả những thông tin này ở cùng một nơi, cùng một tổ chức để có thể tiến hành phân tích thông tin của khách hàng một cách toàn diện, chi tiết hơn. Điều này giúp đảm bảo rằng nó đã xem xét, đánh giá tất cả các thông tin đã có sẵn. Data Warehouse làm cho việc khai thác dữ liệu trở nên hiệu quả hơn để từ đó có được khoản doanh thu và lợi nhuận cao hơn.
Những đặc tính của Data Warehouse
Những đặc tính của kho dữ liệu Data Warehouse bao gồm:
Hướng chủ đề (subject-oriented)
Hướng chủ đề hay hướng thông tin trong kho dữ liệu Data Warehouse sẽ được triển khai tổ chức và sắp xếp dựa trên một chủ đề cụ thể, nhất định. Ví dụ, chủ đề phân tích hành vi mua sắm của khách hàng, thì nhân viên kinh doanh cần quan tâm thói quen mua hàng, những nhu cầu sở thích của khách hàng, mục đích mua sắm….
Ngoài ra còn cần theo dõi xu hướng chung của thị trường, đón bắt tâm lý của khách hàng để có thể thay đổi kịp thời. Trong trường hợp này thì thời gian sẽ được gọi là chiều phân tích. Mục đích của Data Warehouse là phục vụ những yêu cầu phân tích dữ liệu, hoặc là khai phá cụ thể sẽ được gọi là chủ đề.
Có gắn nhãn thời gian
Bởi vì dữ liệu, thông tin có thể liên tục thay đổi nên chúng sẽ được gắn một nhãn thời gian cụ thể tương ứng với thời điểm nhập liệu. Việc gắn thời gian rõ ràng sẽ giúp cho người dùng có thể dễ dàng so sánh thông tin dữ liệu với nhau để từ đó tìm ra sự thay đổi đang có chiều hướng tích cực hơn hay xấu đi.
Ví dụ, khi so sánh doanh thu của một loại sản phẩm hàng hóa của tháng này so với tháng trước đó, hoặc của năm nay so với năm trước thì dữ liệu thông tin được lưu trữ sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá doanh thu có tốt hay không.
Từ điều này, doanh nghiệp có thể có những biện pháp marketing, PR cho sản phẩm phù hợp hoặc hoặc “khai tử” dòng sản phẩm có doanh số thấp để tìm ra loại mặt hàng phù hợp với nhu cầu của khách hàng hơn. Ngoài ra, dữ liệu lịch sử còn cho phép dự báo trước được tương lai khi ứng dụng việc khai phá dữ liệu.
Được tích hợp
Đối với các đơn vị doanh nghiệp, dữ liệu cần phải tiến hành phân tích nằm rải rác tại nhiều bộ phận, phòng ban khác nhau và cần thu thập, tích hợp lại.
Từ đó, việc tiến hành tổng hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau vào trong một kho dữ liệu sẽ cho phép người dùng có thể xem đồng thời ở nhiều nhóm chỉ tiêu khác nhau. Quá trình tích hợp thông tin, dữ liệu này sẽ được thực hiện ở trong quá trình ETL.
Đặc tính bất biến (non-volatile)
Dữ liệu nằm trong Data Warehouse có chức năng là báo cáo lại những dữ liệu chỉ số về những hoạt động kinh doanh thực tế đã diễn ra do đó không thể thực hiện việc cập nhật, thay đổi dữ liệu vì nó sẽ không phản ánh chính xác thực tế. Chính vì thế, đối với kho dữ liệu chỉ có 2 thao tác chủ yếu là tải dữ liệu, thông tin lên kho quản lý và truy cập xem (đọc) các dữ liệu từ trong kho.
Các loại Data Warehouse
Hiện nay có ba loại Data Warehouse phổ biến nhất bao gồm:
Data Warehouse doanh nghiệp
Data Warehouse doanh nghiệp hay còn có tên gọi khác là kho dữ liệu doanh nghiệp bản chất là một kho tập trung. Chức năng cung cấp các loại hình dịch vụ hỗ trợ quyết định trên quy mô toàn doanh nghiệp. Ngoài ra Data Warehouse doanh nghiệp cung cấp một cách tiếp cận tập trung thống nhất để dễ dàng tổ chức và đại diện dữ liệu.
Data Warehouse này còn cung cấp khả năng phân loại thông tin, dữ liệu theo những chủ đề nhất định và cấp quyền truy cập theo từng bộ phận của đơn vị doanh nghiệp.
Kho lưu trữ dữ liệu hoạt động
Kho lưu trữ dữ liệu hoạt động, hay còn được gọi là Operational Data Store, không có gì ngoài kho lưu trữ những dữ liệu cần thiết khi cả Data Warehouse và hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu hoạt động không hỗ trợ được cho các đơn vị, tổ chức báo cáo theo nhu cầu.
Trong Operational Data Store, kho dữ liệu sẽ được thường xuyên làm mới, thay đổi theo thời gian. Do đó, Kho lưu trữ dữ liệu hoạt động được ứng dụng rộng rãi cho những hoạt động thường ngày như lưu trữ hồ sơ thông tin của nhân viên trong doanh nghiệp.
Data Mart
Một data mart sẽ đóng vai trò là một tập hợp con của Data Warehouse, được thiết kế đặc biệt, đảm bảo phù hợp cho một lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh cụ thể, chẳng hạn như kinh doanh bán hàng, tài chính, hoặc ngân hàng. Trong một kho data mart độc lập, dữ liệu có thể thực hiện thu thập trực tiếp từ nhiều nguồn khác nhau.
Những lợi ích lớn nhất của Data Warehouse
Data Warehouse đem lại lợi ích lớn nhất và duy nhất là cho phép các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp có thể tiến hành phân tích một lượng rất lớn những dữ liệu biến thể và sau đó trích xuất giá trị đáng kể nhất từ nó phục vụ cho những mục tiêu riêng, cũng như có thể lưu giữ lịch sử hồ sơ.
Một Data Warehouse được khi được thiết kế, triển khai hiệu quả sẽ thực hiện những truy vấn dữ liệu rất nhanh chóng, cung cấp các thông tin lượng dữ liệu cao và cung cấp đầy đủ tính linh hoạt, hiệu quả cho những người dùng cuối hoặc làm giảm khối lượng các dữ liệu để từ đó kiểm tra một cách chi tiết, kỹ lưỡng hơn nhằm đáp ứng đầy đủ, đa dạng nhiều nhu cầu, mục đích khác nhau cho dù ở mức độ rất tốt, rất chi tiết.
Kho dữ liệu lúc này đóng vai trò là nền tảng chức năng cho các môi trường phần mềm BI trung gian cung cấp cho những người dùng cuối các loại báo cáo chi tiết, các trang tổng quan và những loại giao diện khác.
Những thành phần cụ thể của Data Warehouse
Data Warehouse có bốn thành phần cụ thể bao gồm:
Quản lý phụ tải: Quản lý phụ tải hay còn có tên gọi khác là quản lý phía cầu. Quản lý phụ tải sẽ thực hiện với tất cả những hoạt động có liên quan trực tiếp đến việc trích xuất thông tin và tải dữ liệu lên kho. Những hoạt động này bao gồm những các phép biến đổi để từ đó chuẩn bị chính xác các thông tin, dữ liệu để nhập vào trong kho dữ liệu.
Quản lý warehouse: Quản lý warehouse được thực hiện những hoạt động, tác vụ có liên quan đến quy trình quản lý các dữ liệu nằm trong kho, được phép thực hiện những hoạt động như phân tích dữ liệu, thông tin để từ đó đảm bảo được tính nhất quán, đồng bộ, tạo ra những chỉ mục và các khung nhìn, tạo ra những sự không chuẩn hóa và có thể tổng hợp, chuyển đổi và hợp nhất dữ liệu nguồn và sau đó là lưu trữ dữ liệu trong kho.
Trình quản lý truy vấn: Trình quản lý truy vấn hay còn được gọi tên là thành phần phụ trợ. Trình quản lý truy vấn có thể thực hiện được tất cả những hoạt động có liên quan đến việc quản lý những tác vụ truy vấn của người dùng. Các hoạt động vận hành của những thành phần trong Data Warehouse này là những truy vấn trực tiếp đến những bảng tính, trang tính thích hợp để từ đó lên lịch thực hiện những truy vấn thích hợp.
Công cụ truy cập của người dùng cuối:
Công cụ này được xử lý phân loại thành năm nhóm riêng biệt khác nhau như:
- Báo cáo dữ liệu;
- Công cụ truy vấn;
- Công cụ để phát triển ứng dụng;
- Công cụ EIS;
- Công cụ OLAP và công cụ để khai thác dữ liệu.
Những đối tượng nên sử dụng Data Warehouse
Data Warehouse là công cụ cần thiết cho tất cả những đối tượng người dùng như:
- Những người phải đưa ra quyết định dựa vào dữ liệu.
- Người dùng sử dụng những quy trình làm việc phức tạp, tùy chỉnh để lấy thêm các thông tin từ nhiều nguồn dữ liệu.
- Người muốn sử dụng các công nghệ đơn giản để truy cập kho thông tin dữ liệu
- Người dùng muốn có hiệu suất nhanh khi truy cập một lượng dữ liệu khổng lồ để làm báo cáo, hoặc biểu đồ.
Data Warehouse là công cụ tuyệt vời để lưu trữ thông tin, giúp người dùng có thể đưa ra những quyết định nhanh chóng, hợp lý và hiệu quả. Kho dữ liệu cũng giúp doanh nghiệp giảm tối đa chi phí lưu kho dữ liệu giấy.